Quả bơ - Thực phẩm mùa hè mang giá trị dinh dưỡng kì diệu
Bơ mang giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe |
Giá trị dinh dưỡng trong quả bơ
Bơ là loại trái cây đặc biệt, không chỉ có hương vị thơm ngậy, ngon ngọt mà còn có giá trị dinh dưỡng cao và rất phong phú. Với nguồn chất béo lành mạnh như vậy, bơ đã trở thành một loại thực phẩm được săn lùng ráo riết trong việc bảo vệ và tăng cường sức khỏe, giảm cân. Bơ có có nhiều loại khác nhau về hình dạng, màu sắc và khối lượng.Thông thường, bơ có cân nặng từ 150-220gr.
Trong 100gr bơ chứa hàm lượng dinh dưỡng như:
Vitamin K: 26% giá trị hàng ngày (DV)
Folate: 20% của DV
Vitamin C: 17% DV
Kali: 14% của DV
Vitamin B5: 14% của DV
Vitamin B6: 13% của DV
Vitamin E: 10% của DV
Ngoài ra, quả bơ còn có nhiều vitamin A, B; cùng các khoáng chất như: magie, sắt, đồng, kẽm, phốt pho, mangan; protein; chất béo lành mạnh;...
Bơ chứa nhiều vitamin và khoáng chất |
Bơ chứa nhiều kali hơn chuối
Kali là một chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể giúp duy trì độ xung điện trong các tế bào và phục vụ các chức năng quan trọng khác nhau. Bơ rất giàu kali. Một 100gr bơ cung cấp 14% lượng kali cho cơ thể trong khi chuối chỉ cấp 10% kali. Do đó thực phẩm giàu kali bậc nhất này sẽ giúp hỗ trợ giảm huyết áp.
Bơ giàu chất xơ
Cứ 100gr bơ chứa 7gr chất xơ, trong đó lượng chất xơ hòa tan chiếm khoảng 25%. Chất xơ hòa tan để nuôi các vi khuẩn có lợi trong ruột, điều này rất quan trọng đối với chức năng cơ thể, góp phần giảm cân, giảm lượng đường trong máu.
Bơ chứa các axit béo không bão hòa đơn lành mạnh cho tim
Bơ là một loại thực phẩm giàu chất béo nhất trong hệ thực vật. Trên thực tế, 77% lượng calo trong đó là từ chất béo lành mạnh – 1 loại axit béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe. Axit oleic làm giảm viêm và được chứng minh là có lợi đối với các gen liên quan đến ung thư.
Một số chất Vitamin A, D, E và K tan trong chất béo, cùng với các chất chống oxy hóa như carotenoids. Như vậy ăn bơ có thể làm tăng đáng kể giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm thực vật khác.
Các món ăn sáng với bánh mỳ kẹp bơ kèm cá ngừ, bơ nhồi cá hồi, bơ nhồi tôm |
Bơ giảm mức cholesterol và chất béo trung tính
Các nghiên cứu tác động của bơ đối với một số yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim, viêm, huyết áp,… cho thấy rằng: bơ có thể giảm tổng lượng cholesterol đáng kể như: giảm triglyceride máu tới 20%.; giảm cholesterol LDL 22%; tăng cholesterol HDL (tốt) lên 11%. Điều này hỗ trợ rất tốt cho những người ăn chay
Lợi ích của quả bơ với sức khỏe
Tăng cường sức khỏe và tâm trạng
Trong mỗi cốc bơ, chúng ta sẽ nhận được khoảng 118 microgam folate, gần bằng 1/3 lượng folate cần mỗi ngày đối với người trưởng thành. Những người không có đủ vitamin B này có thể dễ bị trầm cảm hơn. Folate cũng đóng một vai trò trong việc ngăn ngừa dị tật bẩm sinh, vì vậy những bà mẹ mới sinh và mong muốn được khuyến khích để có được nhiều hơn.
