Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào là đúng chuẩn dinh dưỡng

Con phát triển toàn diện, thông minh, khỏe mạnh là niềm mong ước của tất cả các ông bố, bà mẹ. Một trong những yếu tố tác động đến sự phát triển của một đứa trẻ đó chính là chế độ dinh dưỡng. Trong đó, DHA chiếm vai trò đặc biệt cho trí thông minh, khả năng nhận thức và ghi nhớ của trẻ. Vậy bố mẹ nên bổ sung DHA cho trẻ như thế nào là tối ưu nhất!
Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả dinh dưỡng
Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào là đúng chuẩn dinh dưỡng

DHA là gì? Vì sao cần bổ sung DHA cho bé

DHA (Docosahexaenoic Acid) là một PUFU Omega 3 có mặt ở khắp nơi trong cơ thể.

6 năm đầu là giai đoạn vàng cho trí thông minh của trẻ. Do đó, việc đặt nền móng cho trẻ những năm đầu đời là đặc biệt quan trọng. Ngoài yếu tố gen di truyền và môi trường, chế độ dinh dưỡng cũng quyết định rất lớn đến trí thông minh của một đứa trẻ.

Một chất dinh dưỡng quan trọng đã được chứng minh là thúc đẩy sự phát triển thần kinh ở trẻ em là axit docosahexaenoic – hay viết tắt là DHA. Đây là một PUFU Omega 3 có mặt ở khắp nơi trong cơ thể. Đặc biệt, DHA là thành phần cấu tạo quan trọng của não bộ và mắt, với tỷ trọng chiếm lần lượt là 15% và 60%.

Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả dinh dưỡng
DHA chiếm tỷ trọng lớn trong não bộ và võng mạc

DHA đóng một vai trò to lớn trong sự phát triển thần kinh của trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Cụ thể, nó hỗ trợ sự phát triển của não và mắt, và do đó tăng cường chức năng nhận thức và hành vi học tập.

Ngoài ra những lợi ích của DHA với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn được thể hiện qua các mặt sau:

  • Giảm các hành vi bốc đồng, hiếu động thái quá

  • Nâng cao năng lực ghi nhớ và sự tập trung

  • Hỗ trợ khả năng vận động

  • Tham gia vào hệ thống miễn dịch của cơ thể, giúp bé giảm ốm vặt và các triệu chứng dị ứng

  • Tăng cường nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề và xử lý thông tin

Vì vậy, đây là dưỡng chất cần thiết mà mẹ cần bổ sung cho bé ngay từ giai đoạn thai kỳ.

Tuy vậy, DHA được tổng hợp rất hạn chế trong cơ thể. Do đó, trẻ nhỏ cần được dung nạp DHA từ nguồn thực phẩm để duy trì sức khỏe tối ưu.

Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào?

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của DHA với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bổ sung DHA cần được thực hiện đúng cách, đủ lượng và phù hợp từng giai đoạn phát triển của trẻ.

Nên bắt đầu bổ sung DHA cho bé từ khi nào?

Ngay từ giai đoạn trẻ còn là thai nhi đến năm 8 tuổi là thời điểm “vàng” để đặt nền móng cho sự phát triển vượt bậc trong tương lai. Bố mẹ cần bổ sung DHA cho bé thường xuyên để nâng cao chức năng của mắt, não bộ và sức khỏe tổng thể:

  • Từ thai kỳ đến lúc 1 tuổi

Ở giai đoạn này, cấu trúc não bộ của trẻ thay đổi rất lớn. Nó dường như phát triển một cách “thần tốc” để kịp đạt những mốc quan trọng đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, mẹ cần bổ sung cho trẻ đầy đủ DHA để đáp ứng nhu cầu này.

Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả dinh dưỡng
Nên bổ sung DHA cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời

Từ 1 đến 6 tuổi

Giai đoạn này, não bộ của trẻ tiêu tốn rất nhiều năng lượng để phục vụ cho quá trình nhận thức, ghi nhớ và tập trung ở trẻ. Do đó, mẹ nhất định đừng quên bổ sung DHA cho bé để hỗ trợ sự phát triển này nhé! Trẻ từ 1 tuổi trở lên đã có thể tiếp cận được nguồn DHA đa dạng hơn, không còn phụ thuộc vào sữa mẹ nữa. Do đó, mẹ cần xây dựng thực đơn đa dạng để cho bé không cảm thấy nhàm chán nhé!

Từ 6 tuổi trở lên: Bé sẽ bắt đầu đến trường và được tiếp thu với nhiều kiến thức mới, lạ lẫm. Do đó, bộ não trẻ cần phải phát huy hết năng lực để ghi nhớ, phân tích, so sánh thông tin. Vì vậy, ngay cả khi trẻ đã lớn, việc bổ sung DHA vẫn vô cùng cần thiết

Bổ sung DHA cho bé vào thời điểm nào trong ngày?

