Tác dụng hữu ích của cây trường sinh thảo

Trường sinh thảo có vị cay, tính bình, có công dụng hoạt huyết khi dùng tươi nhưng sau khi sao lên thì có tác dụng chỉ huyết.
Công dụng hữu ích của củ dòm Tác dụng hữu ích của cây mè đất Tác dụng của địa cốt bì

Đặc điểm của cây trường sinh thảo

Tác dụng hữu ích của cây trường sinh thảo

Trường sinh thảo có tên khoa học Selaginella tamariscina, thuộc họ Quyển bá (Selaginellaceae), cây còn được gọi với một số tên khác như quyển bá, móng lưng rồng, hoàn dương thảo, hồi sinh thảo, vạn niên tùng…

Trường sinh thảo là một loại cây thảo nhiều rễ phần, rễ sẽ bện lại với thân thành một búi to có hình trụ cao khoảng 10cm. Cành của cây trường sinh thảo thường dài khoảng 5 – 12cm.

Lá cây rất đa dạng về hình dáng, không đối xứng, xếp chồng chéo lên nhau. Các lá bên thường có hình giáo, có lông, còn các lá ở kẽ thì có hình tam giác thuôn và mép rộng, trong khi lá ở giữa thì lại có mép không đều. Khi thời tiết nắng nóng, các cành có mang lá của cây sẽ cuộn tròn vào trong giống một túm cây khô. Ngược lại, chúng sẽ mọc vươn ra phía ngoài lúc thời tiết ẩm ướt hay mưa.

Hoa sinh bào tử sẽ mọc ở đầu cành, gần giống với hình bốn cạnh. Lá bào tử thì có hình tam giác với phần mép rộng, bào tử nhỏ màu vàng nhạt còn bào tử lớn thì có màu trắng.

Cây thường ra hoa vào khoảng tháng 10 đến tháng 12 hàng năm.

Trường sinh thảo toàn thân được sử dụng làm thuốc, thu hoạch quanh năm. Hái toàn cây về đem cắt bỏ hết rễ con, có thể dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp để dùng. Ngoài ra, có nhiều trường hợp cần sao vàng toàn tính tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Liều thường dùng của loại dược liệu này là từ 5g đến 15g, thỉnh thoảng có thể là từ 20g đến 30g khi sử dụng thuốc sắc.

Tác dụng hữu ích của cây trường sinh thảo

Dược liệu sau khi được sơ chế thì cần cho vào túi kín để bảo quản ở những nơi khô mát, đề phòng mối mọt, ẩm mốc.

Trường sinh thảo là loại ưa sáng và chịu hạn rất tốt, cây thường mọc bám trên đá hay ở những vùng thổ nhưỡng khô cằn nhiều sỏi đá.

Ở nước ta, loài cây này mọc hoang ở các vùng đồi núi hoặc núi thấp như ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lào Cai,...

Thành phần hóa học: Dược liệu trường sinh thảo có chứa isocryptomerin, cryptomerin B, cholesterol, lutein, amentoflavon,...

Theo y học cổ truyền: Trường sinh thảo có vị cay, tính bình, có công dụng hoạt huyết khi dùng tươi nhưng sau khi sao lên thì có tác dụng chỉ huyết. Dược liệu chủ trị ho ra máu, đại tiện ra máu, nôn ra máu, rong kinh và một số chứng chảy máu khác. Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để chữa bỏng, viêm tụy cấp, viêm gan cấp tính, vàng mắt, vàng da...

Theo y học hiện đại: Chiết xuất từ dược liệu trường sinh thảo được cho là một trong các flavonoid hoạt động tương tự một phương thuốc với tiềm năng đối với một số bệnh lý liên quan đến phản ứng dị ứng.

Ngoài ra, chiết xuất từ loài cây này cũng có khả năng ức chế sự tăng trưởng ung bướu của khối u.

Trường sinh thảo còn có có sự góp mặt của hoạt chất biflavonoid và amentoflavone với tác dụng giúp giãn cơ trơn qua lớp nội mạc.

Tác dụng hữu ích của cây trường sinh thảo

Một số thành phần trong cây giữ vai trò quan trọng đối với quá trình viêm, tự hủy tế bào, hoại tử.

