Đừng để cơ thể thiếu Vitamin D
Bắc Âu dùng mít non Việt Nam để thay thế thịt Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào là đúng chuẩn dinh dưỡng Bạn có đang thiếu Vitamin A không? |
Vitamin D đem lại rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe, nên việc thiếu vitamin D sẽ dẫn đến những bệnh lý nguy hiểm như:
Hen suyễn, viêm mũi dị ứng
Vitamin D có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cũng như tăng cường sức đề kháng. Do đó, với những ai đang bị hen phế quản hoặc viêm phế quản mãn tính, vitamin D đóng vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra tác động của vitamin D trong bệnh hen suyễn ở trẻ em, viêm mũi dị ứng và thở khò khè cũng như khả năng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh này khi có tình trạng thiếu hụt.
Tim mạch
Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Vitamin D đóng vai trò trong việc ổn định huyết áp và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp. Vì vậy, nếu cơ thể thiếu hụt vitamin D trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: rối loạn nhịp tim, xơ vữa động mạch, tắc động mạch vành, đột quỵ,…
Loãng xương
Mật độ và sự chắc khỏe của xương có tốt hay không đều phụ thuộc vào hàm lượng vitamin D được bổ sung hằng ngày. Nếu xương trở nên mềm và yếu sẽ làm tăng nguy cơ gãy xương và mắc bệnh loãng xương.
Các bệnh viêm nhiễm
Thiếu vitamin D gây bệnh gì? Vitamin D giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể. Nếu bạn thiếu hụt vitamin D, hệ thống miễn dịch sẽ bị suy yếu, từ đó không bảo vệ tốt cơ thể. Lúc này, các virus hay vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể dễ dàng và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm như: lupus, mẩn ngứa,… hoặc nặng hơn là hình thành những ổ viêm trong cơ thể gây viêm khớp dạng thấp, viêm đường ruột,…
Bệnh tâm lý
Vitamin D có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường ở não bộ. Vì vậy, bạn cũng có thể mắc các vấn đề rối loạn tâm lý hay suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi nếu cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất.
Ngoài ra các nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ có thể có của vitamin D với các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao, ung thư và các tình trạng bệnh tự miễn dịch như bệnh đa xơ cứng.
Những ai có nguy cơ thiếu vitamin D cao?
Dưới đây là những đối tượng có nguy cơ thiếu vitamin D cao:
- Trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ
- Người lớn tuổi vì lúc này da sẽ không tạo ra vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời so với khi còn trẻ, chức năng chuyển hóa của thận cũng kém hơn.
- Những người có làn da sẫm màu, có khả năng sản xuất vitamin D từ ánh nắng mặt trời kém hơn.
- Những người bị rối loạn như bệnh Crohn hoặc bệnh celiac không xử lý chất béo đúng cách, vì vitamin D cần chất béo để hấp thụ.
- Những người bị béo phì, bởi vì chất béo trong cơ thể của họ thay đổi cơ chế giải phóng vitamin D và ngăn nó đi vào máu. BMI > 30 thường có mức vitamin D trong máu thấp hơn.
- Những người đã phẫu thuật cắt bỏ dạ dày
- Người bị loãng xương
- Người bị bệnh gan hoặc thận mãn tính.
- Những người bị cường cận giáp (quá nhiều hormone kiểm soát mức canxi của cơ thể)
- Những người bị bệnh sarcoidosis, bệnh lao, bệnh histoplasmosis hoặc bệnh u hạt khác (bệnh có u hạt mãn tính)
- Những người bị một số u lympho
- Những người dùng thuốc ảnh hưởng đến chuyển hóa vitamin D, chẳng hạn như cholestyramine (một loại thuốc điều trị cholesterol), thuốc chống động kinh, glucocorticoid, thuốc chống nấm và thuốc điều trị HIV / AIDS.
Bạn có thể đến bệnh viện để đo hàm lượng vitamin D trong cơ thể. Điều này sẽ giúp bạn xác định cơ thể có thiếu vitamin D hay không. Nếu đứng trước nguy cơ bị thiếu vitamin D cao, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có biện pháp bổ sung vitamin D ngay nhé.
Thiếu vitamin D sẽ như thế nào?
Dưới đây là những triệu chứng phản ánh việc thiếu hụt vitamin D
Hay bị ốm hoặc nhiễm bệnh
Một trong những tác dụng nổi bật của vitamin D chính là nâng cao sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Điều này giúp cơ thể chống lại các loại virus hay vi khuẩn gây bệnh. Do đó, nếu bạn thường bị ốm nhất là cảm lạnh hoặc cảm cúm, có thể cơ thể bạn đang thiếu hụt một lượng vitamin D.
