7 lần sốc điện cứu sống sản phụ mắc bệnh tim, em bé chào đời khỏe mạnh

Các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy đã phối hợp cứu sống sản phụ mắc bệnh tim phức tạp, bằng cách thực hiện 7 lần sốc điện trước và sau khi mổ lấy thai.
Cụ bà 70 tuổi thoát khỏi "án tử" sau 70 phút ngừng tim Bị ngã hơn 1 tháng mới phát hiện chấn thương thận nghiêm trọng Ngã từ trên giường xuống, bé trai 12 tháng tuổi bị vỡ khí quản

Ngày 10/3, bác sĩ chuyên khoa 2 Tào Tuấn Kiệt, Trưởng khoa Gây mê Hồi sức, Bệnh viện Từ Dũ, cho biết ê-kíp của hai bệnh viện đã phối hợp phẫu thuật lấy thai thành công cho một sản phụ mắc bệnh tim phức tạp, bao gồm rung nhĩ, cuồng nhĩ, suy tim, bệnh cơ tim chu sinh và chưa loại trừ cơn nhịp nhanh kịch phát trên thất. Ca mổ giúp bé gái chào đời khỏe mạnh với cân nặng 2.600g.

Sản phụ là chị Đinh Thị T. (36 tuổi, ngụ tại Bình Dương), mang thai lần hai. Trong thai kỳ, chị T. đã thực hiện các xét nghiệm và được phát hiện nhiễm viêm gan siêu vi B với nồng độ virus cao. Các bác sĩ đã chỉ định điều trị bằng thuốc kháng virus để kiểm soát bệnh.

Trong ba tháng đầu thai kỳ, chị T. được theo dõi tại địa phương với sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, từ tuần thai thứ 26, chị bắt đầu có dấu hiệu nhịp tim tăng lên 136-140 nhịp/phút nhưng không cảm thấy mệt mỏi hay khó thở.

Đến tuần thai thứ 32, tình trạng nhịp tim nhanh của chị T. trở nên nghiêm trọng hơn, tăng lên 177-179 nhịp/phút. Các bác sĩ đã yêu cầu chị khám chuyên khoa tim mạch và chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Mặc dù được điều trị, tình trạng nhịp tim của chị vẫn không cải thiện.

Ngày 3/3, khi thai được 37 tuần, chị T. nhập cấp cứu tại Bệnh viện Từ Dũ do nhịp tim tăng cao, mạch lên đến 197 nhịp/phút.

Sau khi hội chẩn giữa bác sĩ Gây mê Hồi sức của Bệnh viện Từ Dũ và bác sĩ chuyên khoa Rối loạn nhịp của Bệnh viện Chợ Rẫy, chị T. được chỉ định tiêm tĩnh mạch nhanh thuốc cắt cơn nhịp nhanh. Tuy nhiên, sau 10 phút, tình trạng không cải thiện, điện tim ghi nhận xuất hiện thêm block nhĩ thất thoáng qua và huyết áp giảm nhẹ. Trước diễn biến này, các bác sĩ quyết định can thiệp sốc điện khẩn cấp.

7 lần sốc điện cứu sống sản phụ mắc bệnh tim, em bé chào đời khỏe mạnh
Các bác sĩ nhiều lần sốc tim cho sản phụ nhưng tình trạng rối loạn nhịp không cải thiện.

Tuy nhiên, sau 3 lần sốc điện với mức năng lượng tăng dần theo chu kỳ 10 phút, nhịp tim của chị T. vẫn không thay đổi, khiến gương mặt các bác sĩ đầy căng thẳng. Họ quyết định tiếp tục sốc điện lần thứ 4 và thứ 5 với mức năng lượng tối đa, nhưng tình trạng vẫn không cải thiện.

Trước diễn biến nguy kịch, ê-kíp bác sĩ từ hai bệnh viện nhận định cần phải mổ lấy thai cấp cứu ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Phạm Quang Nhật, Bệnh viện Từ Dũ, cho biết vào thời điểm quyết định chấm dứt thai kỳ, em bé trong bụng chị T. nặng khoảng 2,6-2,7kg và theo lý thuyết, có thể sinh thường.

Tuy nhiên, chỉ cần một cơn gò chuyển dạ gây đau, nhịp tim của sản phụ có thể tăng cao đột ngột, khiến tim không chịu nổi. Đồng thời, thai nhi cũng có nguy cơ bị ảnh hưởng tuần hoàn, đe dọa tính mạng. Trước tình huống nguy cấp này, đội ngũ bác sĩ từ ba chuyên khoa của Bệnh viện Từ Dũ và Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định thực hiện mổ lấy thai khi thai ở tuần 37.

Ca phẫu thuật bắt đầu lúc 18 giờ ngày 3/3 và chỉ sau 10 phút, một bé gái nặng 2.600g chào đời khỏe mạnh, khóc to, da niêm hồng hào. Trước và trong quá trình phẫu thuật, các bác sĩ đã sử dụng nhiều loại thuốc để kiểm soát phần nào tình trạng rối loạn nhịp tim và suy tim của sản phụ. Cuối cùng, cuộc mổ kết thúc tạm an toàn sau 1 giờ.

Các bác sĩ đã mổ lấy thai trong vòng 10 phút
Các bác sĩ đã mổ lấy thai trong vòng 10 phút (Ảnh: BV).

Sau khi chuyển chị T. sang khu hồi sức, tình trạng mạch vẫn còn nhanh, buộc các bác sĩ phải thực hiện sốc điện lần thứ 6. Tuy nhiên, sau 10 phút, nhịp tim vẫn không cải thiện. Trong tình huống căng thẳng, đội ngũ bác sĩ quyết định thực hiện lần sốc điện thứ 7 với mức năng lượng 200J. Sau 10 phút, nhịp tim giảm xuống còn 160 nhịp/phút. Dù chưa đạt mức mong đợi, các bác sĩ quyết định ngừng sốc điện và tiếp tục kiểm soát nhịp tim bằng thuốc.

