TP.HCM giãn cách xã hội thêm 1 tháng để khống chế các nguồn lây nhiễm

Hiện nay nguy cơ dịch COVID-19 tái bùng phát sẽ mạnh hơn, khốc liệt hơn nếu TP.HCM mất cảnh giác, chủ quan. Vì vậy Thành phố sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng nữa để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, từng bước đưa TP.HCM trở về trạng thái bình thường mới.
Bộ Y tế cho phép TP HCM sử dụng 1 triệu liều vắc xin Sinopharm Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: 5 việc cần làm ngay để bảo đảm chuỗi cung ứng nông sản Thành lập 7 “Tổ công tác đặc biệt” phòng, chống COVID-19 tại TP HCM

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh như vậy tại buổi lễ phát động phong trào “Phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19” và ra mắt Trung tâm tiếp nhận, hỗ trợ hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân khó khăn do dịch bệnh tổ chức vào sáng 15/8.

Nguy cơ tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt

Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, Thành phố đã qua 80 ngày kể từ khi phát hiện ổ dịch trong cộng đồng của đợt dịch thứ tư. Thành phố đã triển khai giãn cách xã hội theo nhiều cấp độ tăng cường. Trong đó có 5 tuần siết chặt các biện pháp theo Chỉ thị 16 để phòng, chống dịch. "Đây là giai đoạn khó khăn chưa từng có đối với hệ thống chính trị và nhân dân Thành phố", ông Mãi nói.

Lãnh đạo Thành phố thấu hiểu và chia sẻ với sự khó khăn, bất tiện, thiệt thòi trong những ngày giãn cách xã hội của người dân. Trong hoàn cảnh dịch bệnh khó khăn như vậy, lãnh đạo Thành phố ghi nhận và tri ân tất cả người dân Thành phố, những cá nhân, tổ chức đã âm thầm cống hiến, chia sẻ, sát cánh trong những ngày chống dịch vừa qua.

TP HCM kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng để khống chế các nguồn lây nhiễm
Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TPHCM Phan Văn Mãi phát biểu tại lễ phát động phong trào “Phát huy sức mạnh toàn dân tích cực tham gia phòng, chống dịch COVID-19”

Ông Phan Văn Mãi nhận định tại TP.HCM, tình hình dịch bệnh có lắng dịu đi phần nào nhưng vẫn còn rất phức tạp. Các tỉnh xung quanh Thành phố có số ca nhiễm mới tăng nhanh những ngày gần đây. Tại TP.HCM, số ca nhiễm của Thành phố vẫn còn cao, hệ thống điều trị quá tải, công tác tiếp nhận điều trị có lúc có nơi chưa đáp ứng kịp, tỉ lệ tử vong chưa giảm.

"Hiện nay, nguy cơ tái bùng phát mạnh hơn, khốc liệt hơn nếu chúng ta mất cảnh giác, chủ quan", ông Mãi nói.

Trong bối cảnh đó, việc thực hiện yêu cầu kiểm soát dịch bệnh trước ngày 15/9/2021 như Nghị quyết 86 của Chính phủ đặt ra là vô cùng nặng nề, đầy thách thức nhưng đây cũng là mong muốn của cả hệ thống chính trị và người dân Thành phố.

Ưu tiên tối đa công tác phòng, chống dịch, đặt sức khoẻ, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết, vì vậy Thành phố phải kéo dài giãn cách xã hội thêm 1 tháng để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm, đưa số ca nhiễm về mức thấp nhất; đưa số ca bệnh về dưới công suất điều trị của hệ thống y tế; giảm nhanh số ca tử vong.

"Chỉ có như vậy mới có thể từng bước đưa thành phố trở về trạng thái bình thường mới", Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Kêu gọi người dân TP.HCM đồng lòng với 4 nhiệm vụ

Để đạt được những mục tiêu như vậy, ông Phan Văn Mãi nêu 4 công việc cũng là lời kêu gọi người dân Thành phố.

Thứ nhất, tiếp tục chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách; chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết và luôn tuân thủ thực hiện 5K. Đối với bà con trong khu cách ly, khu phong tỏa tiếp tục thực hiện triệt để “người cách ly với người, nhà cách ly với nhà”. Chỉ có ý thức và sự tự giác của mọi người sẽ quyết định việc dịch không lây lan trong cộng đồng.

