Các bệnh nấm da phổ biến vào mùa mưa

Mùa mưa với khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, cộng thêm cường độ nắng cao và môi trường ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển mạnh mẽ, trở thành mối đe dọa cho làn da.
8 thực phẩm “rẻ bèo” giúp chị em sở hữu làn da hồng hào như da em bé Chế độ ăn uống "thân thiện" cho người có dạ dày nhạy cảm Nha đam - Bí quyết cho làn da rạng rỡ, khỏe mạnh
Các bệnh nấm da phổ biến vào mùa mưa

Vào mùa mưa, thời tiết ẩm ướt, ngập úng thường xuyên là yếu tố thuận lợi cho virus và vi khuẩn và vi nấm phát triển. Chúng sẽ tấn công vào cơ thể người và gây ra các bệnh về da như viêm nang lông, nước ăn chân, mụn mủ trên da… Ngoài ra, khí hậu nóng ẩm sẽ làm tăng tiết mồ hôi, tạo điều kiện cho các loại vi nấm phát triển. Trong đó, thường gặp nhất là các loại vi nấm nông (gây bệnh ở lớp sừng của da). Dưới đây là những bệnh nấm da thường gặp vào mùa mưa cần chú ý.

Nấm hắc lào

Bệnh nhân nhiễm nấm hắc lào đặc trưng là ngứa vùng bị bệnh, biểu hiện vùng da có vệt màu hơi đỏ, có viền và bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm. Viền nấm có xu hướng ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Khi người bệnh ngứa, gãi sẽ làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể mình. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc như từ thú vật (đặc biệt là thú cưng như chó, mèo), đồ dùng chung như khăn lau, chăn, gối, quần áo... Vì vậy, cần sử dụng riêng đồ cá nhân để hạn chế lây lan.

Nhiễm nấm da thân mình (nấm da toàn thân)

Nấm da thân mình được hình thành do các loại vi khuẩn nấm. Loại nấm này tồn tại và phát triển trong môi trường ẩm ướt. Khi mắc phải bệnh này dấu hiệu dễ nhận biết nhất người bệnh có thể thấy được chính là mụn nước, tạo thành đám hình tròn hay hình nhiều cung. Những tổn thương này thường lành ở giữa, lan ra xung quanh.

Nấm da thân mình có thể xuất hiện tại nhiều vị trí khác nhau trên thân mình. Đặc biệt, loại bệnh này có thể lây nhiễm từ người sang người khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da người bệnh hoặc các đồ vệ sinh cá nhân.

Bạn nên thay đổi lối sống chăm sóc vùng da nhiễm nấm tại nhà bằng cách: Giặt bộ đồ giường và quần áo hàng ngày trong thời gian bị nhiễm nấm để giúp vệ sinh môi trường xung quanh. Giữ vùng da nhiễm nấm khô thoáng. Mặc quần áo rộng rãi ở các vùng da nhiễm nấm. Bôi thuốc điều trị nấm da cho tất cả các vùng da nhiễm nấm theo chỉ định của bác sĩ.

Nấm kẽ

Nấm kẽ thường gặp ở người làm các công việc tiếp xúc với nước nhiều như làm vệ sinh cống rãnh, làm nông, buôn bán thủy sản... Đặc biệt vào mùa mưa, khi phải tiếp xúc với nước bẩn ngập trên đường cũng tăng nguy cơ nhiễm nấm kẽ.

Viêm nang lông

Nếu cơ thể không sạch hay ẩm ướt do dính nước mưa sẽ khiến vi khuẩn phát triển mạnh ở nang lông: Tóc, lông nách, ở bộ phận sinh dục... tạo thành những mụn nhỏ gây ngứa, chảy dịch, loét hay còn gọi là viêm nang lông.

Viêm nang lông có thể do vi khuẩn hoặc vi nấm tấn công. Nang lông bị viêm sẽ sưng đỏ, ngứa và có thể tạo mụn mủ. Thiếu nước sạch để tắm gội là nguyên nhân vi khuẩn phát triển ở những nang lông như đầu, lông nách, lông sinh dục, râu, lông mày.

Nấm móng

Các bệnh nấm da phổ biến vào mùa mưa

Nấm móng xuất hiện ở bờ tự do của móng hay ở hai bên cạnh của móng. Khi bị bệnh, móng sẽ mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh, dưới rãnh có chất bột vụn.

