Người bệnh sẽ được tiếp cận thuốc chất lượng, hiệu quả điều trị cao

Trong bối cảnh thuốc luôn là một cấu phần quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT), Bộ Y tế đang nỗ lực xây dựng và hoàn thiện Thông tư nhằm tạo điều kiện cho người bệnh tiếp cận thuốc có chất lượng, hiệu quả điều trị cao.
Bộ Y tế cấp mới, gia hạn giấy đăng ký lưu hành 498 thuốc nước ngoài Việt Nam được WHO vinh danh vì thành tích loại bỏ bệnh đau mắt hột Mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 103.000 ca tử vong có liên quan đến thuốc lá

Theo GS.TS. Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, dù tỷ lệ chi phí thuốc trong tổng chi khám chữa bệnh (KCB) BHYT có xu hướng giảm trong những năm qua, con số này vẫn khá cao: năm 2020 là 40,42 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,75%; năm 2021 là 34,48 nghìn tỷ đồng, chiếm 34,86%; và năm 2022 là 40,57 nghìn tỷ đồng, chiếm 33,41%.

Hiện nay, chi trả chi phí thuốc cho người tham gia BHYT được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT với danh mục thuốc bao gồm 1037 hoạt chất/thuốc hóa dược và sinh phẩm chia thành 27 nhóm lớn và 59 thuốc phóng xạ, chất đánh dấu, có hiệu lực từ 01/3/2023. Theo Thứ trưởng Trần Văn Thuấn, Việt Nam nằm trong số ít quốc gia có danh mục thuốc BHYT phong phú, vượt xa một số nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore, Philippines (chỉ khoảng 600-700 hoạt chất). Điều này cho thấy sự cam kết của ngành y tế trong việc mang đến nhiều lựa chọn thuốc cho người bệnh.

Người bệnh sẽ được tiếp cận thuốc chất lượng, hiệu quả điều trị cao
Việt Nam nằm trong số ít quốc gia có danh mục thuốc BHYT phong phú, vượt xa một số nước trong khu vực

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Thông tư 20/2022/TT-BYT đã bộc lộ một số bất cập cần điều chỉnh. Cụ thể:

Phân hạng sử dụng thuốc theo bệnh viện: Thông tư hiện hành phân hạng sử dụng thuốc dựa trên cấp hạng bệnh viện theo Luật KCB 2009, dẫn đến bất cập khi áp dụng cho các cơ sở khác nhau. Bộ Y tế đang xem xét sửa đổi để phù hợp hơn với Luật KCB mới, áp dụng từ 01/01/2025, nhằm đảm bảo việc sử dụng thuốc theo yêu cầu chuyên môn, năng lực và điều kiện của từng cơ sở y tế.

Thanh toán BHYT đối với chi phí hao hụt thuốc: Mặc dù Thông tư 55/2017/TT-BYT có hướng dẫn về nguyên tắc xác định hao hụt thuốc, vẫn còn thiếu quy định rõ ràng về việc phân tách chi phí hao hụt thuốc từ các nguồn viện phí và BHYT.

Thanh toán trong trường hợp chống chỉ định của thuốc: Thông tư 20/2022/TT-BYT chưa có quy định về thanh toán trong trường hợp thuốc bị chống chỉ định, gây khó khăn cho các cơ sở y tế khi phải sử dụng thuốc vì tình huống khẩn cấp. Điều này dẫn đến các cơ sở khám chữa bệnh bị xuất toán chi phí thuốc dù việc sử dụng là cần thiết.

Thanh toán thuốc trong khám chữa bệnh từ xa: Với Luật KCB 2023 quy định các hoạt động KCB từ xa, cần bổ sung thêm quy định để đảm bảo thanh toán BHYT cho các trường hợp sử dụng thuốc từ xa, đáp ứng nhu cầu thực tiễn tại các cơ sở KCB.

Người bệnh sẽ được tiếp cận thuốc chất lượng, hiệu quả điều trị cao
Dự thảo thông tư lần này nhằm đảm bảo người bệnh tiếp cận được với thuốc chất lượng cao, hiệu quả điều trị tốt.

Nhằm khắc phục các hạn chế này, Bộ Y tế tổ chức hội nghị xin ý kiến về dự thảo Thông tư mới để cập nhật danh mục thuốc, đảm bảo tính minh bạch, liên tục, thuận lợi cho các đơn vị thực hiện. Thứ trưởng Bộ Y tế cũng kêu gọi các Vụ, Cục, các đơn vị trong ngành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan cùng tham gia đóng góp ý kiến. Mục tiêu là đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, phù hợp với tình hình bệnh tật, nhu cầu điều trị, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người tham gia BHYT và khả năng chi trả của quỹ.

Dự thảo thông tư lần này là một bước tiến quan trọng nhằm hoàn thiện hệ thống BHYT, đảm bảo người bệnh tiếp cận được với thuốc chất lượng cao, hiệu quả điều trị tốt và tạo nền tảng để phát triển, sử dụng có kiểm soát các loại thuốc mới với chi phí hợp lý.

Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên
Cần đánh giá tác động cụ thể đối với quy định về phạm vi hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế Cần đánh giá tác động cụ thể đối với quy định về phạm vi hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế
Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn giả mạo các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm Bộ Y tế cảnh báo thủ đoạn giả mạo các đoàn thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm
Bộ Y tế yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm vụ sinh viên Lào Cai nghi ngờ ngộ độc Bộ Y tế yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm vụ sinh viên Lào Cai nghi ngờ ngộ độc
Bộ Y tế đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực cho nhân viên y tế gấp 2 đến 3 lần Bộ Y tế đề xuất tăng tiền phụ cấp mổ, trực cho nhân viên y tế gấp 2 đến 3 lần
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều tác hại cho người bệnh.
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Nhiều người chọn cà phê để tỉnh táo buổi sáng, nhưng vẫn có những cách đơn giản và khoa học giúp bạn tính táo và khỏe mạnh mà không cần đến caffeine.
Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Nhiều người thức dậy với cảm giác mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Thực tế, chỉ vài thay đổi nhỏ trong thói quen buổi sáng sẽ làm bạn thoải mái hơn.
Người viêm gan B nên kiêng gì?

Người viêm gan B nên kiêng gì?

Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị viêm gan B.. Một số thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn thương tế bào gan.
Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh là sự kết hợp giữa trà xanh và chanh mang đến nhiều lợi ích vượt trội như tăng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tật.
Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Không chỉ thực phẩm, đồ uống cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ xương. Dưới đây là 5 lựa chọn mùa hè vừa giải khát, vừa tốt cho xương.
Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Vi khuẩn viêm não mô cầu có thể gây tử vong trong 48 giờ. Trẻ em và người có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Không chỉ góp mặt trong ẩm thực, lá nho còn được giới chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “siêu thực phẩm” nhờ giàu vitamin, chất xơ và đặc tính chống viêm tự nhiên.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động