Hiểu được tầm quan trọng của DHA đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, nhưng nhiều mẹ vẫn băn khoăn không biết bổ sung DHA cho bé như thế nào, vào thời điểm nào trong ngày.

Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả dinh dưỡng
Bữa sáng và bữa tối là 2 thời điểm bổ sung DHA lý tưởng cho bé

Theo các chuyên giai. 2 thời điểm dưới đây được coi là sẽ giúp trẻ hấp thu tối ưu DHA trong não:

Buổi sáng: Đây là thời điểm bắt đầu một ngày mới. Do đó, cho bé ăn những món chứa DHA sẽ là ý tưởng không hề tồi, giúp bé tỉnh táo, tràn đầy hứng khởi cho ngày dài học tập và vui chơi.

Buổi tối: DHA ngoài tác dụng tốt cho trí não, nó còn hỗ trợ giải tỏa áp lực tinh thần, xả stress cho bé giấc ngủ ngon ngủ. Vì vậy, trước khi bước vào giấc ngủ buổi tối, việc dung nạp DHA thực sự rất có lợi cho trẻ.

Lưu ý: Để tăng cường hiệu quả hấp thụ DHA, mẹ nên cho bé ăn kèm với thực phẩm giàu chất béo. Chẳng hạn như dầu oliu, bơ, trứng, cá,…

Hàm lượng DHA mỗi ngày cho bé là bao nhiêu?

Liều lượng bổ sung DHA sẽ tùy thuộc vào độ tuổi và nhu cầu phát triển của trẻ. Dưới đây là khuyến nghị cho trẻ ở từng độ tuổi:

  • Trong thai kỳ: Mẹ cần bổ sung khoảng 250mg DHA mỗi ngày. Dinh dưỡng này sẽ được truyền qua dây rốn của thai nhi

  • Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 0.1 – 0.8% năng lượng/ngày

  • Trẻ từ 6 – 24 tháng tuổi: 10 – 12 mg trên 1 kg cân nặng của trẻ mỗi ngày

  • Trẻ từ 2 – 4 tuổi: 100 – 150mg DHA/ngày

  • Trẻ từ 4 – 6 tuổi: 150 – 200mg DHA/ngày

  • Trẻ trên 8 tuổi: 1000 – 12000mg DHA/ngày

  • Trẻ từ 14 – 18 tuổi: 1100 – 1600mg DHA/ngày

Bổ sung DHA cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả dinh dưỡng
Lượng DHA cần bổ sung cho bé sẽ phụ thuộc vào nhu cầu phát triển của mỗi trẻ

Những thực phẩm giàu DHA tốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Cá béo: Cá hồi, cá mòi, cá trích, cá thu,… là nguồn thực phẩm bổ sung DHA lý tưởng cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn ở lượng vừa phải. Bởi cá biển có nguy cơ nhiễm độc thủy ngân gây hại cho bé

  • Tôm: Vừa giàu DHA, vừa chứa nhiều canxi lại còn dễ chế biến. Các bé ăn dặm hẳn sẽ rất thích những món ăn từ tôm. Vì vậy, mẹ hãy cho ngay tôm vào thực đơn dinh dưỡng của bé nhé!

  • Lòng đỏ trứng gà: Có khoảng 17mg DHA trong 1 lòng đỏ trứng gà. Thực phẩm “nhỏ” mà “có võ” này mẹ cũng nên ưu tiên cho bé ăn hàng tuần nhé

  • Rau xanh: Bắp cải, súp lơ, đậu, rau bina,…là những loại rau củ không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giàu DHA, cho bé cải thiện tập trung và khả năng ghi nhớ

  • Các loại hạt: Ngoài ra, mẹ có thể tìm nguồn DHA bổ dưỡng cho bé từ các loại hạt. Chẳng hạn như: óc chó, hạt lanh, hạnh nhân, hạt dẻ,…

Hẳn mẹ đã có câu trẻ lời nên “bổ sung DHA cho trẻ như thế nào” Vậy thì, ngay từ bây giờ, hãy dành cho bé những dinh dưỡng tốt nhất để phát triển vượt bậc trong tương lai.

Các loại hạt giàu Omega 3 hơn cả cá hồi! Các loại hạt giàu Omega 3 hơn cả cá hồi!
Omega 3 có nhiều trong thực phẩm nào? Omega 3 có nhiều trong thực phẩm nào?
Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn? Omega 3 và Omega 3-6-9 loại nào tốt hơn?
Bạch Yến

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động