Tác hại khôn lường khi sử dụng tỏi không đúng cách

Tỏi là gia vị quen thuộc trong gian bếp Việt, mang đến hương vị thơm ngon cho món ăn. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích cho sức khỏe, tỏi cũng tiềm ẩn nhiều tác hại nếu sử dụng không đúng cách.
4 loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốcTỏi đen giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa ung thưTỏi tây - Thực phẩm đa công dụng cho sức khỏe
Tác hại khôn lường khi sử dụng tỏi không đúng cách

Trong tỏi sống có rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trung bình cứ 100g tỏi sống sẽ có chứa 6,36g protein, khoảng 33g carbohydrates và 150g calo. Bên cạnh đó, trong tỏi cũng có chứa nhiều dưỡng chất thuộc vitamin nhóm B (như B1, B2, B3 và B6). Một số khoáng chất tự nhiên khác cũng có trong tỏi như Fe, Ca, K, Ma, Mg, P,...

Nhờ những hàm lượng dinh dưỡng trên, tỏi có thể giúp làm giảm cholesterol xấu, giải độc kim loại nặng, giúp giảm cân, tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa lão hóa sớm, thư giãn các mạch máu và bảo vệ chúng khỏi bị hư hại. Tuy nhiên, việc sử dụng tỏi cũng có những lưu ý mà bạn cần quan tâm.

Nguy cơ chảy máu

Trong tỏi có chứa chất allicin với tác dụng ức chế hình thành cục máu đông nên khi ăn quá nhiều tỏi sẽ tăng nguy cơ chảy máu. Đặc biệt với những người đang dùng thuốc kháng đông, người sau phẫu thuật, ăn tỏi nhiều có thể gây chảy máu trong, xuất huyết.

Người bệnh đang sử dụng thuốc chống đông máu và đang có lịch dự kiến phẫu thuật thì nên thăm hỏi bác sĩ về chế độ ăn uống để tránh sự tương tác giữa thuốc các thực phẩm như tỏi.

Gây tổn thương gan

Dùng tỏi quá mức có thể ảnh hưởng đến gan. Mặc dù tỏi sống có khả năng chống oxy hóa nhưng ăn quá nhiều có thể dẫn đến nhiễm độc gan. Theo nghiên cứu trên chuột, tiêu thụ tỏi với liều lượng cao (0,5 gram tỏi/kg trọng lượng cơ thể) có thể gây tổn thương gan. Tuy nhiên, dùng tỏi liều thấp (0,1 gam đến 0,25 gam cho mỗi kg trọng lượng cơ thể) hàng ngày thì vẫn ở ngưỡng an toàn

Làm hôi miệng

Bản thân tỏi chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh làm hơi thở có mùi hôi. Điều này gây khó chịu với người bạn đang nói chuyện và làm giảm sự tự tin. Vì thế, khi có các cuộc hẹn quan trọng, bạn nên hạn chế ăn các món có quá nhiều tỏi.

Ngoài ra, bạn có thể giảm mùi hôi miệng sau khi ăn tỏi bằng cách nấu chín chúng, vì khi chín lượng hợp chất lưu huỳnh trong tỏi sẽ giảm đi.

Tác hại khôn lường khi sử dụng tỏi không đúng cách

Gây buồn nôn, nôn và ợ nóng

Nhiều bằng chứng cho thấy ăn tỏi tươi khi bụng đói có thể gây trào ngược axit, buồn nôn, nôn và ợ chua. Một số nghiên cứu quan sát cũng cho thấy dùng tỏi có thể gây ợ nóng và buồn nôn. Ăn quá nhiều tỏi cũng có thể gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở một vài người.

Gây vấn đề về tiêu hóa

Nhiều người xuất hiệu các triệu chứng như đầy bụng, chướng khí, thậm chí đau dạ dày sau khi ăn tỏi quá nhiều. Việc này được lý giải do thành phần fructan có trong tỏi.

Fructan là một loại đường đa. Trong quá trình tiêu hóa, có một phần nhỏ fructan không được hấp thu sẽ bị lên men trong ruột non, sinh ra khí nên ăn nhiều tỏi dẫn đến chướng bụng, đầy hơi.

Tiêu chảy

Dùng tỏi tươi quá mức có thể gây tiêu chảy. Tỏi có thể gây tiêu chảy vì nó có thể gây đầy hơi.

Chóng mặt

Bên cạnh việc gây hại cho hệ tiêu hóa, ăn quá nhiều tỏi có thể gây chóng mặt. Tỏi làm hạ huyết áp, khi huyết áp giảm, não không nhận đủ oxy từ máu nên gây chóng mặt.

Làm hạ huyết áp quá nhiều

Tiêu thụ tỏi có thể làm giảm huyết áp, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị huyết áp cao, nó có thể dẫn đến hạ huyết áp quá nhiều (huyết áp thấp).

