Đau dạ dày nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò đặc biệt với hoạt động của hệ tiêu hóa. Đặc biệt là ở những người bị đau dạ dày, ăn uống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát và ngăn ngừa triệu chứng bùng phát.
Lá mơ là "bí kíp dân gian" chữa đau dạ dày, bạn biết chưa Mẹo chữa ho bằng quả lê cực dễ, bạn nên thử ngay để loại bỏ cơn ho Những cách trị mụn bằng nghệ tươi để có da đẹp đón Tết
Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Bị đau dạ dày nên ăn gì để cải thiện bệnh?

Bị đau dạ dày nên ăn gì là thắc mắc thường gặp. Bởi đây là một trong những cơ sở giúp người bệnh điều chỉnh và xây dựng chế độ ăn uống phù hợp.

Dưới đây là một số thực phẩm hữu ích, nên bổ sung vào khẩu phần ăn khi bị đau dạ dày:

Thực phẩm chứa probiotic hỗ trợ hoạt động tiêu hóa

Trong rất nhiều trường hợp, tình trạng đau dạ dày là do rối loạn đường ruột gây ra. Do đó, bổ sung các loại thực phẩm giàu probiotic là giải pháp tuyệt vời giúp ngăn ngừa được tình trạng đau dạ dày. Đồng thời tăng cường lượng vi khuẩn có lợi cho hệ đường ruột, làm dịu nhanh các cơn đau, cảm giác khó chịu và cải thiện những triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, ăn lâu tiêu… ở những người mắc bệnh dạ dày.

Chưa hết, bên cạnh khả năng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, nhóm thực phẩm giàu probiotic còn cung cấp lượng lớn protein và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra, việc bổ sung probiotic có thể làm giảm các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc ức chế sản xuất acid dạ dày và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Trong đó, một số loại thực phẩm giàu probiotic mà bạn nên bổ sung cho cơ thể gồm có:

Sữa chua: Là các sản phẩm được lên men từ sữa chua, có chứa nhiều lợi khuẩn sống ở dạng hoạt động. Mỗi ngày bổ sung từ 1 – 2 hũ sữa chua có thể giúp bạn cân bằng được hệ vi sinh đường ruột, giảm tiêu chảy, táo bón, xoa dịu các kích ứng tại niêm mạc dạ dày, ngoài ra còn kích thích tái tạo tổn thương tại niêm mạc ruột.

Kefir: Là một loại đồ uống lên men khá phổ biến, ngoài ra còn được gọi với cái tên là nấm tuyết Tây Tạng. Kefir giúp cải thiện sức khỏe và chức năng của dạ dày, kích thích hoạt động của hệ tiêu hoá, ngăn ngừa tình trạng táo bón bằng cách tăng cường vi khuẩn có lợi. Người bị chứng đau dạ dày cũng được khuyến cáo nên uống 500ml Kefir mỗi ngày trong một tháng liên tục để cải thiện các triệu chứng.

Một số thực phẩm giàu probiotic khác: Bên cạnh sữa chua hay Kefir, bạn cũng có thể tăng cường một số thực phẩm có nhiều probiotic vào thực đơn hàng ngày như miso, kim chi, dưa bắp cải…

Người bị đau dạ dày nên ăn rau xanh

Rau xanh là nhóm thực phẩm không thể thiếu trong bất cứ khẩu phần ăn uống lành mạnh nào. Đối với những người bị đau dạ dày do trào ngược thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm loét dạ dày tá tràng… thì bổ sung rau xanh là hoàn toàn phù hợp.

Hàm lượng chất xơ dồi dào trong rau xanh sẽ giúp hấp thụ bớt lượng dịch vị dư thừa và làm giảm độ acid trong dạ dày. Từ đó ngăn chặn tình trạng acid dạ dày ăn mòn và tấn công làm tổn thương niêm mạc. Ngoài chất xơ thì rau xanh còn chứa lượng nước, các vitamin và khoáng chất dồi dào. Đây đều là các thành phần dưỡng chất dễ tiêu hóa, rất hiếm khi gây ra tình trạng chướng bụng, đầy hơi.

