Có nên dùng nước tía tô thay nước lọc?

Lá tía tô là loại rau thơm phổ biến với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc uống nước lá tía tô thay nước lọc có được không, tác dụng của nước lá tía tô là gì và ai không nên sử dụng được nhiều người quan tâm.
6 loại rau thơm vừa làm rau ngon, vừa làm thuốc quý 5 món cháo giải cảm cho những ngày thời tiết ẩm ương Loại lá gia vị chợ Việt bán rẻ bèo, xuất sang Nhật 700 đồng một lá

Tía tô còn gọi là tử tô, tô diệp, tử tô tử, tô ngạnh. Tên khoa học Perilla ocymoi, thuộc họ hoa môi (Labiatae). Tía tô được trồng ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam người dân dùng tía tô như một loại gia vị và làm thuốc.

Có nên dùng nước tía tô thay nước lọc?

Tía tô là loại rau thơm phổ biến có tác dụng chữa bệnh. Trong y học cổ truyền tía tô có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế - tâm – tỳ, kích thích ra mồ hôi.

Hạt tía tô có hàm lượng tinh dầu lớn, giàu các axit béo chưa bão hòa, chủ yếu là axit alpha-linoleic.

Lá tía tô chứa khoảng 0.2% tinh dầu nguyên chất và các hydrocarbon, aldehyde, ceton, furan,... Chiết xuất lá tía tô có các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm giúp tái tạo mô tế bào, đặc biệt khi hấp thụ qua da bằng phương pháp xông hơi.

Ngoài ra, lá tía tô còn chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, vitamin A, C cùng nhiều khoáng chất do đó tác dụng của lá tía tô giúp cơ thể tăng cường chuyển hóa và trao đổi chất.

Với những thành phần trên thì nước tía tô có những tác dụng sau:

Tác dụng của nước lá tía tô

Điều trị mụn

Lá tía tô chứa hàm lượng cao chất kháng khuẩn, chống viêm có tác dụng chữa lành, ngăn ngừa mụn, điều trị viêm da hay mẩn ngứa.

Tác dụng của lá tía tô đó là thanh lọc, giải độc hiệu quả. Vậy có thể uống nước lá tía tô thay nước lọc được không? Uống lá tía tô hàng ngày giúp làm sạch cơ thể, giảm thiểu tình trạng da xỉn màu.

Có nên dùng nước tía tô thay nước lọc?

Tăng cường hệ miễn dịch

Dùng lá tía tô đun với đường phèn để tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Vì trong hai loại này có chứa các chất chống oxy hóa và vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus.

Xóa mờ thâm nám

Chiết xuất lá tía tô có khả năng ức chế sự tổng hợp tyrosinase và melanin giúp làm sáng da.

Uống nước lá tía tô thay nước lọc hàng ngày bổ sung cho cơ thể một lượng lớn dưỡng chất giúp cải thiện sắc tố, tẩy tế bào chết từ đó xóa mờ thâm nám, dưỡng da trắng sáng.

Chống dị ứng, bảo vệ tim mạch và thần kinh

Chiết xuất thu được từ lá tía tô có thể ngăn cản sự xuất hiện của phản ứng dị ứng bên trong cơ thể. Thành phần Omega-3 trong loại lá này tương đối cao nên chống viêm, chống oxy hóa tốt, đồng thời cũng là nguồn năng lượng để tăng cường chức năng nhận thức của não bộ, nhờ đó mà chống lại nguy cơ mất trí nhớ ở người già. Đặc biệt, Omega-3 nếu được hấp thụ hàng ngày còn hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngăn ngừa lão hóa

Lá tía tô chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, ngăn ngừa các dấu hiệu của tuổi tác như nếp nhăn, tàn nhang, sạm da.

Điều trị gout và tốt cho tiêu hóa

Có đến 4 hoạt chất trong lá tía tô có thể làm giảm enzym xanthin oxidase - tác nhân làm hình thành axit uric gây ra bệnh gout. Lý giải về lá tía tô có tác dụng gì qua các thử nghiệm đã được thực hiện cho thấy, việc hàng ngày sử dụng chiết xuất từ lá tía tô sẽ cải thiện triệu chứng khó chịu ở đường tiêu hóa, bệnh trào ngược dạ dày và chứng táo bón nhẹ ở hội chứng ruột kích thích.

Có nên dùng nước tía tô thay nước lọc?

Giảm cân

Lá tía tô chứa nhiều protein thực vật, chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu do đó tác dụng của lá tía tô là tăng cường chuyển hóa, trao đổi chất từ đó đốt cháy, đào thải chất béo ra ngoài.

Lượng chất xơ trong lá tía tô có công dụng duy trì vóc dáng săn chắc, thon gọn.

Uống nước lá tía tô thay nước lọc hàng ngày là phương pháp giảm cân cực kỳ hiệu quả.

Phòng bệnh ung thư

Một lượng lớn luteolin, axit rosmarinic và triterpene trong lá tía tô được chứng minh có khả năng chống lại các tế bào ung thư đang tiềm ẩn bên trong cơ thể.

Có nên uống nước tía tô thay nước

Có nhiều người quan điểm chỉ uống là tía tô thay nước để nâng cao sức khoẻ, uống thay nước trắng, vậy điều này có tốt không?.

Giống như mọi loại thực phẩm khác, khi sử dụng quá nhiều trong thời gian dài hoặc sử dụng không đúng cách, bạn có thể vô tình tạo ra những tác hại khôn lường, chưa kể một số người không nên dùng lá tía tô. Do đó dưới góc nhìn của y học cổ truyền, thì không nên dùng tía tô trong thời gian kéo dài.

