Thời tiết 3 miền diễn biến thế nào trong dịp Tết Nguyên đán?
Bão Krathon giật trên cấp 17 có tác động đến đất liền nước ta? Siêu bão Krathon đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 5 Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Liệu có rét đậm, rét hại? |
So với Tết năm ngoái, thời tiết Tết Ất Tỵ 2025 có nhiều điểm khác biệt. |
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 kéo dài 9 ngày, từ thứ Bảy (25/1, tức 26 Tết) đến hết Chủ nhật (2/2, tức mùng 5 Tết). So với Tết năm ngoái, thời tiết Tết Ất Tỵ 2025 có nhiều điểm khác biệt. Miền Bắc sẽ rét sâu hơn với nhiều mưa phùn, miền Trung giảm cường độ mưa, còn Nam Bộ sẽ không xuất hiện nắng nóng như năm trước, tạo điều kiện cho các hoạt động ngoài trời.
Cụ thể, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ đêm nay (22/1) đến 30/1, thời tiết trên cả nước sẽ có nhiều biến đổi. Trong đó, tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, dự báo có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm xuất hiện sương mù và sương mù nhẹ, đến trưa và chiều trời nắng; đêm và sáng trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại.
Tuy nhiên, từ đêm 25-26/1, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường khiến khu vực có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông; có khả năng xảy ra rét đậm, rét hại, ở Bắc Bộ từ đêm 26/1, ở Bắc Trung Bộ từ 27/1; vùng núi cao có khả năng xảy ra băng giá, sương muối.
Khu vực Trung Trung Bộ từ ngày 26/1 có mưa, mưa rào và có nơi có giông. Phía Bắc đêm và sáng trời rét, từ ngày 26/1 trời rét. Các khu vực khác, đêm có mưa rào vài nơi, ngày nắng. Trong mưa giông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thông tin trên Vietnamnet, TS. Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai cũng nhận định, ngày 26/1 không khí lạnh về gây mưa phùn và rét ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ. Chiều 26, ngày 27/1 mưa nhỏ lan tới miền Trung và duy trì hết ngày 28/1 (29 Tết).
Ở khu vực Hà Nội và đồng bằng Bắc Bộ duy trì mưa phùn nhỏ trong các ngày 26 và 27 sau đó trời tạnh.
Dịp Tết Nguyên đán 2025, Nam Bộ sẽ không xuất hiện nắng nóng như năm trước. |
Từ ngày 29-30/1 (mùng 1 và mùng 2 Tết Nguyên đán,) trời tạnh ở hầu khắp các vùng. Riêng khu vực các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình tới Phú Yên có mưa xuân nhỏ vào sáng sớm. Nhiệt độ vào ban ngày trong các ngày mùng 1, 2 và 3 Tết Nguyên đán không quá thấp, thuận lợi du xuân.
Theo bảng nhiệt độ của cơ quan khí tượng, không khí lạnh tràn về gây mưa ở khu vực Hà Nội khoảng ngày 26-27 với mức nhiệt thấp nhất giảm còn 13 độ; sau đó giảm tiếp còn 10 độ, nhưng ban ngày trời hửng nắng với mức nhiệt cao nhất 17-18 độ và tăng dần đến 20 độ ngày mùng 1 Tết.
Ngoài ra, các trung tâm khí tượng quốc tế cũng dự báo, trong đợt không khí lạnh thứ 11 sắp tới, khả năng xảy ra băng giá ở phía Bắc của nước ta là rất cao. Các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng và Lạng Sơn được dự báo sẽ có tuyết từ ngày 26-29/1. Xác suất có tuyết tại thị xã Sa Pa (Lào Cai) là 90%, trên đỉnh Fansipan (Lào Cai) 100%, Lũng Cú (Hà Giang) 80%, Mường Khương (Lào Cai) 60%, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 55%, Bắc Hà (Lào Cai) 50% và Bảo Lạc (Cao Bằng) 40%.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong thời kỳ từ 21/1-20/2/2025, không khí lạnh có xu hướng hoạt động mạnh hơn so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ, gây nhiều ngày rét đậm, rét hại.
Không khí lạnh bao trùm toàn miền Bắc trong ngày Valentine (14/2) |
Cuối tuần miền Bắc trời nhiều mây kèm rét đậm và mưa rải rác |
Hà Nội khuyến cáo người dân hạn chế ra đường khi bão số 1 đổ bộ |