Móng của người bệnh càng ngày càng bị sần sùi, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

Để phòng ngừa nhiễm nấm, cần chú ý giữ quần áo, giày dép khô ráo, thoáng mát. Nên chuẩn bị một đôi giày thay đổi luân phiên khi đi mưa. Sau khi lội nước bẩn, cần vệ sinh tay chân với xà phòng và nước sạch, lau khô thoáng.

Khi phát hiện vùng da bị ngứa và xuất hiện các chấm đỏ lây lan hình vòng cung, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có thuốc bôi phù hợp, tránh để lan sang vùng da khác trên cơ thể.

Ghẻ

Bệnh ghẻ là một bệnh da khá phổ biến ở nước ta. Bệnh thường xuất hiện ở những vùng dân cư đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu vệ sinh, thiếu nước sinh hoạt. Bệnh lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua quần áo, chăn chiếu dính trứng ghẻ hoặc cái ghẻ.

Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ cũng sinh sôi nảy nở và lây truyền rất nhanh từ người sang người. Bệnh do ký sinh trùng có tên gọi Sarcoptes Scabies xâm nhập vào da, gây sẩn hồng ban mụn nước, rãnh ghẻ.

Điều trị bệnh ghẻ cần vệ sinh cá nhân và bôi thuốc trị ghẻ theo chỉ định của bác sĩ. Sau khi tiếp xúc với nước bẩn, cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân, ngón tay. Giặt quần áo, ga, gối bằng cách luộc hoặc phơi nắng, ủi hai mặt để đảm bảo vệ sinh.

Nhiễm trùng da

Nhiễm trùng da do vi khuẩn và nấm là bệnh da thường gặp nhất sau đợt lũ. Nguy cơ nhiễm trùng tăng lên sau các tổn thương da ( viêm da mủ, viêm nang lông, bệnh viêm kẽ …) và ở những người mắc bệnh mạn tính như: tiểu đường, suy tĩnh mạch mãn tính và suy giảm miễn dịch. Tụ cầu và liên cầu vẫn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng da sau mỗi trận lũ lụt.

Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nước lũ có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng các vi khuẩn không điển hình. Nhiễm nấm như nấm da cũng đã được báo cáo đặc biệt là ở những vùng khí hậu ấm ẩm như Việt Nam.

Top 5 sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt được tìm kiếm nhiều nhất 2023 Top 5 sản phẩm tẩy tế bào chết cho da mặt được tìm kiếm nhiều nhất 2023
Làm giảm và ngăn ngừa mụn cho da mặt với những mẹo cực đơn giản sau đây Làm giảm và ngăn ngừa mụn cho da mặt với những mẹo cực đơn giản sau đây
Top 10 loại nước giặt dành cho làn da nhạy cảm Top 10 loại nước giặt dành cho làn da nhạy cảm
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Bảo đảm an toàn cho trẻ em mùa lễ hội

Khi đi lễ hội trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp sự cố nhất, trong đó có những sự cố mà chính bố mẹ cũng không bao giờ ngờ tới như bị lạc, tai nạn thương tích... Do đó, việc chuẩn bị trước các kiến thức và kỹ năng cơ bản là vô cùng cần thiết.
Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Bộ Y tế đẩy nhanh chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng sởi

Thời gian qua, Bộ Y tế đã tích cực chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng, chống bệnh Sởi. Tính đến nay, đã có 53/54 tỉnh triển khai tiêm vaccine cho 762.320/800.719 đối tượng, đạt tỷ lệ 95,2% theo kế hoạch đề ra.
Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh sởi nên ăn gì và kiêng gì?

Khi mắc bệnh sởi, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cơ thể chống lại virus và nhanh chóng phục hồi.
Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Bộ Y tế thông tin về bệnh ho ra máu tại Nga

Gần đây, trên một số kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội đã xuất hiện thông tin về các trường hợp về chứng bệnh ho ra máu tại Nga. Cục Phòng bệnh (Bộ Y tế) đã có báo cáo nhanh về thông tin này.
Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Con vắt dài 6 cm sống ký sinh trong mũi bệnh nhân

Bệnh nhân liên tục chảy máu mũi nên đến khám thì được phát hiện một con vắt dài hơn 6 cm đã sống hơn một tuần trong mũi.
Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại cổng trường học

Hà Nội tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại cổng trường học

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại các trường học. Sở Giáo dục và Đào tạo được giao rà soát quy định, hướng dẫn các cơ sở giáo dục về quy trình đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh và kiểm soát an toàn thực phẩm.
Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động