Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu.
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu
Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu

Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và Truyền thông; Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Công điện nêu: Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, lây lan qua đường hô hấp, có thể dẫn đến tử vong. Bệnh được phòng bằng vắc xin, điều trị khỏi nếu được phát hiện kịp thời. Thời gian qua đã phát hiện một số trường hợp mắc bệnh, trong đó đã có trường hợp tử vong.

Nhằm chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn: Triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu; chủ động công tác giám sát phát hiện, xử lý sớm ổ dịch; tổ chức tiêm chủng vắc xin, điều trị để bảo vệ tốt nhất sức khoẻ, tính mạng của người bệnh;

Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực trong giám sát, chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh, bảo đảm môi trường thông thoáng, sạch sẽ; tổ chức theo dõi sức khoẻ của trẻ em, học sinh, sinh viên và thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để được cách ly, xử lý kịp thời.

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo: Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu theo khuyến cáo của ngành Y tế; hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu mắc bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời;

Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là tại các địa bàn có lưu hành bệnh hoặc nơi có tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu thấp;

Thủ tướng yêu cầu chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu
Tiêm vắc xin phòng chống bệnh bạch hầu

Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch; điều trị kịp thời và thực hiện tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân;

Bảo đảm hậu cần, thuốc, vắc xin, thiết bị, vật tư, hoá chất phục vụ công tác phòng, chống bệnh bạch hầu theo phương châm 04 tại chỗ;

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh bạch hầu và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng Giám đốc: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu; thông tin đầy đủ, trung thực về tình hình dịch bệnh.

Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Y tế theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và địa phương trong việc thực hiện Công điện này; kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện./.

Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào? Bệnh bạch hầu nguy hiểm như thế nào?
Bệnh bạch hầu lây truyền thế nào? Bệnh bạch hầu lây truyền thế nào?
Bộ Y tế yêu cầu triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch sau ca tử vong do bạch hầu Bộ Y tế yêu cầu triển khai các biện pháp xử lý triệt để ổ dịch sau ca tử vong do bạch hầu
Nguy cơ bệnh bạch hầu lây lan ra cộng đồng là không lớn Nguy cơ bệnh bạch hầu lây lan ra cộng đồng là không lớn
Mai Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Những thói quen âm thầm bào mòn xương khớp của bạn mỗi ngày

Ít ai biết rằng bộ khung xương dẻo dai của chúng ta có thể bị bào mòn chỉ vì những thói quen nhỏ như uống soda, thiếu ngủ hay ở trong nhà cả ngày
Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Những loại nước không nên uống khi bụng đói buổi sáng

Sau một đêm dài, cơ thể cần bổ sung nước để tỉnh táo và khởi động hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, một số loại nước nếu uống ngay lúc bụng đói lại có thể gây hại cho sức khỏe.
Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?

Uống gì để da trẻ, sáng và mịn màng?

Làn da tươi trẻ không chỉ đến từ kem dưỡng mà còn nhờ dinh dưỡng từ bên trong. Cùng khám phá những loại nước giúp cải thiện độ đàn hồi, cấp ẩm và chống lão hóa cho làn da.
Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Những thói quen đơn giản giúp ngăn ngừa sỏi thận hiệu quả

Sỏi thận có thể gây đau đớn dữ dội khi phát triển. Tuy nhiên, chỉ với vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt, bạn hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này.
Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Những sai lầm phổ biến khi dùng thuốc nhỏ mắt

Dùng thuốc nhỏ mắt sai cách không chỉ làm giảm hiệu quả điều trị mà còn tăng nguy cơ viêm, tổn thương mắt. Nhiều người vẫn mắc phải những lỗi cơ bản mà không hề hay biết.
Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Những thời điểm vàng để uống nước tốt cho sức khỏe

Không chỉ là nhu cầu sinh tồn, uống nước đúng lúc còn mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe như giảm mệt mỏi, hỗ trợ tiêu hóa và điều hòa thân nhiệt.
Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Điều gì xảy ra khi ăn quá nhiều mít?

Không ít người yêu thích mít vì vị ngọt thơm, song ăn quá mức có thể gây đầy hơi, mụn nhọt, tăng huyết áp hoặc nguy hiểm với người bệnh gan thận.
Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Nấm đông cô – Món ngon “dưỡng sinh” từ thiên nhiên

Giàu dưỡng chất, hỗ trợ tim mạch, tăng đề kháng và phòng ngừa ung thư, nấm đông cô không chỉ là nguyên liệu ẩm thực quen thuộc mà còn được xem như một “bài thuốc” quý cho sức khỏe.
Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Người bệnh mạn tính được kê đơn thuốc ngoại trú tới 3 tháng từ 1/7

Thay vì chỉ được kê thuốc 30 ngày như trước, từ ngày 1/7, người bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường có thể sẽ được bác sĩ kê đơn dùng trong 90 ngày.
Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm sai cách, hại da mà không biết

Tắm tưởng chừng là hoạt động đơn giản hằng ngày, song không ít người lại vô tình mắc phải những sai lầm gây hại cho làn da và sức khỏe tổng thể.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động