Đặc biệt hầu hết các loại rau xanh đều chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa tự nhiên. Điển hình như flavonoid, polyphenol, quercetin… Các thành phần này có khả năng kháng viêm và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của dịch vị.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Khi bị đau dạ dày, nên ưu tiên bổ sung các loại rau xanh có tác dụng trung hòa dịch vị. Cụ thể như:

Cải bẹ xanh: Theo Đông y, cải bẹ xanh có công dụng giảm đau hiệu quả, giúp lợi tiểu, giảm cảm và an thần. Hàm lượng chất xơ lớn của nó hỗ trợ điều trị táo bón, trợ nhu đường ruột và cải thiện chức năng hệ tiêu hoá.

Rau chân vịt: Dịch tiết ra từ rau chân vịt giúp chống viêm, loét hiện quả, chúng có thể bảo vệ lớp màng dạ dày, cải thiện viêm loét dạ dày. Ngoài ra, thành phần glyceroglycolipid còn hỗ trợ tăng cường sức mạnh của lớp niêm mạc, giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.

Bắp cải: Loại rau này cung cấp hàm lượng chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hoá và toàn cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của các loại lợi khuẩn trong đường ruột như bifidobacteria, lactobacilli, nhờ đó mà ngăn ngừa được táo bón và một số bệnh đường ruột khác.

Súp lơ: Có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp giảm viêm, tăng cường sức đề kháng. Chất xơ trong súp lơ còn hỗ trợ đẩy nhanh quá trình tiêu hoá, ngăn ngừa bệnh táo bón và khó tiêu.

Rau mồng tơi: Có khả năng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, chữa chứng táo bón, đầy bụng, khó tiêu. Chưa hết, chất nhầy của mồng tơi còn rất tốt cho niêm mạc, chống viêm và kích thích nhu động ruột.

Bị đau dạ dày nên ăn trái cây gì?

Bên cạnh rau xanh thì trái cây cũng là thực phẩm lành mạnh chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày nên lựa chọn loại trái cây phù hợp để bổ sung. Điều này sẽ hỗ trợ làm giảm đau dạ dày và cải thiện sức khỏe.

Tốt nhất nên ưu tiên lựa chọn các loại quả không chứa acid, giàu dưỡng chất và dễ tiêu hóa. Lượng lớn vitamin, khoáng chất và chất xơ trong các loại trái cây này sẽ giúp làm giảm đau dạ dày và trung hòa acid dịch vị. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tổn thương niêm mạc được chữa lành.

Ngoài ra, lượng chất xơ khá dồi dào trong trái cây còn thúc đẩy tăng cường lợi khuẩn. Từ đó giúp cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột và cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Việc bổ sung các loại trái cây phù hợp vào các bữa phụ còn giúp hạn chế tình trạng bị đau dạ dày khi đói.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Một số loại trái cây tốt cho người bị đau dạ dày bao gồm:

Cherry: Có chứa nhiều flavonoid là một chất chống oxi hoá, giúp cải thiện chức năng đường ruột, tăng cường sức đề kháng và ức chế hoạt động, sự phát triển của vi khuẩn H.pylori, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Dâu tây: Là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra có còn chứa nhiều hoạt chất có khả năng làm lành tổn thương do viêm. loét dạ dày gây ra.

Việt quất: Chứa nhiều chất khoáng, chất xơ, vitamin và đặc biệt là các chất chống oxy hoá giúp củng cố hệ miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm trùng, hạn chế sự hình thành của gốc tự do. Chưa hết, proanthocyanidins flavonoid có trong việt quất còn ngăn ngừa tác động của vi khuẩn Hp gây hại cho dạ dày.

Đu đủ chín: Chứa nhiều enzyme papain và chymopapain giúp dạ dày tiêu hóa protein và kích thích sự sản sinh acidic làm dịu đi các triệu chứng khó chịu khi bị đau dạ dày.

Chuối: Chứa lượng lớn pectic có khả năng khắc phục các biểu hiện khó chịu ở dạ dày như đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng… Ngoài ra beta caroten, vitamin A, C, E giúp chống oxy hóa và nhiễm khuẩn đường ruột.