Trong lá tía tô có một số hoạt chất gây bệnh cao huyết áp, tổn hại đến hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng có thể khiến cho cơ thể bị rối loạn tiêu hóa gây ra đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác. Do đó, mỗi người hàng ngày chỉ nên dùng khoảng 2 ly nước lá tía tô , chia nhỏ từng lần uống. Vẫn sử dụng nước lọc để cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể.

Vì tía tô có thể khiến các tình trạng bệnh lý sau trở nặng hơn: sẽ khiến ra nhiều mồ hôi hơn, ra nhiều mồ hôi trộm không kiểm soát, đại tiện lỏng kéo dài... dẫn đến rối loạn điện giải và mất cân bằng của cơ thề. Ngoài ra trong lá tía tô có chứa nhiều acid oxalic. Nếu dùng nhiều cơ thể sẽ tích tụ acid oxalic ở tuyến thượng thận có thể gây suy thận, sỏi thận.

Như vậy, tía tô là thảo dược có lợi cho sức khỏe, tuy nhiên trong một số trường hợp một mình nó không thể trở thành thuốc chữa bệnh mà cần phải được kết hợp gia giảm với các vị thuốc khác.

Ngoài ra cần uống nước tía tô với lượng vừa đủ để không gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc với sức khoẻ.

Ai không nên uống nước lá tía tô

Có nên dùng nước tía tô thay nước lọc?

Phụ nữ đang mang thai

Theo những nghiên cứu gần đây thì các bác sĩ đã cảnh báo vì chưa có nghiên cứu nào chứng minh nước lá tía tô giúp phụ nữ dễ sinh hơn, thậm chí điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy.

Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.

Phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô để hỗ trợ trị cảm cúm, tuy nhiên cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Người đang bị cảm nóng

Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng hơn vì dùng tía tô khiến cho cơ thể thêm bức bối, khó chịu.

Người bị dị ứng với tía tô

Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó cần phải cận thận khi dùng tía tô. Ngoài ra, cần đảm bảo mua được loại tía tô sạch, không có hóa chất để giữ an toàn cho sức khỏe.

Bệnh nhân cao huyết áp

Không lạm dụng lá tía tô vì có thể gây tăng cao huyết áp, tổn hại hệ tim mạch. Ngoài ra, uống nhiều nước tía tô cũng khiến cơ thể bị đầy hơi, chướng bụng và nhiều tác dụng phụ khác. Vì vậy nên uống liều lượng vừa phải.

Không đun sôi lá tía tô quá 15 phút

Vì các tinh dầu trong lá, cành cây sẽ bị bốc hơi làm giảm tác dụng của nước lá tía tô.

Không cần đi spa, dưỡng da bằng thứ lá gia vị này, một tuần sau da mịn như nhung Không cần đi spa, dưỡng da bằng thứ lá gia vị này, một tuần sau da mịn như nhung
Đừng trồng hoa ở ban công, hãy trồng 3 chậu cây “thơm nức mũi” vừa đẹp vừa ăn được Đừng trồng hoa ở ban công, hãy trồng 3 chậu cây “thơm nức mũi” vừa đẹp vừa ăn được
Cách trị nám bằng lá tía tô chị em nào cũng mê Cách trị nám bằng lá tía tô chị em nào cũng mê
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Rau bí – món ngon dân dã, thực phẩm vàng cho sức khỏe

Rau bí – món ngon dân dã, thực phẩm vàng cho sức khỏe

Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, rau bí còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ giá trị dinh dưỡng cao,
Cảnh giác với thực phẩm khiến bệnh zona thần kinh nặng hơn

Cảnh giác với thực phẩm khiến bệnh zona thần kinh nặng hơn

Zona thần kinh không chỉ gây đau đớn mà còn dễ để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bên cạnh khám bệnh, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh.
Chảy máu cam: Làm sao để xử lý nhanh và đúng cách tại nhà?

Chảy máu cam: Làm sao để xử lý nhanh và đúng cách tại nhà?

Không ít người lúng túng khi gặp tình huống chảy máu mũi bất ngờ. Một vài thao tác đơn giản tại chỗ có thể giúp cầm máu hiệu quả, tránh những rủi ro không đáng có.
Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Mỹ phẩm giả không chỉ làm hỏng da mà còn âm thầm tàn phá cơ thể – cảnh báo từ chuyên gia da liễu sau loạt vụ thu giữ hàng tấn sản phẩm trôi nổi.
Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân.
Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Bổ sung vitamin D không khó nếu bạn biết tận dụng đúng nguồn từ thiên nhiên. Tắm nắng hợp lý, ăn uống khoa học và kết hợp dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tối ưu.
Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Thói quen thường ngày âm thầm “nuôi dưỡng” gàu

Gàu không chỉ do cơ địa hay thời tiết mà còn xuất phát từ những thói quen tưởng chừng vô hại như gội đầu sai cách, dùng mỹ phẩm tóc thường xuyên, ăn uống thiếu dưỡng chất…
Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Chuyên gia cảnh báo tác hại của dầu cho chăn nuôi khi bị sử dụng cho người

Vụ việc hàng chục nghìn tấn dầu ăn chăn nuôi chế biến thành thực phẩm cho người. Các chuyên gia cảnh báo loại dầu này chứa độc chất có thể gây ung thư, tổn thương gan, thận và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa trong căn bếp: Mối nguy âm thầm từ những vật dụng quen thuộc

Vi nhựa không chỉ tồn tại ngoài môi trường mà còn ẩn trong những vật dụng bếp quen thuộc, âm thầm phát tán vào thức ăn và đe dọa sức khỏe gia đình bạn.
Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Những thực phẩm “đại kỵ” với vải ai cũng cần biết

Vải thiều vào mùa mang đến vị ngọt hấp dẫn nhưng nếu ăn sai cách hoặc kết hợp với thực phẩm “đại kỵ”, có thể gây hại cho sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động