Đề xuất công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A

Mới đây, Bộ Y tế có Tờ trình gửi Chính phủ đề xuất công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A và bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch.
Phòng ngừa ung thư, giảm tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị và tăng cường miễn dịch bằng các hoạt chất, dược liệu tự nhiên Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng chống bệnh đau mắt đỏ Virus Nipah bùng phát ở Ấn Độ, Việt Nam tăng cường giám sát người từ vùng dịch
Đề xuất công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A

Theo đó, Bộ Y tế cho biết đã xây dựng kế hoạch kiểm soát, hướng dẫn giám sát, điều trị liên quan đến dịch COVID-19 để các địa phương thực hiện khi công bố hết dịch COVID-19 nhóm A.

Mới đây, Bộ Y tế cho biết Bộ đã có Tờ trình gửi Chính phủ về việc ban hành Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A và bãi bỏ một số văn bản phòng chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 và Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Tại Tờ trình, Bộ Y tế cho biết, trong hơn 3 năm qua để phòng, chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo hoạt động phòng, chống dịch, trong đó, có quy định nhiều biện pháp đặc thù chưa có tiền lệ nên khi chuyển nhóm sẽ kéo theo việc phải điều chỉnh đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch hiện đang được áp dụng.

Thực hiện Nghị quyết số 80/2023/QH15 về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024, các văn bản được ban hành theo Nghị quyết này sẽ hết hiệu lực theo văn bản này, trong đó, bao gồm một số Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ ban hành. Đồng thời trên cơ sở ý kiến của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 5033/VPCP KGVX ngày 07/07/2023, Bộ Y tế đã tiến hành các thủ tục để ban hành theo thẩm quyền Quyết định điều chỉnh bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới chứa virus Corona gây ra (COVID-19) từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Đề xuất công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A

Bộ Y tế cho biết trên cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đã hoàn thiện dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A và bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ ban hành. Cụ thể, bãi bỏ Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch COVID-19, theo đó, dịch COVID-19 không còn thuộc nhóm A; bãi bỏ một số văn bản phòng, chống dịch COVID-19 do Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ ban hành; các Chỉ thị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Theo dự thảo Quyết định kèm theo Tờ trình số 1247/TTr-BYT của Bộ Y tế, cùng với việc công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A, và thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19 thuộc nhóm B theo quy định của pháp luật nêu rõ: Trường hợp người bệnh COVID-19 đang điều trị trước ngày Quyết định này có hiệu lực thì được tiếp tục áp dụng thanh toán theo quy định tại Nghị quyết số 80/2023/QH13 ngày 09/01/2023 của Quốc hội về việc tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19 và sử dụng giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết thời hạn hiệu lực từ ngày 01/01/2023 đến ngày 31/12/2024 đến hết đợt điều trị.

Bộ Y tế cũng cho hay, để đảm bảo sự đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách, các biện pháp phòng, chống dịch khi chuyển từ nhóm A sang nhóm B, các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế và các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ được xây dựng và ban hành liên quan đến việc thực hiện chuyển nhóm và công bố hết dịch phải có hiệu lực trong cùng thời điểm, Bộ Y tế đã có Tờ trình 1248/Ttr-BYT gửi Chính phủ về việc ban hành Nghị quyết của Chính phủ bãi bỏ một số Nghị quyết phòng, chống dịch COVID-19 do Chính phủ ban hành, Bộ Y tế đề xuất Chính phủ bãi bỏ toàn bộ 6 Nghị quyết và bãi bỏ 1 phần 2 Nghị quyết của Chính phủ liên quan đến công tác phòng chống dịch.

Số ca đau mắt đỏ tăng nhanh ở Đà Nẵng, nhiều người lo lắng mua thuốc dự trữ Số ca đau mắt đỏ tăng nhanh ở Đà Nẵng, nhiều người lo lắng mua thuốc dự trữ
Thanh Hóa: Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 Thanh Hóa: Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023
Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống bệnh Whitmore Bộ Y tế đưa ra khuyến cáo phòng chống bệnh Whitmore
Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ Những điều cần biết để tránh bị lây đậu mùa khỉ
Sắp có cơ chế thuận lợi cho chăm sóc sức khỏe ban đầu do ngân sách chi trả Sắp có cơ chế thuận lợi cho chăm sóc sức khỏe ban đầu do ngân sách chi trả
Sở Y tế Khánh Hòa cảnh báo mẫu thuốc Cefixim giả Sở Y tế Khánh Hòa cảnh báo mẫu thuốc Cefixim giả
Bùi Huyền

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế chỉ đạo vụ 29 học sinh nghi ngộ độc sau khi đi học về

Bộ Y tế vừa chỉ đạo điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, TP.HCM.
Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Dùng thuốc tránh thai kéo dài làm gia tăng nguy cơ đột quỵ

Việc sử dụng thuốc tránh thai đường uống trong thời gian dài có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành huyết khối ở phụ nữ, dẫn đến đột quỵ.
Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Ăn củ ấu tàu thay cơm, người phụ nữ 56 tuổi bị ngộ độc

Bệnh nhân nhập viện vì buồn nôn, tê bì và tụt huyết áp sau khi ăn nhiều củ ấu tàu thay cơm. Bác sĩ xác định bệnh nhân bị ngộ độc aconitin trong củ ấu tàu.
TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

TP.HCM: Hơn 20 học sinh tiểu học đau bụng, nôn ói sau khi đi học về

Sau khi tan học, 22 học sinh của Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Quận 7, TP.HCM) có biểu hiện đau bụng, nôn ói và tiêu chảy.
Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Ghi nhận ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên năm 2025

Bệnh viện Bạch Mai vừa ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sởi ở người lớn trong năm nay, trên nền bệnh đái tháo đường và phổi tắc nghẽn mãn tính.
Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Ăn gan lợn thế nào cho an toàn?

Gan lợn là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách, gan có thể gây hại cho sức khỏe.
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm đầu tháng 4, chuyên gia cảnh báo gì?

Từ đầu năm tháng 4 đến nay, liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Bắc Giang, Đồng Tháp và Nghệ An, chuyên gia chỉ ra nguyên nhân gây bệnh.
Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Vụ 6 du khách ngộ độc rượu: Lượng methanol cao gấp nghìn lần cho phép

Sở Y tế tỉnh Tiền Giang vừa công bố báo cáo kết luận vụ ngộ độc thực phẩm do uống rượu có chứa hàm lượng methanol vượt gấp 1073,05 lần mức quy định.
59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

59 người nhập viện sau khi ăn cỗ cưới

Sáng ngày 6/4, nhiều thực khách sau khi tham dự tiệc cưới ở huyện Sơn Động (Bắc Giang) bắt đầu xuất hiện các triệu chứng nghi ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, sốt… và phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện.
Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Ăn cơm nắm trước cổng trường, 12 học sinh tiểu học nhập viện

Sau khi ăn cơm nắm mua tại một quán vỉa hè trước cổng Trường Tiểu học thị trấn Đô Lương (huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An), 12 học sinh đã có biểu hiện đau bụng, nôn mửa và được đưa đến Trạm Y tế thị trấn để điều trị.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động