Những người cần cẩn trọng khi ăn dứa

Quả dứa là một loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể tùy tiện thưởng thức. Dưới đây là những trường hợp cần cẩn trọng khi ăn dứa.
Dấu hiệu của việc phổi bị tổn thương Nguy hại khôn lường khi sử dụng bình giữ nhiệt sai cách Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn uống nước lá bạc hà mỗi ngày?

Dứa là loại quả có chứa ít calo nhưng ngược lại, hàm lượng dinh dưỡng khá phong phú.

Những người cần cẩn trọng khi ăn dứa

Hàm lượng calo trong dứa thấp nhưng lại có hàm lượng chất dinh dưỡng ấn tượng. Chỉ 1 cốc (165g) dứa đã chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng:

Lượng calo: 83

Chất béo: 1,7g

Chất đạm: 1g

Carbs: 21,6g

Chất xơ: 2,3g

Vitamin C: 88% giá trị hàng ngày (DV)

Vitamin B6: 11% DV

Quả dứa có hương vị thơm ngon, nhiều công dụng chữa bệnh và làm đẹp, dễ mua, là lựa chọn của nhiều người trong mùa hè. Tuy nhiên, đây là loại quả không phải ai cũng có thể ăn. Bạn phải vô cùng lưu ý khi ăn loại quả này nếu không đây sẽ là mối nguy hại cho sức khỏe của bạn.

Người có cơ địa dị ứng

Trong quả dứa có men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau. Nhưng rất nhiều người dị ứng loại men này. Sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, bromelin kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại, nặng hơn là khó thở.

Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...

Những người cần cẩn trọng khi ăn dứa

Người bị bệnh dạ dày

Trong dứa có chứa một lượng lớn enzym bromelain là chất làm mềm thịt và vitamin C có thể gây ra các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng hoặc ợ chua, làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét dạ dày.

Người bị tiểu đường

Người bị tiểu đường được khuyên không nên ăn dứa. Dứa chứa hàm lượng đường cao, cung cấp nhiều năng lượng nếu ăn nhiều sẽ có nguy cơ bị thừa cân béo phì. Nếu người mắc bệnh đái tháo đường muốn ăn dứa phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị.

Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết trong quả dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, nhất là những trái dứa xanh thì tỉ lệ chất bromelain rất cao, khi bà bầu mang thai 3 tháng đầu ăn quá nhiều dứa xanh dễ khiến gây sảy thai. Bên cạnh đó, ăn nhiều dứa còn gây ra bệnh tiêu chảy, là mối nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai.

Một số phụ nữ cho rằng họ đã ăn dứa trong những tháng đầu thai kỳ nhưng không hề gây sảy thai hay sinh non. Điều này được lý giải là do chất bromelian chỉ được tìm thấy trong dứa tươi.

Tuy nhiên với những chị em đang ở tháng cuối thai kỳ, sắp đến hạn sinh nở, bạn hoàn toàn có thể ăn dứa ở mức độ vừa phải để kích thích cơ co bóp tử cung, giúp dễ dàng sinh nở.

Người bệnh tăng huyết áp

Người bệnh tăng huyết áp cũng là một trong những đối tượng nên hạn chế ăn dứa. Người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp.

Những người cần cẩn trọng khi ăn dứa

Người thừa cân béo phì

Trong dứa (đặc biệt là dứa mật) chứa một lượng đường cao, không tốt cho chế độ ăn của người bị béo phì.

Người bị viêm răng, lở loét khoang miệng

Đây cũng là nhóm người nên hạn chế ăn dứa. Chất glucoside trong dứa tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc miệng, thực quản, khi ăn quá nhiều còn khiến tê bì ở lưỡi, cổ họng. Người khỏe mạnh cũng không nên ăn nhiều dứa một lúc.

Người hen phế quản, viêm mũi họng, có bệnh chảy máu

Quả dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Ngoài ra, những người bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) cũng không nên ăn dứa.

Người dễ bốc hỏa

Những người dễ bốc hỏa cũng không nên ăn dứa. Nhiều người sau khi ăn dứa xong khoảng từ 30 phút đến một giờ thấy mệt mỏi, khó chịu, ngứa dữ dội khắp người, ngay sau đó thì cảm thấy nóng bừng và nổi mẩn. Đây là hiện tượng bốc hỏa. Đối với những người đã bị một lần rồi càng phải thận trọng khi ăn dứa, tốt nhất là nên ăn ít để thăm dò.

