Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Đau gót chân không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Đừng lo lắng, bạn hoàn toàn có thể giảm đau tại nhà với những phương pháp đơn giản và hiệu quả.
Những phương pháp giảm lo âu tự nhiên Ăn uống lành mạnh với rau củ mùa đông Duy trì thói quen mỗi sáng giúp đường ruột khỏe mạnh

Đau gót chân là một vấn đề khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Đây là tình trạng đau hoặc khó chịu ở vùng gót chân, thường do tình trạng viêm hoặc tổn thương tại vùng này. Đau gót chân có thể xuất hiện sau khi chạy bộ, đi bộ hoặc khi đứng lâu.

Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tự nhiên để giảm đau, hãy tham khảo ngay những cách chữa đau gót chân hiệu quả mà không cần dùng thuốc.

Chườm đá

Chườm đá lạnh là mẹo chữa đau gót chân, giảm sưng và chống viêm tại nhà đơn giản. Để thực hiện, bạn cho đá vào trong túi, dùng miếng vải hoặc khăn mỏng quấn xung quanh rồi đặt vào gót chân trong khoảng 15 phút, thực hiện thao tác này từ 3 – 4 lần/ngày.

Ngâm muối Epsom

Bạn có thể ngâm chân trong nước muối Epsom ấm để giảm đau gót chân. Muối Epsom có chứa magnesium sulfate, một chất có tác dụng giảm đau và làm giảm viêm. Thêm 1 - 2 tách muối Epsom vào nước ấm và ngâm chân trong khoảng 20 phút mỗi ngày để giảm đau gót chân.

Sử dụng lá lốt

Lá lốt là một trong những thảo dược quen thuộc để điều trị các bệnh lý về cơ xương khớp. Trong thành phần lá lốt chứa nhiều tinh dầu với công dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên.

Dùng uống: Chuẩn bị khoảng 15-30g lá lốt, rửa sạch và sắc kỹ với 300ml nước trong 15 phút. Lọc bỏ bã và chia thuốc ra uống 2 lần trong ngày.

Dùng đắp: Chuẩn bị 30g lá lốt, 25g ngải cứu, 25g hy thiêm, giã nát với một ít muối. Bỏ hỗn hợp thu được vào túi vải mỏng, dùng chườm lên gót chân 2 lần mỗi ngày.

Giảm cân

Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Bạn có biết, tình trạng viêm cân gan chân gây cứng khớp và đau gót chân mỗi sáng thường khởi phát do áp lực cơ thể quá lớn đè nặng lên bàn chân. Chính vì thế, điều bạn cần làm để gót chân có thể phục hồi là hãy giảm cân, bằng cách xây dựng chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.

Gừng giảm đau gót chân

Gừng cũng là một loại gia vị có tác dụng giảm đau và kháng viêm, và có thể giúp giảm đau gót chân. Bạn có thể dùng gừng xoa bóp vùng gót chân đau hoặc nấu nước lọc từ gừng để uống hàng ngày. Gingerol trong gừng có tác dụng giảm đau và giảm viêm hiệu quả.

Sử dụng cây xương rồng

Cây xương rồng với tác dụng làm giảm co thắt cơ, tiêu viêm, giảm đau nhức nên thường được ứng dụng để chữa trị các bệnh về cơ xương khớp trong dân gian. Dùng xương rồng làm thuốc đắp bên ngoài cũng là một trong những cách chữa đau gót chân dân gian hiệu nghiệm.

Ngoài ra, hoạt chất trong xương rồng còn được cho là có khả năng thúc đẩy chữa lành vết thương cơ gân, cơ, mô mềm xung quanh gai gót chân.

Chuẩn bị 1-2 nhánh xương rồng bẹ hoặc xương rồng 3 chia.

Dùng dao loại bỏ phần gai, rửa sạch bằng nước muối, vớt ra để ráo.

Nướng xương rồng cho mềm.

Để nguội, đắp vào gót chân, băng cố định lại và giữ qua đêm.

Nên thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ, liên tục 7 ngày.

Dùng nẹp bàn chân

Nẹp bàn chân là cách trị đau gót chân tại nhà có thể áp dụng được vào ban đêm trong khi ngủ. Việc sử dụng thanh nẹp giúp giữ gót chân ở vị trí cố định và hỗ trợ kéo căng cân cơ, giảm đau khá tốt.

Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Sử dụng bột nghệ

Bột nghệ là một trong những phương pháp chữa đau gót chân từ dân gian rất hiệu quả. Curcumin là một chất chống viêm mạnh có trong nghệ, có tác dụng kháng khuẩn và giảm viêm hiệu quả. Việc sử dụng bột nghệ thường xuyên không chỉ giúp giảm đau gót chân mà còn giúp tăng cường miễn dịch và phòng chống bệnh tật khác.

