Đề xuất danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện kê khai giá
![]() |
Dự thảo Thông tư này quy định nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc thực hiện kê khai giá; quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật thuốc thuộc danh mục (tên gọi chi tiết, chủng loại cụ thể và đặc điểm cơ bản) và ban hành danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá.
Nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc thực hiện kê khai giá
Dự thảo Thông tư nêu rõ nguyên tắc, tiêu chí xây dựng danh mục thuốc thực hiện kê khai giá. Theo đó, thuốc thuộc danh mục thuốc thiết yếu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, gồm một trong các trường hợp sau:Thuộc danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của Bộ Y tế; Thuốc có kết quả trúng thầu tại cơ sở y tế; Thuốc không nằm trong trường hợp a và b nêu trên nhưng được sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Dự thảo cũng quy định đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thuốc thiết yếu thực hiện kê khai giá gồm các thông tin sau:
- Đối với thuốc hóa dược, vaccine, sinh phẩm thiết yếu: Tên hoạt chất/thành phần, nồng độ/hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng.
- Đối với thuốc cổ truyền thiết yếu gồm: Thành phần, đường dùng.
Danh mục thuốc thực hiện kê khai giá
Dự thảo đề xuất cụ thể danh mục thuốc thiết yếu được sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện kê khai giá gồm:
I. Thuốc hóa dược: gồm 458 hoạt chất/thành phần như: Acetic acid, Acetylcystein, Aciclovir, Amiodaron hydroclorid, Amoxicilin, Cephalexin, Cloramphenicol...
II. Thuốc hóa dược có chứa thành phần dược liệu: gồm 24 nhóm hoạt chất/thành phần như: Đan sâm, Tam thất, Borneol/Camphor; Eucalyptol, Tinh dầu gừng, Tinh dầu trần bì, Tinh dầu bạc hà, Tinh dầu húng chanh; Húng chanh, Núc nác, Cineol; Ngưu tất, Nghệ, Rutin, (Bạch truật)...
III. Sinh phẩm: gồm 7 loại hoạt chất/thành phần: Yếu tố VIII đậm đặc; Phức hợp yếu tố IX (các yếu tố đông máu II, VII, IX và X) đậm đặc; Albumin; Human normal Immunoglobulin; Huyết thanh kháng dại; Huyết thanh kháng uốn ván; Huyết thanh kháng nọc độc.
IV. Vaccine gồm 22 loại như: Vaccine phòng lao; vaccine phòng sởi; vaccine phòng Viêm gan B; vaccine phòng uốn ván...
V. Thuốc cổ truyền: gồm 220 loại thành phần, chia thành 12 nhóm: 1- Nhóm thuốc giải biểu; 2- Nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, tiêu ban, lợi thuỷ; 3-Nhóm thuốc khu phong trừ thấp; 4- Nhóm thuốc nhuận tràng, tả hạ, tiêu thực, bình vị, kiện tỳ; 5- Nhóm thuốc an thần, định chí, dưỡng tâm; 6- Nhóm thuốc chữa các bệnh về phế; 7- Nhóm thuốc chữa các bệnh về Dương, về Khí; 8- Nhóm thuốc chữa các bệnh về Âm, về Huyết; 9- Nhóm thuốc điều kinh, an thai; 10- Nhóm thuốc chữa bệnh về ngũ quan; 11- Nhóm thuốc dùng ngoài; 12- Nhóm thuốc khác.
Có thể bạn quan tâm
Cùng chuyên mục
Tin khác

Những loại trái cây nên tránh ăn trước khi ngủ

Men vi sinh tốt cho tiêu hóa nhưng không phải ai cũng dùng được

Bữa sáng hoàn hảo với các loại hạt

Miền Bắc nắng nóng 36 độ C trước khi chuyển lạnh

Những thực phẩm nên ăn để răng trắng sáng, khỏe mạnh

Bé gái 4 tuổi ở Hà Nội tử vong sau 1 ngày nhập viện do sởi

Có nên vớt bọt váng khi luộc thịt?

Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý

Việt Nam là quốc gia có chỉ số hạnh phúc xếp thứ 2 Đông Nam Á
