Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng phát triển, các đại dịch nói chung đang tăng dần tần suất xuất hiện, nhằm giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023.
Bộ Y tế: Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc do độc tố tự nhiên Chính phủ ban hành Nghị định mới giải quyết tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế trong bệnh viện Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống cúm gia cầm lây sang người
Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

Dự báo tình hình dịch bệnh 2023

Theo nhận định của Bộ Y tế, trong năm 2023, tình hình dịch bệnh được dự báo vẫn tiếp tục diện biến khó lường trong thời gian tới. Ngày 27/1/2023, WHO thông tin số tử vong hang tuần trên toàn cầu đã tăng trở lại từ tháng 12/2022. Hai tháng qua, thế giới có hơn 170.000 ca tử vong và ước tính số thực tế còn cao hơn nhiều.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá và nhận định dịch Covid-19 vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế với mức độ nguy cơ cao trong bối cảnh đáp ứng khác nhau giữa các quốc gia. Cùng với đó, các tác nhân gây bệnh, các chủng vi rút cúm xuất hiện, biến đổi liên lục làm giảm khả năng bảo vệ của vắc xin nên luôn tiềm ẩn nguy cơ đại dịch.

Trong nước, tình hình dịch Covid-9 và các bệnh truyền nhiễm khác hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao do hầu hết các quốc gia đã mở cửa trở lại cùng với thời tiết thay đổi bất thường làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Qua ba năm dịch Covid-19, tỷ lệ tiêm vắc xin tiêm chủng mở rộng chưa đạt được như mong muốn. Số trẻ em chưa được tiêm chủng còn cao, khả năng miễn dịch giảm, các dịch bệnh dự phòng bằng vắc xin có nguy cơ gia tăng. Sốt xuất huyết cũng có khả năng gia tăng với dự báo mùa mưa đến sớm, lượng mưa tăng cao và nguy cơ xâm nhập của týp vi rút, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới nổi như đậu mùa khỉ tiềm ẩn nguy cơ xâm nhập, lây lan trong nước.

Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

Mục tiêu phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm 2023

Vì vậy với mục tiêu giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm so với trung bình năm giai đoạn 2016-2020; khống chế kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát để góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và phát triển kinh tế, xã hội, ngày 10/3/2023 Bộ Y Tế ban hành Quyết định số 1331/QĐ-BYT ban hành Kế hoạch Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2023 với các mục tiêu cụ thể như:

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn chuyên môn

Hồ sơ xây dựng dự án Luật Phòng bệnh (bao gồm các nội dung về Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm) sẽ được tiếp tục thực hiện và đảm bảo tiến độ theo Chương trình của Quốc hội.

Bên cạnh đó Bộ Y tế sẽ ban hành Thông tư quy định gói dịch vụ y tế cơ bản do Trạm y tế tuyến xã thực hiện và cập nhật, đồng thời hướng dẫn giám sát và phòng chống các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, đậu mùa khỉ; hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid-19 và các bệnh truyền nhiễm khác theo quy định; hướng dẫn phân vùng dịch tễ các bệnh do ký sinh trùng thường gặp; hướng dẫn giám sát dựa vào sự kiện; hướng dẫn chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm.

Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

Đặt ra các mục tiêu về tỷ lệ tiêm chủng, kiểm dịch

Với các thành tích đạt được trong các năm trước đó Bộ Y tế đặt mục tiêu tiếp tục nỗ lực duy trì thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh; thực hiện tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ dưới 1 tuổi đạt ≥ 95% quy mô cấp xã; 100% bệnh, dịch bệnh mới phát sinh được phát hiện và xử lý kịp thời’ 100% đối tượng kiểm dịch y tế biện giới được giám sát, kiểm tra và xử lý y tế theo đúng quy định, phát hiện sớm và kịp thời xử lý các trường hợp mắc bệnh theo quy định, hạn chế tối đa dịch bệnh xâm nhập và lây lan; 100% cán bộ làm công tác thống kê báo cáo bệnh truyền nhiễm được tập huấn về giám sát, thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm; 100% nhân viên y tế làm việc tại các khoa khám bệnh, khoa Nội, truyền nhiễm được tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn, hướng dẫn chẩn đoán, điều trị…

Tổ chức hoạt động thanh kiểm tra

Đồng thời, tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, công bố dịch, quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ, kiểm dịch y tế biên giới tại các tỉnh, thành phố. Thường xuyên tổ chức các đoàn kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm, tập trung vào các dịch bệnh nguy hiểm và mới nổi hoặc bệnh lưu hành có số mắc, tử vong cao tại các tỉnh, thành phố trọng điểm. Tổ chức và triển khai các đoàn công tác liên ngành tăng cường kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các tỉnh, thành phố và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

Bộ Y tế ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2023

Tăng cường công tác kiểm soát, đối phó với bệnh tật

Về việc này, Bộ Y tế chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và các đơn vị y tế dự phòng trên địa bàn tăng cường triển khai giám sát thường xuyên, giám sát trọng điểm, giám sát dựa vào sự kiện và đáp ứng với bệnh, dịch truyền nhiễm, chủ động theo dõi, giám sát tại cửa khẩu, tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế, phát hiện sớm, đáp ứng nhanh, kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm, không để lây lan rộng, bùng phát kéo dài tại cộng đồng. Tiếp tục tổ chức tiêm chủng đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.

Xem hướng dẫn điều trị bệnh Xem hướng dẫn điều trị bệnh "ăn thịt người" Whitmore từ Bộ Y tế
Bộ Y tế đề nghị triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy Bộ Y tế đề nghị triển khai ngay chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy
Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh truyền nhiễm Một số bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh truyền nhiễm
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023
Hội thảo trực tuyến về “Phòng chống các bệnh không lây nhiễm” Hội thảo trực tuyến về “Phòng chống các bệnh không lây nhiễm”
11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 11 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, kết tinh đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm thật sự có giá trị với sức khỏe, đó chính là nỗ lực của Công ty TNHH Dược phẩm Napharco nhằm vươn tới mục tiêu tạo nên cộng đồng khỏe mạnh.
Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường

Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường

Bên cạnh những đồ ăn kiêng, người bệnh tiểu đường nên tránh những đồ uống có chứa nhiều đường, caffeine, cồn,...
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động