Bạn có thể sử dụng bột nghệ để xoa bóp vùng gót chân đau hoặc nấu nước lọc từ bột nghệ để uống hàng ngày. Cách thực hiện như sau:

Cách 1: Pha bột nghệ với một ít nước, tạo thành một hỗn hợp sệt và áp lên vùng gót chân đau. Sau đó, massage nhẹ nhàng trong khoảng 10-15 phút và để hỗn hợp thấm vào da.

Cách 2: Pha một muỗng cà phê bột nghệ vào một cốc nước ấm. Thêm một ít mật ong hoặc chanh vào cốc để tăng hương vị và tăng cường hiệu quả của bột nghệ. Uống nước nghệ mật ong hàng ngày sẽ giúp giảm đau gót chân và tăng cường sức khỏe chung.

Sử dụng tỏi

Cách chữa đau gót chân bằng tỏi được áp dụng nhờ vào thành phần kháng sinh tự nhiên của loại gia vị này như phytoxin và glycogen. Tỏi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chữa lành vết thương mô mềm, nhờ đó giúp làm xoa dịu cơn đau gót chân.

Chuẩn bị 500g tỏi, 1 lít rượu trắng ngon và bình thủy tinh thể tích vừa đủ để ngâm rượu.

Lột sạch và bào mỏng (hoặc giã nát) từng tép tỏi.

Cho tỏi đã sơ chế vào bình thủy tinh và đổ rượu ngập mặt tỏi.

Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Đậy kín nắp, đặt bình rượu tỏi ở nơi thoáng mát đến khi rượu chuyển màu vàng nghệ là dùng được.

Bạn có thể dùng rượu này để uống, mỗi lần một ly nhỏ, 2 lần một ngày; kết hợp xoa bóp gót chân.

Thực hiện các động tác duỗi chân và bàn chân

Việc di chuyển quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau gót chân. Do vậy, để giảm áp lực lên bàn chân bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, song song đó là kết hợp thực hiện các bài tập căng duỗi gân gót và căng gan bàn chân. Hiệu quả từ các bài tập này mang lại giúp hỗ trợ tăng cường cơ chân, giảm cảm giác đau nhức gót và lòng bàn chân cũng như ngăn nguy cơ tái phát bệnh.

Dầu cá

Một số nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng dầu cá có thể giúp giảm đau gót chân. Dầu cá có chứa axit béo omega-3, có tác dụng kháng viêm và giảm đau. Bạn có thể uống dầu cá hoặc bổ sung dầu cá vào chế độ ăn hàng ngày để giảm đau gót chân. Tuy nhiên, trước khi sử dụng dầu cá, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Cây đinh lăng

Cây đinh lăng mang lại nhiều tác dụng đáng kể cho sức khỏe, trong đó có giảm đau gót chân. Cách chữa đau gót chân dân gian với cây đinh lăng được lưu truyền rộng rãi. Dựa trên góc nhìn y học hiện đại, thành phần hóa thực vật trong đinh lăng cũng có tác dụng giảm đau và kháng viêm, giúp giảm đau do viêm gân gót chân.

Để giảm đau gót chân, bạn có thể lấy 20g đinh lăng rửa sạch, thái nhỏ và sao khô. Sau đó sắc với 3 bát nước đến khi cạn còn 2 bát. Chia thuốc thành 3 lần uống trong ngày.

Ngoài ra, trong cách chữa đau gót chân dân gian bằng đinh lăng cũng có thể kết hợp với các loại dược liệu khác như:

12g rễ đinh lăng kết hợp với kim hoa thảo, huyết rồng, giao đằng, thổ ngưu tất, thiên niên kiện mỗi vị 8g, quế chi và vỏ quýt mỗi vị 4g.

Sắc với 4 bát nước đến khi còn 2 bát, chia uống vào buổi sáng và buổi tối.

Giấm táo

Đánh bay cơn đau gót chân với những cách chữa trị tại nhà

Giấm táo là một trong những phương pháp chữa đau gót chân từ dân gian mà bạn có thể áp dụng để giảm đau và làm dịu cơ bắp. Giấm táo có chứa axit và tác dụng kháng viêm, giúp giảm đau gót chân hiệu quả.

Để sử dụng giấm táo chữa đau gót chân, bạn có thể pha giấm táo với nước ấm và dùng bông tẩm vào vùng gót chân đau. Chú ý rằng nên sử dụng giấm táo loại tự nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Sau khi bông được thấm đầy giấm táo, bạn có thể massage nhẹ nhàng vùng gót chân để giúp giảm đau và làm dịu cơ bắp.

Chữa đau gót chân tại nhà với cây dền gai

Dền gai không chỉ là một loài cây mọc dại mà còn là vị thuốc với nhiều công dụng chữa bệnh bao gồm giảm đau nhức xương khớp.

Dùng làm thuốc uống: Rửa sạch 1 nắm cành và lá dền gai, sắc với 1 lít nước trong 10 phút, rót ra uống vài lần trong ngày cho đến khi hết.

Bài thuốc đắp: Giã nát lá dền gai, đắp lên gót chân trong 30 phút, ngày 2 lần.

