Chùm ruột - loại cây dân dã có công dụng chữa bệnh tuyệt vời

Chùm ruột còn được gọi với tên gọi khác như là tầm duột, chùm giuột, tầm ruộc... Tên khoa học của cây chùm ruột là Phyllanthus acidus (L), thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Ngoài được dùng để ăn sống, nấu chín, làm cảnh thì chùm ruột còn là cây thuốc có tác dụng thanh nhiệt, chữa nhức đầu, ho, các bệnh ngoài da như mề đay, ghẻ loét, lở ngứa.
Công dụng tuyệt vời của địa du trong điều trị rối loạn kinh nguyệt Loại gia vị ít người biết tới lại có tác dụng vô cùng kì diệu đối với sức khoẻ Kỳ lạ loài cây uống nước trực tiếp từ thân cây, dễ gây nghiện
Chùm ruột - loại cây dân dã có công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Chùm ruột trồng phổ biến tại các quốc gia vùng nhiệt đới châu Á

Chùm ruột là loại cây mọc hoang và cũng thường được trồng tại Lào và nhiều nơi thuộc vùng nhiệt đới châu Á như Indonesia, Philippines, Malaysia, Ấn Độ và đảo Mangat.

Ở nước ta, loài cây này phổ biến ở miền Nam, thường được trồng làm cảnh hay trồng để ăn quả, làm mứt. Nhưng ít người biết rằng chùm ruột còn là vị thuốc trong Đông y thường được sử dụng để điều trị một số bệnh rất hiệu quả.

Theo nghiên cứu cho thấy trong vỏ rễ cây chùm ruột có chứa saponin, tanin, acide galic, một số hợp chất triterpen như là phyllanthol, B-Amyrin và chứa nhiều acid phenol. Quả chùm ruột có chứa 89 – 91% nước; 5,89 – 7,20% gluxit; 0,73 – 0,90% protit; 0,61 – 0,76% liptit. Độ chua chua của quả chùm ruột do có chứa acid axetic chừng 1,7%. Nước ép quả chùm ruột được dùng để giải nhiệt vì chứa đến 40mg vitamin C, nhiều chất xơ...

Trong Y Học Cổ Truyền, quả chùm ruột có vị chua ngọt, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, bổ gan, bổ máu. Bên cạnh đó, loại quả này cũng hỗ trợ cải thiện chức năng gan, điều trị bệnh xơ gan rất hiệu quả. Lá chùm ruột có vị chua nhẹ, có tính sát khuẩn cao, có khả năng tiêu đờm, tiêu độc. Rễ cây chùm ruột có tính nóng. Hạt và rễ chùm ruột có tác dụng tẩy.

Chùm ruột - loại cây dân dã có công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Quả chùm ruột thường được làm mứt

Ngoài ra, trong chùm ruột có chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa có tác dụng giảm đau và kháng viêm. Theo kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy dịch chiết xuất từ lá cây chùm ruột hỗ trợ điều trị tăng huyết áp. chiết xuất từ lá chùm ruột còn có khả năng bảo vệ gan trước độc tính của Paracetamol do sử dụng quá liều.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và từng bài thuốc mà có thể dùng chùm ruột với nhiều cách khác nhau, như là: Lá cây chùm ruột có thể dùng tươi dưới dạng dã nát bôi đắp ngoài da, hoặc nấu lấy nước để tắm, điều trị lở ngứa, mề đay...Vỏ thân cây chùm ruột thường được phơi khô, tán bột và kết hợp với nhiều nguyên liệu khác. Trái chùm ruột thường được ép lấy nước, dùng ở dạng nguyên trái, ngâm mứt đường hoặc làm mứt.

Cần đặc biệt lưu ý một số điều khi sử dụng chùm ruột, vỏ và rễ cây chùm ruột chứa nhiều độc tố nên tuyệt đối không được uống hoặc tiếp xúc bằng đường miệng. Nếu uống nước sắc hoặc rượu ngâm từ vỏ rễ cây chùm ruột sẽ có triệu chứng ngộ độc. Nhẹ thì nhức đầu, nặng thì có thể bị đau bụng dữ dội thậm chí gây tử vong. Người mắc bệnh gout và sỏi thận không được ăn trái chùm ruột vì nó rất giàu acid oxalic.

Một số bài thuốc từ chùm ruột

Bài thuốc chữa đau nhức (đau lưng, chân, háng): Sử dụng lá cây chùm ruột tươi giã nát cùng hồ tiêu, đắp vào chỗ đau.

Bài thuốc chữa lở ngứa, mề đay, ghẻ loét, vết thương ngoài da: Sử dụng bỏ thân cây chùm ruột phơi khô, tán bột, chưng với dầu dừa, dùng để bôi. Sử dụng bôi ngoài da đều đặn mỗi ngày cho đến khi hết tình trạng mề đay, ghẻ loét lở ngứa.

Chùm ruột - loại cây dân dã có công dụng chữa bệnh tuyệt vời
Chùm ruột có nhiều công dụng hỗ trợ điều trị bệnh

Cách ngâm rượu vỏ thân cây chùm ruột: Lấy vỏ thân cây chùm ruột phơi khô, tán thành bột mịn, sau đó đem ngâm với rượu trắng nồng độ cao theo tỷ lệ 200g bột ngâm với 1 lít rượu, để trong 10 ngày là có thể sử dụng được. Đối với trường hợp đau răng, đau họng thì ngậm trong khoảng 5 – 10 phút sau đó nhổ ra, súc miệng bằng nước lọc. Đối với vết thương, lở loét ngoài da có thể dùng rượu này để bôi.

Có thể thấy trái chùm ruột có rất nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh lý. Tuy nhiên để sử dụng đúng cách, an toàn dược liệu này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Công dụng ít ai biết từ cây rau má Công dụng ít ai biết từ cây rau má
Một số cây thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ chữa nhiệt miệng Một số cây thuốc dân gian có tác dụng hỗ trợ chữa nhiệt miệng
Cây lá đắng là cây gì mà có tác dụng điều trị nhiều bệnh Cây lá đắng là cây gì mà có tác dụng điều trị nhiều bệnh
Nguyễn Ánh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Số ca mắc ho gà tăng gần 8 lần

Theo các chuyên gia, ho gà là một bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em.
Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Nguy cư cúm gia cầm H5N1 lây truyền giữa người với người

Hiện tại không có bằng chứng virus cúm gia cầm H5N1 lây từ người sang người, nhưng các quan chức y tế quan ngại rằng nếu virus lây lan rộng sẽ biến đổi thành một dạng có thể lây truyền giữa người với người.
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã đến rất gần.
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động