Thực phẩm chứa chất béo lành mạnh

Các loại chất béo không bão hòa như omega-3, omega-6… mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Ngoài tốt cho thị lực, tim mạch và hệ thống xương khớp thì còn giúp làm giảm đau dạ dày cùng một số triệu chứng khác đi kèm.

Acid béo lành mạnh sẽ giúp trung hòa dịch vị dư thừa và điều hòa nhu động dạ dày – đường ruột. Ngoài ra còn tạo màng bảo vệ ổ viêm loét tại niêm mạc dạ dày. Trong đó, omega-3 còn có tác dụng kháng viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Các chuyên gia cho biết, việc bổ sung thực phẩm giàu omega-3 sẽ làm giảm mức độ xung huyết tại niêm mạc dạ dày – tá tràng. Hơn nữa còn thúc đẩy tốc độ tái tạo cũng như phục hồi niêm mạc bị tổn thương.

Bên cạnh đó, các chất béo lành mạnh còn giúp cải thiện hệ miễn dịch, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất và tăng cường sức khỏe tổng thể. Thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa sẽ giúp tránh tình trạng suy nhược, sụt cân do đau dạ dày kéo dài gây ra.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Các thực phẩm giàu chất béo lành mạnh tốt cho người bị đau dạ dày bao gồm:

Cá béo (cá hồi, cá thu): Một trong những nguyên nhân gây ra chứng ruột kích thích có thể là do cơ thể tiêu thụ không đủ acid béo omega 3, trong khi đó một số loại cá béo lại là nguồn cấp omega 3 phong phú. Do đó, bổ sung các loại cá này hàng ngày sẽ giúp đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn.

Quả bơ: Chứa nhiều chất chống oxy hoá, chống viêm cùng các chất dinh dưỡng giúp nhanh làm lành sẹo khi bị viêm loét dạ dày, tá tràng và viêm đại tràng. 100g bơ chứa khoảng 7g chất xơ, giúp thúc đẩy quá trình tiêu hoá và làm

Dầu dừa: Chứa chuỗi acid béo trung tính, acid lauric, vitamin A, E, K giúp thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, nuôi dưỡng tế bào tại vùng viêm loét dạ dày, đồng thời ngăn chặn viêm nhiễm, quá trình hình thành vết thương mới, giảm nhanh cảm giác khó chịu.

Dầu ô liu: Chứa nhiều chất béo bão hòa và không bão hòa, carotine, cacbohydrat, vitamin A, D, F và K giúp làm liền vết loét, khắc chế các cơn đau dạ dày hiệu quả.

Các loại đậu: Theo Đông y, đậu có vị ngọt, tính bình, giúp hoạt huyết, giải độc, giảm trướng bụng, giảm đau, viêm sưng. Còn theo Tây y nó lại chứa nhiều vitamin B1, vitamin B2, Phospho, glucid, sắt, canxi, vitamin PP, , lipid và các loại axit amin thiết yếu giúp dạ dày khỏe mạnh, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, làm lành nhanh các vết thương, kháng viêm, điều hoà acid dịch vị dạ dày, giảm đầy hơi, khó tiêu…

Thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn

Việc bổ sung các thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên cũng có thể hỗ trợ làm giảm nhẹ cơn đau dạ dày. Hơn nữa còn thúc đẩy tốc độ làm lành các tổn thương xuất hiện ở niêm mạc.

Một số thực phẩm có khả năng chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên bao gồm:

Mật ong

Mật ong là thực phẩm lành mạnh rất tốt cho sức khỏe với hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Bổ sung mật ong vào chế độ ăn uống sẽ giúp cung cấp lượng lớn acid amin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi, suy nhược do đau dạ dày thường xuyên.

Ngoài ra, lượng lớn hydrogen peroxide và defensin-1 trong mật ong còn có khả năng kháng khuẩn, chống nấm men và kháng virus rất tốt. Vì vậy, thường xuyên dùng các món ăn và đồ uống chứa mật ong có thể hỗ trợ đẩy lùi cơn đau dạ dày cùng một số triệu chứng khác kèm theo.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Gừng

Gừng là loại gia vị có vị cay nồng và mùi thơm đặc trưng. Thực phẩm này có khả năng chống buồn nôn và nôn ói do các vấn đề dạ dày gây ra rất hiệu quả. Ngoài ra, lượng lớn Gingerol và Zingerone trong gừng tươi còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau. Việc bổ sung các món ăn và đồ uống từ gừng sẽ giúp làm giảm nhẹ cơn đau dạ dày. Đồng thời cải thiện các triệu chứng đi kèm.