TP HCM tiếp tục giãn cách xã hội đến 15/9 để khống chế nguồn lây
TP.HCM kéo dài thời gian giãn cách xã hội thêm 1 tháng nữa để tập trung khống chế các nguồn lây nhiễm

Thứ hai, trong những ngày tiếp tục giãn cách sắp tới, đồng bào Thành phố nói chung, bà con lao động nghèo nói riêng sẽ phải chịu nhiều thiếu thốn, khó khăn thêm nữa. Thành phố sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để bảo đảm cung ứng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của nhân dân; đồng thời phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân” và huy động tất cả những gì có thể từ nguồn ngân sách Nhà nước, các nguồn lực xã hội, sớm triển khai các gói an sinh để người nghèo, người già neo đơn, lao động tự do mất việc làm và tất cả những người khó khăn có cuộc sống bảo đảm cơ bản cho đến khi Thành phố chuyển sang trạng thái bình thường mới, trong đó có việc đưa vào hoạt động Trung tâm an sinh xã hội.

Thứ ba, tập trung điều trị, giảm tỷ lệ tử vong, tập trung ưu tiên chiến lược điều trị hiệu quả, giảm số người tử vong; rà soát, mở rộng các bệnh viện dã chiến, điều chỉnh hệ thống 5 tầng điều trị phù hợp, khoa học, trang bị đầy đủ hệ thống thiết bị để kịp thời cấp cứu bệnh nhân trở nặng nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19, giảm tỷ lệ tử vong.

Xây dựng mạng lưới tình nguyện viên chăm sóc, tư vấn F0 tại nhà với sự tham gia của mạng lưới thầy thuốc đồng hành của Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam và các tình nguyện viên trong cả nước và Thành phố.

Thứ tư, nỗ lực hết sức để bảo đảm yêu cầu tiêm chủng vaccin cho nhân dân. Việc bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng vaccine có ý nghĩa quyết định trong chiến lược phòng chống dịch. Mặc dù Thành phố đã chủ động tìm mua vaccin từ sớm và được Chính phủ chấp thuận nhưng hiện nay vẫn rất khó khăn về nguồn cung. Vì vậy, cần huy động và sử dụng tối đa mọi nguồn vaccine hiện có, tiêm chủng kịp thời các loại vaccin được Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế cấp phép để mở rộng diện bao phủ vaccin. Bên cạnh đó, ngay khi đã tiêm vaccin đạt tỷ lệ cao nhưng vẫn phải thực hiện 5K trong tình hình mới.

Tình hình dịch bệnh COVID-19, theo bản tin 10h30 sáng 15/8 của Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM, tính đến 6h ngày 15/8, có 147.929 trường hợp mắc bệnh phát hiện tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố, trong đó: 147.533 trường hợp nhiễm trong cộng đồng, 396 trường hợp nhập cảnh.

Hiện đang điều trị 32.293 bệnh nhân, trong đó: có 2.237 trẻ em dưới 16 tuổi, 1.851 bệnh nhân nặng đang thở máy và 15 bệnh nhân can thiệp ECMO.

Trong ngày 14/8 có 3.417 bệnh nhân xuất viện, tổng số xuất viện cộng dồn từ 01/01/2021 đến nay là 70.727 bệnh nhân. Có 285 trường hợp tử vong trong ngày.

M.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Loại cây xưa trồng phủ xanh đồi trọc, nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD

Loại cây xưa trồng phủ xanh đồi trọc, nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD

Cây quế từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, không ai để tâm chăm sóc, ngày nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD, giúp bà con ở miền núi phía Bắc làm giàu. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu được 10.175 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 29,6 triệu USD, so với tháng 7 lượng xuất khẩu tăng 19,8%, kim ngạch tăng 20,3%.
Cây thanh long cổ thụ siêu khủng mới nhìn ai cũng ngạc nhiên tưởng là ảnh ghép

Cây thanh long cổ thụ siêu khủng mới nhìn ai cũng ngạc nhiên tưởng là ảnh ghép

So với những cây thanh long bình thường khác, thì cây thanh long cổ thụ này được xếp vào hạng "độc nhất vô nhị", chưa ai từng thấy trên đời. Không chỉ "siêu to khổng lồ" cây thanh long còn chi chít trái và rất ngon.
CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước

CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước

Giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.
Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong thời điểm Tết Trung thu đang đến gần, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo.
Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1873/QĐ-BCT ngày 20/7/2023 về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 – Vietnam Grand Sale 2023”. Theo đó, Chương trình sẽ được diễn ra từ ngày 4/12/2023 – 10/1/2024 trên phạm vi toàn quốc.
CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

Giá lương thực, thực phẩm và giá điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước.
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động