Sau phẫu thuật một ngày, tình trạng của chị T. cải thiện rõ rệt. Vết mổ khô, ít đau, mạch giảm dần còn 120-130 nhịp/phút, sức khỏe ổn định, ăn uống được. Do sản khoa tiến triển tốt, các bác sĩ quyết định chuyển chị T. sang khoa Rối loạn nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị bằng phương pháp đốt điện tim bằng sóng cao tần.

Với sự hỗ trợ của hệ thống lập bản đồ 3D, các bác sĩ đã xác định chính xác ổ loạn nhịp và tiến hành đốt đứt đường dẫn truyền bất thường. Sau can thiệp, nhịp tim của chị T. trở lại bình thường, dao động ở mức 80-90 nhịp/phút.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Kiều Ngọc Dũng, Trưởng khoa Điều trị Rối loạn Nhịp, Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết khoa đã tiếp nhận khoảng 40.000 trường hợp rối loạn nhịp tim phức tạp, trong đó có 2.500 bệnh nhân nội trú mắc các bệnh lý rối loạn nhịp nguy hiểm.

Đáng chú ý, nhiều bệnh nhân là phụ nữ mang thai, khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn do cần cân nhắc đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Trước thực tế này, khoa Điều trị Rối loạn Nhịp đã triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến nhằm điều trị triệt để bệnh lý này.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nếu có các triệu chứng như hồi hộp, tim đập nhanh, choáng váng, xây xẩm hay ngất xỉu nên chủ động khám tiền sản. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh tốt hơn trước và trong quá trình mang thai.

Cô gái nhập viện cấp cứu vì hóa chất uốn mi bắn vào mắt Cô gái nhập viện cấp cứu vì hóa chất uốn mi bắn vào mắt
Bé trai 12 tuổi đột quỵ Bé trai 12 tuổi đột quỵ
Sở Y tế lập đoàn kiểm tra Công ty sản xuất kẹo rau củ Kera Sở Y tế lập đoàn kiểm tra Công ty sản xuất kẹo rau củ Kera
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lạm dụng thuốc nhức đầu, hạ sốt có thể âm thầm tàn phá gan

Lạm dụng thuốc nhức đầu, hạ sốt có thể âm thầm tàn phá gan

Paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến đến mức nhiều người xem nhẹ những rủi ro tiềm ẩn. Việc lạm dụng hoặc dùng sai cách có thể gây tổn thương gan.
Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Từ 1/7 việc khám chữa bệnh thuận tiện hơn, quyền lợi BHYT rộng hơn

Từ ngày 1/7/2025, Luật BHYT sửa đổi chính thức có hiệu lực, mang đến hàng loạt chính sách thuận lợi cho người dân và nhóm yếu thế trong xã hội.
Mất thính lực do tiếng ồn: Nguy cơ âm thầm bạn không nên bỏ qua

Mất thính lực do tiếng ồn: Nguy cơ âm thầm bạn không nên bỏ qua

Mất thính lực do tiếng ồn là dạng điếc mắc phải phổ biến thứ hai sau lão hóa. Tiếng ồn lớn không chỉ làm tổn thương tai trong mà còn gây ảnh hưởng toàn cơ thể nếu không được phòng ngừa đúng cách.
Uống nước lạnh ngày nắng nóng: Cẩn thận nếu bạn thuộc nhóm này

Uống nước lạnh ngày nắng nóng: Cẩn thận nếu bạn thuộc nhóm này

Nước lạnh có thể mang lại cảm giác sảng khoái tức thì trong những ngày oi bức. Tuy nhiên, với một số người, thói quen này tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Rau bí – món ngon dân dã, thực phẩm vàng cho sức khỏe

Rau bí – món ngon dân dã, thực phẩm vàng cho sức khỏe

Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, rau bí còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ giá trị dinh dưỡng cao,
Cảnh giác với thực phẩm khiến bệnh zona thần kinh nặng hơn

Cảnh giác với thực phẩm khiến bệnh zona thần kinh nặng hơn

Zona thần kinh không chỉ gây đau đớn mà còn dễ để lại biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Bên cạnh khám bệnh, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát bệnh.
Chảy máu cam: Làm sao để xử lý nhanh và đúng cách tại nhà?

Chảy máu cam: Làm sao để xử lý nhanh và đúng cách tại nhà?

Không ít người lúng túng khi gặp tình huống chảy máu mũi bất ngờ. Một vài thao tác đơn giản tại chỗ có thể giúp cầm máu hiệu quả, tránh những rủi ro không đáng có.
Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Chuyên gia cảnh báo: Mỹ phẩm giả không chỉ phá hủy làn da mà còn đầu độc cơ thể

Mỹ phẩm giả không chỉ làm hỏng da mà còn âm thầm tàn phá cơ thể – cảnh báo từ chuyên gia da liễu sau loạt vụ thu giữ hàng tấn sản phẩm trôi nổi.
Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Giảm tê bì chân tay tại nhà: Những phương pháp đơn giản, hiệu quả

Tê bì chân tay là cảm giác mất cảm giác, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở các chi. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của cơ thể nhưng phổ biến nhất là ở tay và chân.
Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Những cách tự nhiên giúp bổ sung vitamin D hiệu quả

Bổ sung vitamin D không khó nếu bạn biết tận dụng đúng nguồn từ thiên nhiên. Tắm nắng hợp lý, ăn uống khoa học và kết hợp dưỡng chất phù hợp sẽ giúp cơ thể hấp thu vitamin D tối ưu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động