Nghệ

Ngoài làm tăng hương vị và màu sắc cho nhiều món ăn thì nghệ còn rất tốt với những người bị đau dạ dày. Cụ thể, hàm lượng curcumin dồi dào trong nghệ có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa rất hiệu quả. Đồng thời còn có tác dụng ức chế hoạt động của hại khuẩn và tái tạo tổn thương ở niêm mạc dạ dày.

Nha đam

Nha đam là thảo dược tự nhiên có chứa hàm lượng nước dồi dào với khả năng làm giảm độ acid trong dạ dày. Đồng thời giảm rõ rệt cơn đau kích hoạt ở vùng thượng vị.

Các thành phần chống oxy hóa như polyphenol, vitamin E, vitamin C và hợp chất polysaccharide dồi dào trong nha đam còn có tác dụng chống viêm. Đồng thời thúc đẩy tốc độ chữa lành tổn thương niêm mạc. Hơn nữa còn có khả năng ức chế nấm men và hại khuẩn trong đường tiêu hóa.

Việc bổ sung các thực phẩm có khả năng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên ngoài làm dịu cơn đau dạ dày thì còn cải thiện các triệu chứng đi kèm. Điển hình như buồn nôn, nôn ói, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng… Ngoài ra các thực phẩm này còn có tác dụng nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa suy nhược do đau dạ dày mãn tính.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Người bị đau dạ dày nên kiêng ăn uống gì?

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh chính là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày nói riêng và hàng loạt các vấn đề tiêu hóa khác nói chung. Cần nắm rõ bị đau dạ dày nên kiêng ăn uống gì để sớm cho sự điều chỉnh cho hợp lý.

Dưới đây là một số loại đồ ăn thức uống tác động xấu tới tiến triển của bệnh cần chú ý hạn chế tiêu thụ:

Thực phẩm và đồ uống chứa nhiều acid

Các chuyên gia khuyên rằng, khi đang bị đau dạ dày, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ăn thức uống chứa nhiều acid. Điển hình như chanh, cóc, me, dưa chua, kim chi, cà muối, soda, nước ngọt có gas… Dùng các loại thực phẩm và đồ uống này sẽ làm tăng acid dịch vị. Từ đó đẩy nhanh tốc độ tấn công và ăn mòn niêm mạc dạ dày.

Hơn nữa, việc tiêu thụ các thực phẩm và đồ uống chứa nhiều acid còn làm tăng mức độ và tần suất đau dạ dày. Cùng với đó là kích hoạt các triệu chứng đi kèm như đầy hơi, chướng bụng, ợ nóng, ợ chua, khó tiêu…

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Các món ăn cay nóng, nhiều gia vị

Các món ăn cay nóng chứa nhiều gia vị như muối, ớt, tiêu, mù tạt… có thể khiến tổn thương niêm mạc trở nên nghiêm trọng. Từ đó làm bùng phát cơn đau dạ dày ở mức độ nặng. Ngoài ra, các loại đồ ăn cay nóng còn gây kích thích cả thực quản và đường ruột. Điều này làm tăng nguy cơ bị khó tiêu, đầy hơi, táo bón.

Thường xuyên tiêu thụ các món ăn có chứa nhiều gia vị sẽ đẩy nhanh tốc độ ăn mòn niêm mạc. Điều này làm tăng nguy cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết dạ dày, loét dạ dày, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày… Chính vì vậy, người bệnh nên tập thói quen ăn nhạt, hạn chế ăn đồ cay nóng khi bị đau dạ dày.

Kiêng ăn đồ sống, tái

Đồ sống tái thường giữ được vị ngọt tự nhiên và chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào. Chính vì vậy mà đây là loại đồ ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên nếu đang bị đau dạ dày thì tốt nhất bạn nên tránh dùng các thực phẩm sống, tái.