Bổ sung kiềm vào chế độ ăn uống hằng ngày

Bổ sung kiềm vào chế độ ăn cũng có thể giúp giảm đau gót chân. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng cơ thể cũng cần một lượng nhất định các loại khoáng chất khác như canxi và magiê để duy trì sức khỏe. Nên cân nhắc bổ sung kiềm vào chế độ ăn một cách cân bằng và phù hợp, đồng thời tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi và magie như sữa, sữa chua, hạt óc chó, hạt chia, hạt bí đỏ, rau xanh lá, củ quả,...

Các loại thực phẩm giàu kiềm như rau cải, cà chua, đậu hà lan, dưa chuột, cà tím, củ cải đường,... cũng là những lựa chọn tốt để bổ sung kiềm vào chế độ ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm này không chỉ giàu kiềm mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin và chất xơ, giúp tăng cường sức khỏe và giảm đau gót chân hiệu quả.

Lưu ý

Trước khi sử dụng bất kỳ phương pháp chữa đau gót chân nào từ dân gian, bạn nên tìm hiểu kỹ và tham khảo ý kiến của chuyên gia để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nên lưu ý rằng mỗi người có cơ thể và tình trạng sức khỏe khác nhau, vì vậy không có một phương pháp chữa đau gót chân nào phù hợp với tất cả mọi người.

Nếu nhận thấy cảm giác đau và khó chịu ở chân không thuyên giảm sau thời gian nghỉ ngơi tại nhà, người bệnh nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và thăm khám kịp thời, tránh ảnh hưởng đến các chức năng vận động về sau.

Quả na rừng có tác dụng gì với sức khỏe mà đắt đỏ đến vậy? Quả na rừng có tác dụng gì với sức khỏe mà đắt đỏ đến vậy?
Những vật dụng nhà bếp nào cần vệ sinh thường xuyên để bảo đảm sức khỏe? Những vật dụng nhà bếp nào cần vệ sinh thường xuyên để bảo đảm sức khỏe?
Bí quyết ăn vặt không lo tăng cân Bí quyết ăn vặt không lo tăng cân
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Ăn dưa hành muối như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Dưa hành muối không chỉ là một món ăn kèm quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết mà còn mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe. Tuy nhiên nên ăn thế nào để ngon miệng và tốt cho sức khỏe là điều cần lưu ý.
Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Thanh lọc đường ruột đơn giản tại nhà với những loại nước quen thuộc

Đường ruột giữ 70% hệ miễn dịch của cơ thể. Bạn có thể dễ dàng chăm sóc đường ruột tại nhà bằng những loại nước uống quen thuộc.
Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bánh chưng là một loại bánh truyền thống được người Việt Nam thường làm vào Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, người bệnh tim, tiểu đường nên ăn bánh chưng như thế nào để đảm bảo sức khỏe?
Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê phòng đủ thứ bệnh, nhưng uống cà phê nóng hay lạnh tốt hơn?

Cà phê là một trong những đồ uống được yêu thích và tiêu thụ rộng rãi. Nhiều người bắt đầu ngày mới bằng một tách cà phê, có người thích uống cà phê nóng nhưng có người lại thích uống cà phê lạnh, vậy loại nào tốt hơn?
Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe

Những lợi ích không ngờ của cà rốt đen đối với sức khỏe

Cà rốt đen là loại rau củ giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cà rốt đen trong bài dưới đây.
Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch?

Bài tập nào tốt cho người bệnh tim mạch?

Ngoài các liệu pháp y tế, bạn có thể kết hợp thêm một số bài tập phù hợp để cải thiện kết quả điều trị các vấn đề về tim mạch.
Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Chuyên ra chỉ ra một số loại mứt giúp hệ tiêu hóa tốt hơn

Trong dịp Tết Nguyên đán, mứt là đồ ăn truyền thống, gắn với văn hóa người Việt nên thường là món quà tiếp khách của các gia đình. Tuy nhiên, ngày tết thường xuất hiện nhiều loại mứt, nhiều người lo ngại ăn nhiều sẽ bị tăng cân, rối loạn tiêu hóa.
Những lợi ích tuyệt vời từ vỏ bưởi

Những lợi ích tuyệt vời từ vỏ bưởi

Vỏ bưởi không chỉ là phần thừa mà còn chứa đựng nhiều dưỡng chất quý giá, mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe, sắc đẹp, thậm chí là làm sạch nhà cửa.
Những sai lầm cản trở quá trình giảm cân

Những sai lầm cản trở quá trình giảm cân

Muốn giảm cân người tập cần kiên nhẫn và áp dụng phương pháp đúng. Thế nhưng trong quá trình thực hiện nhiều người mắc phải sai lầm đã làm chậm quá trình giảm cân. Dưới đây là một số sai lầm phổ biến.
Những thói quen lành mạnh tốt cho gan

Những thói quen lành mạnh tốt cho gan

Gan là cơ quan quan trọng giúp lọc độc tố cho cơ thể. Để bảo vệ gan khỏe mạnh, hãy duy trì thói quen tốt hàng ngày, dưới đây là một số gợi ý.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động