Kế hoạch quốc gia loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 11/6/2024 ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát.

Đến năm 2045 giảm phát thải 11,2 triệu tấn CO2tđ

Mục tiêu tổng quát của Kế hoạch nhằm quản lý, loại trừ hiệu quả các chất làm suy giảm tầng ozon, chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát theo lộ trình thực hiện Nghị định thư Montreal thông qua các giải pháp tăng cường quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát, thực hiện chuyển đổi công nghệ và sử dụng các chất có giá trị tiềm năng làm nóng lên toàn cầu thấp hoặc bằng "0" và triển khai các giải pháp làm mát bền vững, phấn đấu đến năm 2045 giảm phát thải 11,2 triệu tấn CO2tđ từ hoạt động loại trừ các chất được kiểm soát.

Bảo vệ tầng ozon là bảo vệ sự sống của trái đất
Bảo vệ tầng ozon là bảo vệ sự sống của trái đất
Kế hoạch đưa ra các mục tiêu cụ thể từ nay đến năm 2045.

Trong đó, về quản lý, loại trừ các chất được kiểm soát: Thực hiện tốt cam kết không sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ các chất; sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất Bromochloromethane, CTC, CFC, Halon, HBFC, Methyl chloroform, HCFC 141b và HCFC-141b trộn sẵn trong polyol; không nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC khác từ năm 2040. Chỉ nhập khẩu, sử dụng chất Methyl bromide cho mục đích khử trùng và kiểm dịch hàng xuất khẩu. Giảm dần lượng tiêu thụ các chất HFC và duy trì ở mức 20% lượng tiêu thụ cơ sở từ năm 2045.

Về quản lý sản phẩm, thiết bị sử dụng các chất HCFC và HFC theo giá trị tiềm năng làm nóng lên toàn cầu (GWP): Các sản phẩm, thiết bị được sản xuất, nhập khẩu sử dụng các chất được kiểm soát có GWP được giảm theo lộ trình quy định tại mục III của Quyết định này. Cải thiện hiệu suất năng lượng trung bình của thiết bị sản xuất và nhập khẩu sử dụng chất được kiểm soát vào năm 2030 phấn đấu đạt 50% so với năm 2022.

Về quản lý vòng đời các chất được kiểm soát: Các kỹ thuật viên thực hiện hoạt động lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa sản phẩm, thiết bị có chứa các chất được kiểm soát có văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận phù hợp theo quy định. Các chất được kiểm soát được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng và tái chế đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, sau khi tái chế nếu không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật sẽ được xử lý để tiêu hủy theo quy định. Phổ biến và nhân rộng các mô hình về cơ chế tạo tín chỉ cacbon từ hoạt động tái chế và xử lý các chất được kiểm soát.

Thủng tầng ozon gây biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu
Thủng tầng ozon gây biến đổi khí hậu theo chiều hướng xấu

Về làm mát bền vững: Các yêu cầu về giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị và chống chịu với nắng nóng cực đoan được nghiên cứu, lồng ghép trong các chương trình phát triển đô thị cấp quốc gia, cấp tỉnh, kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của quốc gia và từng địa phương, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan của tỉnh. Hoạt động làm mát bền vững được triển khai thực hiện tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I và loại II.

Các công trình xây dựng mới đạt chứng nhận công trình xanh, công trình hiệu quả năng lượng trong thiết kế, xây dựng và vận hành; tòa nhà xây dựng mới đạt tiêu chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, xây dựng đáp ứng mức cân bằng về năng lượng (NZEB); tăng diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị. Phổ biến và nhân rộng các mô hình về làm mát bền vững, mô hình kinh doanh dịch vụ làm mát tại các khu đô thị, khu dân cư, tòa nhà văn phòng, thương mại và công trình công cộng.