Việc tiêu thụ đồ sống, tái có thể khiến cho hại khuẩn, nấm men và ký sinh trùng tấn công vào niêm mạc dạ dày đang tổn thương. Từ đó gây viêm nặng nề và làm tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột.

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Thức uống chứa cồn, caffeine

Thức uống chứa cồn tác động rất tiêu cực đến dạ dày và các cơ quan tiêu hóa. Thường xuyên uống nhiều rượu bia sẽ làm tăng độ acid trong dịch vị. Từ đó khiến các ổ viêm loét tiến triển nghiêm trọng.

Đặc biệt ở những người đang có ổ loét ở niêm mạc dạ dày thì dùng rượu bia có nồng độ cồn cao có thể gây xuất huyết dạ dày. Đây là tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Hơn nữa, thường xuyên dùng thức uống chứa cồn còn làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày thực quản.

Ngoài đồ uống chứa cồn thì các thức uống chứa caffeine cũng không tốt cho người bị đau dạ dày. Caffeine có thể gây kích thích niêm mạc đang tổn thương và khiến cơn đau bùng phát. Người bệnh nên hạn chế uống cà phê, trà đặc, ca cao… khi đang bị đau dạ dày.

Hạn chế tiêu thụ sữa động vật

Các loại sữa động vật như sữa bò, sữa dê… là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên lượng lớn lactose trong các loại đồ uống này lại rất khó tiêu hóa, dễ gây chướng bụng và đầy hơi. Nhất là ở những người đang bị đau dạ dày.

Chính vì vậy, người bệnh nên hạn chế sử dụng sữa động vật khi đang gặp các vấn đề về dạ dày. Thay vào đó có thể sử dụng các sản phẩm sữa có nguồn gốc từ thực vật như hạnh nhân, sữa hạt mè, óc chó, đậu đỏ…

Đau dạ dày nên ăn những món này để giảm các cơn đau

Một số lưu ý khi bị đau dạ dày

Đau dạ dày là tình trạng phiền toái do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng này, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau:

Trong một số trường hợp, cơn đau và các triệu chứng đi kèm có thể gây ra cảm giác chán ăn và ăn uống không ngon miệng. Tuy nhiên , bạn hãy cố gắng ăn uống đầy đủ nhằm hỗ trợ quá trình điều trị và cải thiện sức khỏe. Nếu thường xuyên bỏ bữa, cơn đau có thể bùng phát mạnh và diễn tiến nghiêm trọng.

Trường hợp đau dạ dày do các nguyên nhân nghiêm trọng thì dùng thuốc là cần thiết. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng đều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không tùy ý mua thuốc về dùng hay cân chỉnh liều lượng khi chưa nhận được chỉ định. Nhất là trong trường hợp đau dạ dày có dương tính với vi khuẩn Hp.

Nên hạn chế lao động nặng, hút thuốc lá, thức khuya, ngủ không đủ giấc và căng thẳng quá mức. Các thói quen xấu này có thể khiến cho dạ dày tăng tiết acid và kích thích tổn thương niêm mạc lan rộng.

Cần chú ý kết hợp chế độ ăn uống, sử dụng thuốc khi cần thiết với thói quen tập luyện lành mạnh. Các chuyên gia cho biết, hoạt động thể chất ngoài giải tỏa căng thẳng thì còn điều hòa nhu động ruột và hoạt động sản xuất acid của thành dạ dày.

Xưa là món ăn Xưa là món ăn "nhà nghèo" nay trở thành đặc sản ngon nức tiếng miền Tây
Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì, uống gì để cải thiện bệnh Bị gan nhiễm mỡ nên ăn gì, uống gì để cải thiện bệnh
Những bài tập rèn luyện trí óc nên thực hiện để Những bài tập rèn luyện trí óc nên thực hiện để "tập thể dục" cho não luôn minh mẫn
Mùa lạnh da khô, những thực phẩm này có thể là Mùa lạnh da khô, những thực phẩm này có thể là "cứu tinh" của bạn
Ngắm những “cụ chè” giá 50 triệu đồng mơn mởn chờ Tết Ngắm những “cụ chè” giá 50 triệu đồng mơn mởn chờ Tết
Việt Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động