Tác dụng không ngờ từ cây hoa gạo

Cây hoa gạo (Gossampinus malabarica) là cây dược liệu có nhiều giá trị chữa bệnh từ thành phần hoa, rễ, vỏ thân, đem lại hiệu quả cho các triệu chứng như viêm loét dạ dày, nôn ra máu, bong gân, viêm khớp mãn tính, sốt cao ở trẻ em,...
Tác dụng không ngờ của cây ổ rồng Tác dụng tuyệt vời của cây điền thất Ngâm 4 loại rác này với nước vo gạo, dùng để tưới cây hoa nở rộ bung chậu

Đặc điểm của cây hoa gạo

Cây hoa gạo có tên gọi khác là mộc miên, bông gạo, gòn, cây gạo, hoa gạo. Tên khoa học là gossampinus malabarica; thuộc họ gạo.

Tác dụng không ngờ từ cây hoa gạo
Cây hoa gạo

Cây hoa gạo có nguồn gốc từ Ấn độ sau đó phát tán tỏa tròn đến Malaysia, Nam Trung Quốc và Việt Nam. Loại cây này được phân bố rộng rãi ở đông nam Châu Á và những vùng cận nhiệt đới Trung Hoa còn ở Việt Nam cây được phân bố từ miền núi cho tới đồng bằng.

Cây hoa gạo thuộc lại cây thân gỗ, thẳng có chiều cao từ 15-20m. Cành cây mọc ngang nên cho tán lá rộng, vỏ cây màu nâu và có gai. Lá cây có hình kép chân vịt, cây thường rụng lá vào mùa khô. Lá cây có màu xanh thẫm.

Hoa của cây gạo có màu đỏ rực rỡ, bông hoa kích thước lớn mỗi bông gồm 5 cánh hoa xòe rộng. Cánh hoa dày và to.Sau khi hoa tàn quả xuất hiện, .quả mang hình thoi, hạt có hình trứng. những quả gạo mang theo bông, sợi nhỏ, mềm, êm.

Thành phần hóa học: Vỏ thân có chứa nhiều chất nhầy; hoa chứa 85,66% nước, 1,38% chất đạm, 11,95% chất đường, 1,09% chất khoáng; hạt chứa 25% tinh dầu. Nưóc sắc hoa gạo có tác dụng ức chế trực khuẩn mạn

Theo dược học cổ truyền: Vỏ cây gạo vị cay, tính bình, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết tiêu thũng, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm loét dạ dày, đi lỏng, kiết lỵ, đau khớp cổ chân và khớp gối, viêm loét ngoài da, chấn thương do trật khớp,...

Hoa gạo vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải độc chỉ huyết, thường dùng để trị đi ngoài, kiết lỵ, băng huyết, viêm loét, nhọt độc, xuất huyết do chấn thương...

Rễ gạo vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, giải nhiệt cơ thể, cầm máu, thường được dùng để chữa viêm loét dạ dày, kiết lỵ phân có máu, lao hạch, sưng vú sau khi sinh con,...

Công dụng của cây hoa gạo

Điều trị viêm khí phế quản cấp tính: Rễ gạo 30g sắc uống.

Điều trị ho khạc nhiều đờm do phế nhiệt: Hoa gạo 15g, ngư tinh thảo (rau diếp cá) 15g, tang bạch bì 10g, sắc uống.

Điều trị nôn ra máu: Hoa gạo 14 bông, thịt lợn nạc 100g. Hoa gạo rửa sạch, thái nhỏ; thịt lợn thái miếng. Hai thứ nấu canh ăn.

Điều trị ho ra máu: Hoa gạo 14 bông sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

Điều trị viêm loét dạ dày: Rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 15-30g, sắc uống. Hoặc lấy rễ, hoa hoặc vỏ thân cây gạo 30g, rễ cây lưỡng diện châm (Zanthoxylum nitidum) 6g, sắc uống.

Điều trị ly trực khuẩn, viêm ruột và dạ dày cấp tính, đi lỏng, đại tiện ra máu: Hoa gạo 60g, sắc kỹ, chế thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Hoặc lấy hoa gạo 15g, kim ngân hoa 15g, phượng vĩ thảo (cỏ seo gà) 15g, sắc uống.

Giảm sưng đau vú sau khi sinh con: Rễ hoặc vỏ thân cây gạo 15-30g sắc uống.

Hỗ trợ phụ nữ đẻ không có sữa: Hạt cây gạo 10g, sao vàng sắc uống.

Giảm sốt cao cho trẻ em vào mùa hè: Hoa gạo 6g sắc kỹ, chế thêm một chút đường phèn, chia uống vài lần trong ngày.

Điều trị viêm khớp mạn tính, đau lưng và đau gối mạn tính: Rễ gạo 30-60g , sắc hoặc ngâm rượu uống. Hoặc lấy vỏ thân cây gạo 15g, sắc kỹ, bỏ bã, chế thêm một chút rượu vang, chia uống 2 lần trong ngày.

Giảm tiểu tiện không thông: Chất gôm cây gạo 10g, kim ngân dây 20g, hạ khô thảo 20g, sắc với 750ml nước, cô còn 300ml chia uống 3 lần trong ngày.

Giảm sưng nề do chấn thương: Vỏ thân hoặc rễ cây gạo ngâm rượu xoa ngoài hoặc giã nát đắp vào vị trí tổn thương. Hoặc lấy vỏ thân cây gạo 100g, củ nghệ vàng già 100g. Vỏ gạo cạo bỏ vỏ bẩn ở ngoài, băm nhỏ, giã nát với nghệ thái mỏng, dùng dấm thanh và rượu cho vào sao rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng.

Lưu ý: Khi sử dụng cây hoa gạo như một vị thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh dùng không đúng bệnh, dùng quá liều.

Khi dùng các bộ phận của cây hoa gạo mà gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì cần ngừng sử dụng và được thăm khám kịp thời.

Tác dụng của cây dứa dại Tác dụng của cây dứa dại
Những cây gạo cổ thụ chùa Thầy đỏ rực sắc hoa, cửa thiền linh thiêng mà thơ mộng Những cây gạo cổ thụ chùa Thầy đỏ rực sắc hoa, cửa thiền linh thiêng mà thơ mộng
Tác dụng, dược lý của cây tần giao Tác dụng, dược lý của cây tần giao
Mách bạn trồng 7 thứ cây này trong nhà, có tác dụng xua đuổi muỗi một cách tự nhiên Mách bạn trồng 7 thứ cây này trong nhà, có tác dụng xua đuổi muỗi một cách tự nhiên
Lan Nhi

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động