Những người đang dùng một số thuốc

Kháng sinh, thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc chống co giật, thuốc an thần, thuốc benzodiazepin, thuốc trị mất ngủ và thuốc chống trầm cảm ba vòng cần lưu ý không ăn quá nhiều dứa do dứa có thể gây tương tác thuốc.

Những lý do bạn nên uống nước ép củ cải đường Những lý do bạn nên uống nước ép củ cải đường
Không phải ai cũng nên ăn cà rốt Không phải ai cũng nên ăn cà rốt
Loại gia vị được ví như Loại gia vị được ví như "vàng đen" là dược liệu quý cho sức khỏe
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

5 loại bệnh dễ bị lây nhiễm vào mùa lạnh

5 loại bệnh dễ bị lây nhiễm vào mùa lạnh

Thời tiết lạnh giá tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nhiều bệnh lây nhiễm vì khi nhiệt độ giảm, hệ miễn dịch của cơ thể có thể suy yếu, khiến chúng ta dễ bị nhiễm bệnh hơn.
Tắm đêm - Thói quen tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ

Tắm đêm - Thói quen tiềm ẩn nguy cơ gây đột quỵ

Bạn có thường xuyên tắm đêm không? Nếu có thì hãy dừng lại, thói quen này có thể đang rình rập một căn bệnh nguy hiểm khôn lường đó là đột quỵ.
Những món ăn ngon và bổ dưỡng cho lá gan

Những món ăn ngon và bổ dưỡng cho lá gan

Khi bạn ngủ, gan hoạt động tích cực để loại bỏ độc tố trong cơ thể của bạn. Để gan hoạt động hiệu quả thì bữa tối đóng vai trò quan trọng.
Vụ cháy ở Phạm Văn Đồng: Bộ Công an hướng dẫn cách thoát hiểm khi cửa chính bị lửa bao trùm

Vụ cháy ở Phạm Văn Đồng: Bộ Công an hướng dẫn cách thoát hiểm khi cửa chính bị lửa bao trùm

Từ vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội đêm ngày 18/12, Bộ Công an hướng dẫn cách thoát hiểm khi cửa chính bị lửa bao trùm. cụ thể, khi xảy ra sự cố cháy nổ, cần phải bình tĩnh, không hoảng loạn và tránh bị ngạt khói là điều quan trọng nhất.
4 thói quen dưỡng thận khỏe suốt mùa đông

4 thói quen dưỡng thận khỏe suốt mùa đông

Nếu chức năng thận khỏe mạnh giúp cơ thể điều hòa để thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ vào mùa lạnh, nếu không sẽ khiến quá trình trao đổi chất trong cơ thể mất cân bằng, gây ra bệnh tật, mệt mỏi.
Những loại gia vị giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Những loại gia vị giúp tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả

Những loại gia vị quen thuộc dưới đây không chỉ làm món ăn thêm phần hấp dẫn mà còn giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch.
Những ai nên "cân nhắc" khi ăn lạc?

Những ai nên "cân nhắc" khi ăn lạc?

Lạc, hay còn gọi là đậu phộng là một loại hạt quen thuộc cung cấp protein thực vật dồi dào, sánh ngang với các loại thịt. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn lạc.
Congo xác nhận dịch bệnh bí ẩn làm nhiều người tử vong là sốt rét

Congo xác nhận dịch bệnh bí ẩn làm nhiều người tử vong là sốt rét

Bộ Y tế Congo vừa công bố khẳng định căn bệnh lạ tại Panzi chính là sốt rét dưới dạng nặng, gây ra cái chết cho 143 người dân trong khu vực.
Rau ngót - Kho tàng dinh dưỡng cho sức khỏe

Rau ngót - Kho tàng dinh dưỡng cho sức khỏe

Rau ngót là một loại rau xanh quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Rau ngót còn là nguồn cung cấp dồi dào các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.
Những loại hạt giúp giảm mỡ máu

Những loại hạt giúp giảm mỡ máu

Nghiên cứu cho thấy, việc bổ sung hạt vào chế độ ăn hàng ngày giúp giảm đáng kể lượng mỡ máu, từ đó bảo vệ tim mạch, hạn chế nhiều bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động