Suy nhược mệt mỏi
Suy nhược cơ thể hay mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Việc thiếu hụt vitamin D là một trong các nguyên nhân thường thấy.
Đau lưng và đau nhức xương
Đây cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu vitamin D. Vì vitamin D có tác dụng xây dựng và tăng cường sức khỏe xương khớp nhờ vào sự hấp thu canxi và duy trì photpho trong cơ thể. Những người bị thiếu hụt vitamin D thường bị đau chân, đau lưng, đau nhức ở xương sườn, các khớp, cơ.
Tinh thần chán nản, uể oải
Tâm trạng chán trường, uể oải cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin D. Vì việc bổ sung đủ vitamin D sẽ giúp giảm triệu chứng trầm cảm, kể cả chứng trầm cảm theo mùa.
Chậm lành vết thương
Một trong các triệu chứng thiếu hụt vitamin D phổ biến đó là: vết thương sau phẫu thuật hoặc do chấn thương lâu lành. Vì vitamin D có vai trò kháng viêm, chống nhiễm trùng giúp vết thương nhanh lành.
Đau nhức cơ
Đau cơ thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sự thiếu vitamin D là nguyên nhân “ẩn mình” gây ra đau nhức cơ ở trẻ và người lớn.
Mất xương
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc hấp thụ canxi và chuyển hóa xương. Mật độ khoáng trong xương thấp là một dấu hiệu cho thấy xương của bạn đã mất canxi và khoáng chất khác, thường hay xảy ra ở người lớn tuổi đặc biệt là phụ nữ, điều này có liên quan mật thiết với mức vitamin D thấp trong cơ thể.
Phòng ngừa thiếu vitamin D
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng những biện pháp dưới đây nhằm hạn chế sự thiếu hụt vitamin này nhé:
Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D
Bạn có thể bổ sung vitamin từ những thực phẩm tự nhiên như các loại cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu,…), gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng, nấm… Tuy nhiên, những thực phẩm này sẽ không cung cấp đủ lượng vitamin D hằng ngày cho cơ thể. Do đó, bạn bên kết hợp thêm các thực phẩm tăng cường khác như: sữa, nước cam,. ngũ cốc ăn sáng, sữa đậu nành… Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung vitamin D dưới dạng viên hoặc dạng lỏng cho trẻ sơ sinh.
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Bạn có thể dành thời gian khoảng 15 phút tắm nắng từ 9h-10h sáng và từ 15h-16h chiều. Và mỗi ngày chỉ cần phơi nắng khoảng 2-3 lần là có thể bổ sung đủ lượng vitamin D cho cơ thể.
Ngoài ra, bạn có thể tắm nắng trong khoảng thời gian lâu hơn nếu bạn thuộc những trường hợp sau: Tuổi tác cao; Bạn có làn da sẫm màu.
Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng quá nhiều ánh nắng mặt trời sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da và làm lão hóa da. Đó là lý do tại sao việc bổ sung D theo liều lượng thích hợp sẽ an toàn hơn nhiều so với việc cố ý tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên.
Lượng vitamin D cần bổ sung trong một ngày là bao nhiêu?
Lượng vitamin D khuyến nghị nên nạp vào cơ thể theo Viện Y tế Quốc gia (NIH) như sau:
- Dưới 12 tháng: 10 mcg (400 IU)
- Từ 1 tuổi – 70 tuổi: 15 mcg (600 IU)
- Trên 71 tuổi: 20 mcg (800 IU)
- Mẹ bầu và cho con bú: 15 mcg (600 IU)
Tuy nhiên, lượng vitamin này có thể sẽ sẽ không đủ đối với những người ít tiếp xúc với ánh nắng, tình trạng sức khỏe khác hoặc da có sắc tố melanin cao. Vì thế, lượng vitamin D hằng ngày được khuyến nghị nên nạp là 1.000 – 4.000 IU, hoặc 25 – 100 microgam là đủ để đảm bảo mức tối ưu trong máu, đối với hầu hết mọi đối tượng.
Ăn gì để bổ sung Vitamin D
Vitamin D có nhiều trong những thực phẩm sau: Cá; Nấm; Sữa tươi nguyên kem; Dầu gan cá tuyết; Đậu phụ; Pho mát; Trứng; Sữa đậu nành; Hàu; Yến mạch; Trứng
Bạn nên quan tâm ăn uống đầy đủ, bổ sung đủ và đa dạng các thực phẩm trên để hạn chế tình trạng cơ thể thiếu Vitamin D.