Cần có chính sách cụ thể đối với ngành y tế trong đấu giá, đấu thầu
Đề xuất bỏ cụm từ “xã hội hóa y tế” Tạo môi trường bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia vào dịch vụ khám, chữa bệnh Quy định chặt chẽ để “tính đúng, tính đủ” giá dịch vụ khám, chữa bệnh |
Đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai: Cần có chính sách cụ thể đối với ngành y tế trong đấu giá, đấu thầu |
Chiều 8/9/2022, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, các đại biểu Quốc hội tiến hành thảo luận về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi).
Đóng góp ý kiến về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Trịnh Xuân An - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai cho rằng nên thông qua dự án luật này tại 3 kỳ họp. Bởi trong dự thảo luật hiện nay đang có một số chính sách mới được bổ sung và một số vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau.
Bên cạnh đó, đây là dự án luật rất quan trọng, không chỉ là kim chỉ nam cho xử lý những vấn đề trước mắt, những vấn đề đang rất bức xúc mà còn là nền tảng và kim chỉ nam cho cả hệ thống y tế tiệm cận với nền y tế tiến bộ. Do đó, đại biểu cho rằng cần nghiên cứu thật kỹ lưỡng những vấn đề đặt ra, đặc biệt những vấn đề đưa ra phải thật sự “chín”.
Đại biểu Trịnh Xuân An cũng nêu rõ, y tế là một ngành đặc biệt, đặc thù liên quan đến sức khỏe, tính mạng người dân. Tuy nhiên, lâu nay ngành y tế được được đối xử như những quan hệ bình thường của xã hội, từ lao động, việc làm, mua sắm, đấu thầu… Đại biểu cho rằng cần có những chính sách cụ thể đối với ngành y tế, nhất là trong đấu giá, đấu thầu, đồng thời có những chính sách đặc thù để tháo gỡ những tồn tại từ trước đến nay.
Về cụ thể, đại biểu nhận thấy những vấn đề đang xảy ra hiện nay không nằm ở vấn đề chuyên môn mà nằm tại các điều kiện bảo đảm như giá, tự chủ, thiết bị,…Do đó, đại biểu đề nghị cần quan tâm đến những vấn đề cụ thể.
Đại biểu Trịnh Xuân An cũng cho rằng cần xem xét lại về quy định hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh tại Điều 101 dự án Luật.
Tán thành với việc quy định khám, chữa bệnh ban đầu cơ bản và chuyên sâu, tuy nhiên, đại biểu chỉ ra rằng, trong dự án luật vẫn chưa làm rõ về khái niệm y tế cơ sở. Đồng thời cần có quy định cụ thể về cấp độ khám, chữa bệnh ban đầu, khám, chữa bệnh cơ bản và chuyên sâu và có quy định riêng quy định về hệ thống cơ sở khám, chữa bệnh.
Đối với vấn đề bảo đảm an ninh trật tự cho cơ sở khám, chữa bệnh, đại biểu Trịnh Xuân An đồng tình với việc tăng cường bảo vệ cho y, bác sĩ chữa khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu quy định là được lực lượng cảnh sát nhân dân bảo vệ, hỗ trợ thì cần phải đánh giá lại kỹ lưỡng hơn. Bởi, theo nguyên tắc, công an, cảnh sát khi phát hiện mất an ninh trật tự thì phải xử lý.
Đại biểu Lê Văn Cường – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa |
Tham gia thảo luận, đại biểu Lê Văn Cường – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, qua dự thảo Luật này, nhiều yếu tố đầu vào của ngành y tế được tăng cường như: lãnh đao quản trị, trang thiết bị, quy trình chuyên môn, nguồn tài chính… Dự thảo Luật có nhiều quy định liên quan đến loại bỏ những lãng phí về nhân lực, nguồn lực, về việc di chuyển, về sai sót trong công việc chuyên môn.
Nhiều nội dung về tăng cường kỹ năng chuyên môn, điều chỉnh vấn đề giao tiếp, ứng xử. Các quy định liên quan đến đánh giá năng lực hành nghề, cập nhật kiến hức y khoa liên tục là khá hợp lý, tuy nhiên vấn đề liên quan đến nguồn lực tài chính vẫn còn bất cập.
Đại biểu cho rằng, vấn đề tài chính trong y tế rất cần được quan tâm. Điều 101 quy định về hệ thống tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, theo đó, hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân.
Hệ thống khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc toàn diện, liên tục, lồng ghép trên cơ sở ba cấp, trong đó cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc cấp nào sẽ phải đủ khả năng cung ứng các dịch vụ kỹ thuật của cấp đó.
Đại biểu Lê Văn Cường đánh giá, quy định này là hợp lý, giúp giảm chi phí cho hệ thống y tế, nhất là trong việc di chuyển của người bệnh. Tuy nhiên, với quy định tại điểm b, khoản 2, “Cấp khám bệnh, chữa bệnh cơ bản thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú tổng quát; đào tạo thực hành tổng quát, đào tạo liên tục tổng quát", đai biểu cho rằng, không nên dùng từ tổng quát, mà nên dùng từ nội trú, ngoại trú cơ bản.
Điều 58 của dự thảo Luật quy định về vấm đề cấp cứu trong và ngoài bệnh viện, đại biểu cho rằng đây là vấn đề mới, rất phức tạp. Nếu yêu cầu quy định chi tiết thì sẽ cần rất nhiều thời gian.
Đại biều đề nghị giao Bộ Y tế chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, mô hình, giao UBND cấp tỉnh triển khai khi có mô hình cụ thể.