Sinh tố bơ, Kem bơ, mouse bơ, tiramisu bơ |
Bảo vệ mắt
Bơ chứa lutein và zeaxanthin là chất giúp hấp thụ sóng ánh sáng gây hại cho thị lực. Những người ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như này ít có khả năng bị thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người lớn tuổi.
Chất chống oxy hóa của bơ cũng có thể giúp cho làn da của bạn trông trẻ trung bằng cách làm mờ nếp nhăn, bảo vệ làn da của bạn khỏi tác hại của tia cực tím hay chữa lành vết thương.
Ngăn ngừa ung thư
Bơ có axit oleic giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư vú và hợp chất avocatin B có thể tiêu diệt các tế bào ung thư bạch cầu, từ đó hạn chế các tác nhân gây ung thư cho con người.
Các món ăn vặt làm từ bơ |
Giảm triệu chứng viêm khớp, loãng xương
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chiết xuất từ bơ và dầu đậu nành - được gọi là bơ và đậu nành unaponifiabled - có thể làm giảm viêm xương khớp.
Vitamin K giúp cho sức khỏe hệ xương trở nên tốt hơn vì nó tăng hấp thụ canxi đồng thời làm giảm bài tiết canxi qua đường nước tiểu. Bổ sung 1/2 quả bơ vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp cơ thể được bổ sung thêm 18% nhu cầu vitamin K.
Giảm cân
Chất xơ trong bơ giúp bạn cảm thấy no, từ đó giảm cảm giác thèm ăn, hỗ trợ ăn kiêng và giảm cân một cách lành mạnh.
Ăn bơ giúp giảm cân |
Những điều cần lưu ý khi ăn quả bơ
Để phát huy tối đa công dụng của quả bơ cho sức khỏe thì thời điểm ăn bơ cũng là yếu tố đáng lưu tâm. Hầu hết các loại trái cây tươi trong đó có quả bơ được khuyến khích nên ăn trước bữa ăn 1 - 2 giờ để cơ thể hấp thu tốt nhất giá trị dinh dưỡng.
Phụ nữ đang cho con bú
Theo chuyên gia dinh dưỡng, một số giống bơ có thể không an toàn trong thời kỳ này. Ví dụ giống bơ Guatemala có nguy cơ gây tổn thương tuyến vú và giảm sản xuất sữa.
Người có cơ địa mẫn cảm
Những người có cơ địa mẫn cảm nên tránh ăn nhiều bơ và sản phẩm từ bơ. Vì nguyên liệu này có có thể gây ra các triệu chứng dị ứng như phát ban, mẩn ngứa, sưng ngứa môi, chàm, đau bụng, nôn ói, khó thở, thậm chí là sốc phản vệ.
Các loại nước sốt làm từ bơ ăn kèm với snack hoặc trộn salad |
Người mắc bệnh lý về gan
Một số loại tinh dầu bơ có thể gây tổn thương gan. Ví dụ, giống bơ Mexico chứa estragole và anethole - hai loại chất được thử nghiệm có thể gây hại cho gan và thậm chí là ung thư.
Người đang sử dụng thuốc
Quả bơ có thể tương tác hoặc làm giảm tác dụng của một số thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc chống viêm không steroid đồng thời làm tăng thêm tác dụng phụ của thuốc giảm cholesterol.
Người đang ăn kiêng
Các bạn nên lưu ý ăn bơ vào buổi sáng vì khi đó sẽ không phải lo lắng đến vấn đề lượng calo trong bơ tích tụ lại thành mỡ thừa. Nếu muốn tăng cân thì nên ăn món ăn từ quả bơ sau khi ăn bữa chính 1 - 2 giờ. Ngoài ra, mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 1/2 quả bơ để tránh tổn thương dạ dày.
Khi ăn kiêng, quả bơ giàu hàm lượng calo nên khi ăn quá nhiều thì cơ thể sẽ nạp vào rất nhiều calo từ đó dẫn đến việc tăng cân.