Tác hại khôn lường khi sử dụng tỏi không đúng cách

Ảnh hưởng thị lực

Dùng tỏi quá nhiều có thể làm giảm thị lực, nếu nghiêm trọng nguy cơ cao sẽ làm mất thị lực. Nguyên nhân do xảy ra hiện tượng xuất huyết trong khoang trước của mắt (khoảng trống giữa mống mắt và giác mạc).

Người đang bị bệnh về mắt, thị lực yếu thì nên hạn chế ăn tỏi và cần tư vấn y tế khi mắt cảm thấy khó chịu hay dấu hiệu bất thường.

Đổ nhiều mồ hôi

Một số nghiên cứu cho thấy, tỏi cũng có thể gây đổ mồ hôi nhiều ở một số người.

Bệnh chàm hoặc phát ban

Khi tiếp xúc lâu dài với tỏi có thể gây kích ứng da. Một số enzyme cụ thể trong tỏi có thể dẫn đến tình trạng kích ứng này. Bệnh chàm cũng có thể là một trong những tình trạng đi kèm với chứng dị ứng này.

Theo một nghiên cứu, việc thường xuyên sử dụng tỏi để nấu ăn có thể dẫn đến phát ban da, nổi mề đay và ngứa.

Tương tác với một số loại thuốc

Theo một nghiên cứu, tỏi được phát hiện có tương tác với các loại thuốc, chẳng hạn như chlorpropamide, fluindione, ritonavir và warfarin.

Lượng tỏi nên dùng trong ngày

Bạn nên dùng 1 - 2 tép tỏi (khoảng 3 - 6 gam) mỗi ngày là tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên, khi ăn với lượng khuyến cáo mà bạn vẫn mắc các triệu chứng trên thì bạn nên giảm lượng tỏi đang dùng.

Công dụng của tỏi sẽ tăng lên 4 lần nếu ăn kèm thứ này Công dụng của tỏi sẽ tăng lên 4 lần nếu ăn kèm thứ này
Tác dụng của tỏi sống đối với sức khỏe Tác dụng của tỏi sống đối với sức khỏe
Công dụng đặc biệt của tỏi Lý Sơn Công dụng đặc biệt của tỏi Lý Sơn
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Hiện nay, tại TP.HCM, các cơ sở cung cấp dịch vụ “chân mày phong thủy” đang ngày càng gia tăng. Nhiều cơ sở thu hút khách hàng bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như "thay tướng đổi vận" hay "cải thiện vận may, tài lộc" cùng các hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau đó là những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và tài chính.
Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Dầu ăn là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sử dụng dầu ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe?
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn đại diện Bộ Y tế về vấn đề liên quan tới việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn

Trả lời chất vấn của đại biểu quốc hội về việc vẫn còn tình trạng thiếu thuốc dù đã nỗ lực tháo gỡ các điểm nghẽn, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết Bộ đang đang xây dựng sổ tay cẩm nang hướng dẫn để các địa phương đủ năng lực thực hiện.
Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Nếu bạn bị khó ngủ triền miên, hãy áp dụng thử công thức "10-3-2-1-0" để cải thiện tình trạng này, cho giấc ngủ ngon hơn.
Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Bộ Y tế tập trung sửa đổi chế độ, chính sách để giữ chân nhân viên y tế

Trong phiên họp chiều 11-11 trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV liên quan đến việc làm sao giữ chân nhân viên y tế tại các cơ sở công lập, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã thông tin về chế độ, chính sách nhân viên y tế tại các cơ sở công lập.
Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc mở ra hướng điều trị mới trong y học

Công nghệ tế bào gốc là một lĩnh vực tiên phong trong y học tái tạo và y học cá thể hóa. Đây là công nghệ có khả năng khai thác tối ưu nguồn tài nguyên tế bào gốc từ cơ thể, tạo ra những giải pháp điều trị mới cho các bệnh lý mà hiện tại chưa có phương pháp điều trị hiệu quả.
Bệnh ung thư ngày càng gia tăng mạnh mẽ

Bệnh ung thư ngày càng gia tăng mạnh mẽ

TS.BSCKII. Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết ung thư đang gia tăng trên toàn cầu và đã trở thành một trong những vấn đề sức khỏe hàng đầu.
Bí quyết "vàng" cho sức khỏe từ lá húng chanh

Bí quyết "vàng" cho sức khỏe từ lá húng chanh

Lá húng chanh được xem là vị thuốc nam có trong tự nhiên và được sử dụng nhiều trong các bữa ăn vì tính hiệu quả và an toàn. Vậy để hiểu rõ hơn về những giá trị mà húng chanh đem lại, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về thành phần, công dụng và cách dùng loại cây này qua bài viết dưới đây.
Một tuần gội đầu bao nhiêu lần là đủ?

Một tuần gội đầu bao nhiêu lần là đủ?

Gội đầu không chỉ là việc làm sạch tóc mà còn là cách bạn chăm sóc sức khỏe cho mái tóc. Vậy tần suất gội đầu trong một tuần bao nhiêu là phù hợp?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động