Trường sinh thảo còn có tác dụng chống oxy hóa.

Bài thuốc sử dụng trường sinh thảo

Chữa trĩ xuất huyết

15g Trường sinh thảo đem đi sao vàng rồi cho vào ấm và thêm 1 thăng nước. Đun sôi rồi lọc bỏ phần bã và dùng uống trong ngày thay nước trà.

Chữa ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, đại tiện ra máu, rong kinh

30g cây trường sinh thảo đã sao, 25g long nha thảo. Sắc các vị thuốc vào ấm cùng nửa thăng nước trên lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml. Lọc bỏ phần bã, lấy phần nước và chia đều làm 2 lần uống, liều dùng 1 thang mỗi ngày.

Bài thuốc chữa bỏng lửa

Cây Trường sinh thảo một lượng vừa đủ và 1 quả trứng gà. Dược liệu đem phơi khô rồi tán thành bột rồi trộn cùng với lòng trắng trứng và đắp trực tiếp lên vết bỏng. Thay thuốc khoảng 2 – 3 giờ một lần.

Viêm gan cấp tính, viêm túi mật

30g cây trường sinh thảo (sao vàng), mộc thông, ngưu tất mỗi vị 20g. Tất cả các vị thuốc vào ấm sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút để lấy nước đặc. Bỏ bã rồi uống làm nhiều lần trong ngày, ngày dùng một lần.

Tác dụng hữu ích của cây trường sinh thảo

Trị viêm gan

20g trường sinh thảo, tạc tương thảo, hài nhi cúc (toàn cây), địa nhĩ thảo mỗi vị 30g. Đem các vị thuốc cho vào ấm và sắc với 800ml nước cho đến khi cạn còn 300ml, lọc bỏ phần bã. Chia đều nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày.

Hạn chế ung thư mũi họng, ung thư phổi

20 – 80g trường sinh thảo, 2 – 3 quả táo tàu, 1 lượng thịt lợn vừa đủ. Tất cả nguyên liệu trên cho vào nồi rồi nấu thật nhừ và ăn cả cái lẫn nước. Duy trì bài thuốc đều đặn mỗi ngày 1 lần và ít nhất trong vòng vài tháng.

Lưu ý khi sử dụng trường sinh thảo

Phụ nữ có thai không được sử dụng cây trường sinh thảo để tránh ảnh hưởng xấu đến thai kỳ. Cùng với đó, những ai bị dị ứng với các thành phần có trong dược liệu này cũng không nên sử dụng nó.

Sử dụng trường sinh thảo với liều lượng lớn có thể làm bệnh nhân đối diện với những tác dụng phụ không mong muốn. Người bệnh cần đảm bảo sử dụng dược liệu đúng liều lượng đã được khuyến cáo, tuyệt đối không lạm dụng.

Dược liệu đã bị ẩm mốc, bị hư hỏng, có mùi lạ thì không được sử dụng.

Nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu sử dụng dược liệu này để chữa bệnh.

Cây máu chó có tác dụng điều trị ghẻ lở và một số bệnh khác Cây máu chó có tác dụng điều trị ghẻ lở và một số bệnh khác
Tác dụng không ngờ của cây một lá Tác dụng không ngờ của cây một lá
Tác dụng hữu ích của uy linh tiên Tác dụng hữu ích của uy linh tiên
Việt Lâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây – Phương thuốc quý cho mùa hè

Cây sắn dây được trồng nhiều ở Việt Nam, là một loại thực phẩm với nhiều công dụng khác nhau. Không chỉ dùng để giải nhiệt mà còn có tác dụng chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực đầy đủ 4 cấp dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế vừa yêu cầu các bệnh viện tổ chức tốt việc cấp cứu, khám chữa bệnh, bảo đảm tất cả người bệnh cấp cứu được khám và điều trị, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ trường hợp cấp cứu.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?

Cả nước mía và nước dừa đều có các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, uống giúp giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, nhiều người thắc mắc nên uống nước mía hay nước dừa sẽ tốt hơn?
Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh dược của Công ty Dược phẩm Đông Á

Bộ Y tế vừa thông báo thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược của Công ty TNHH Đầu tư phát triển công nghệ Dược phẩm Đông Á .
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động