6 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm

Nhiệm vụ, giải pháp đặt ra để hoàn thành các mục tiêu trên là: 1- Xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách; 2- Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 3- Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; 4- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức và nâng cao nhận thức; 5- Hợp tác song phương và đa phương, huy động nguồn lực; 6- Giám sát, đánh giá.

Theo Kế hoạch, các cơ quan liên quan sẽ triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ làm mát tiên tiến sử dụng các chất thay thế có GWP thấp, ưu tiên các chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc có GWP bằng "0".

Nghiên cứu xây dựng một cơ sở nghiên cứu và ứng dụng xuất sắc về làm mát bền vững để thúc đẩy hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giữa các ngành công nghiệp với các trường đại học và doanh nghiệp trong việc thiết kế, phát triển, thử nghiệm và thí điểm các công nghệ làm mát bền vững.

Nghiên cứu, hướng dẫn áp dụng các phương pháp tối ưu về làm mát thụ động, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong quy hoạch, thiết kế và xây dựng công trình. Nghiên cứu, xây dựng thí điểm hệ thống cảm biến quan trắc nhiệt, bản đồ nhiệt đô thị, bản đồ tiêu thụ năng lượng và phát thải cacbon theo thời gian thực ở một số đô thị, đồng thời tích hợp dữ liệu vào hệ thống cơ sở dữ liệu môi trường chung của đô thị trên nền tảng Hệ thống quản lý thông tin địa lý (GIS) hoặc trên nền tảng công nghệ hiện đại khác...

Quy định mới về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon Quy định mới về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon
Đưa giám sát môi trường vào giám sát tối cao là “đúng thời điểm” và “trúng vấn đề” Đưa giám sát môi trường vào giám sát tối cao là “đúng thời điểm” và “trúng vấn đề”
Quốc hội quyết định giám sát tối cao về bảo vệ môi trường Quốc hội quyết định giám sát tối cao về bảo vệ môi trường
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ký kết hợp tác nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ

Ngày 3/4/2025, Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững đã tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VANPS), Viện Công nghệ xạ hiếm (ITRRE), Viện Lâm nghiệp và Phát triển bền vững - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên – Đại học Thái Nguyên và Công ty Cổ phần Khoa học và Công nghệ HAMINT về nghiên cứu và ứng dụng công nghệ vi lượng đất hiếm, công nghệ nano và bức xạ.
Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi

Dịch bệnh Sởi đang tiếp tục diễn biến phức tạp, một số địa phương vẫn ghi nhận số ca mắc cao. Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ trưởng Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các địa phương đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh Sởi; kết thúc chiến dịch chậm nhất trong ngày 31 tháng 3 năm 2025.
Phát động "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025"

Phát động "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025"

Giải chạy hưởng ứng "Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025" đã thu hút được gần 2.000 người tham gia.
Bộ Y tế có 20 đơn vị, 31 nhóm nhiệm vụ từ ngày 1/3

Bộ Y tế có 20 đơn vị, 31 nhóm nhiệm vụ từ ngày 1/3

Chính phủ ban hành Nghị định số 42/2025/NĐ-CP ngày 27/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế.
Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Nâng cao hiệu quả thực thi quy định pháp luật về an toàn thực phẩm

Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị yêu cầu nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bộ Chính trị, Ban Bí thư yêu cầu nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp huyện); định hướng sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh;…
Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Chủ tịch nước Lương Cường: Ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" là sự kiện văn hóa, chính trị nhiều ý nghĩa

Sáng 15/2, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” Xuân Ất Tỵ 2025. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Lương Cường đã tới tham dự các hoạt động văn hóa, chúc Tết cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 11/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương chủ động ứng phó đợt rét đậm, rét hại kéo dài.
Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Chủ tịch nước Lương Cường dự "Tết trồng cây Đời đời nhớ ơn Bác Hồ" tại tỉnh Lạng Sơn

Trong không khí vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, sáng 5/2 (tức mùng 8 Tết Ất Tỵ), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025 tại xã Chiến Thắng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động