Cùng mang chất độc Alkaloid tương tự lá ngón nhưng tại sao loại cây này lại được coi là thảo dược quý?
Đặc điểm của cây hoa thiên lý
Tên gọi khác: Dạ lý hương, dạ lài hương
Tên khoa học: Telosma Cordata
Tên tiếng Anh: Cowslip creeper, Chinese violet, Tonkin jasmine, Tonkin creeper
Cây hoa thiên lý |
Thiên lý thuộc loại cây thân thảo, dây leo có thể vươn dài tối đa tới 5m, với thân mảnh, mềm nhưng rất dai và sẽ chuyển từ màu xanh lá sang màu nâu khi về già và không tua cuốn, ở bộ phận còn non của cây hơi có lông.
Lá thiên lý hình trái tim có màu xanh lục, gân lá nổi rõ, mọc thành từng cặp đối nhau. Trên mặt lá có lông tơ.
Hoa của cây thường mọc ở dạng chùm lớn dưới nách lá, mỗi chùm có khoảng 10-30 bông, mỗi bông hoa có đường kính 1,5cm, 5 cánh mở rộng, ban đầu có màu xanh lục và dần ngả vàng khi nở, hoa rất thơm đặc biệt vào buổi tối. Cây thường cho hoa vào thời điểm khoảng đầu tháng 5 đến tháng 10 và đậu quả vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 12.
Quả thiên lý hình mũi mác, khá lớn (dài tới trên 10cm và rộng 4cm). Bên trong có nhiều hạt.
Những công dụng nổi bật của cây hoa thiên lý
Các bộ phận thường được sử dụng của cây hoa thiên lý là phần lá non và phần hoa, đặc biệt là phần hoa. Y học phân tích thành phần dinh dưỡng có trong hoa thiên lý như chất xơ là 3%, chất đạm 2,8%, và gồm chất bột đường, các vitamin như C, B1, B2, PP và tiền vitamin A (caroten), cùng các khoáng chất cần cho cơ thể như calcium, phospho, sắt, đặc biệt là kẽm (Zn) có hàm lượng khá cao. Cho rằng, hoa thiên lý có tác dụng cải thiện sức khỏe và hỗ trợ điều trị một số loại bệnh.
Ngăn ngừa rôm sảy
Vào mùa hè nóng bức, trẻ em là đối tượng thường dễ mắc bệnh rôm sảy, gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trong trường hợp này bạn chỉ cần lấy hoa thiên lý nghiền nhỏ rồi nấu với bột hoặc cháo cho bé ăn sẽ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân
Trong hoa thiên lý không chì chứa ít calo mà còn chứa nhiều chất xơ, chất diệp lục, giúp mang lại cảm giác no, từ đó giúp giảm các giác thèm ăn và hỗ trợ giảm cân cho người thừa cân, béo phì vô cùng hiệu quả.
An thần, cải thiện giấc ngủ
Theo các tài liệu Đông y, hoa thiên lý được xem như một loại thảo dược có khả năng hỗ trợ giấc ngủ hiệu quả. Để trị chứng mất ngủ, bạn chỉ cần dùng khoảng 30-50g hoa thiên lý kết hợp với lá vông nem để nấu canh, thêm thịt heo hoặc cá diếc để tăng cường dinh dưỡng và sử dụng liên tục trong khoảng 1 tuần.
Trị giun kim
Đối với bài thuốc trị giun kim, cần chuẩn bị 30g hoa thiên lý, 25g đinh lăng, 20g rau sam. Lấy tất cả rửa sạch, sắc nước uống thuốc mỗi ngày 3 lần, uống liên tục trong 3 ngày sẽ thấy có kết quả.
Cải thiện xương khớp
Nên sử dụng cả phần lá và hoa thiên lý để đạt hiệu quả tốt nhất đối với người bệnh xương khớp. Có thể sử dụng hoa thiên lý xào thịt bò hoặc chế biến chung với các món khác như thịt heo, rau,…
Giảm mụn nhọt
Sử dụng lá cây thiên lý tươi giã nhuyễn rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị mụn nhọt. Thực hiện đều đặn cho đến khi mụn nhọt xẹp hẳn.
Lưu ý khi sử dụng hoa, lá thiên lý
Những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng hoa thiên lý: Người cao tuổi có hệ tiêu hóa yếu; Trẻ sơ sinh.
Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Loại hoa này có tính kích thích tử cung và có thể gây ra các biến chứng như co thắt tử cung, chảy máu, sảy thai hay sinh non. Ngoài ra còn có thể ảnh hưởng đến chất lượng và lượng sữa mẹ
Những người đang ốm hoặc đang mắc một số bệnh lý, dị ứng,vv...
Khi dùng hoa thiên lý, lá cần chú ý một số vấn đề sau:
Hoa thiên lý chứa hàm lượng kẽm cao, cần tránh kết hợp cùng với các loại thực phẩm nhiều sắt: rau muống, súp lơ, rau chân vịt, cải xoăn,vv...Sắt làm cản trở quá trình hấp thu của kẽm vào cơ thể.
Hoa thiên lý kỵ chế biến với gan, nội tạng động vật.
Hoa thiên lý kỵ với sò, ốc.
Không nên nấu hoa thiên lý quá kỹ, nên nấu vừa chín tới là được. Nấu quá chín sẽ làm mất chất dinh dưỡng trong hoa thiên lý.
Trong hoa và lá cây thiên lý chứa một hàm lượng nhỏ độc tố Alkaloid. Nhưng khác với nồng độ alkaloid cao trong lá ngón, nồng độ alkaloid trong lá và hoa cây thiên lý thấp hơn nhiều nhưng vẫn cần thận trọng trong liều lượng sử dụng bởi nếu sử dụng nhiều hoa, lá thiên lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngộ độc Ancaloit.