Công dụng của trà matcha đối với sức khỏe

Matcha là một loại trà xanh được làm từ lá trà nghiền thành bột mịn. Matcha không chỉ được biết đến với hương vị độc đáo mà còn mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.
Trà nụ vối - thức uống thanh nhiệt, bài thuốc quý từ thiên nhiên Những loại thực phẩm nên tránh khi bị cảm cúm Đậu lăng - dinh dưỡng cho trái tim và hệ tiêu hóa

Matcha là bột trà xanh đậm đặc, được chế biến từ cây Camellia sinensis. Lá trà để làm matcha được nuôi trồng trong bóng râm, giúp tạo ra hương vị đậm đà và ngọt ngào hơn so với các loại trà khác.

Matcha là bột trà xanh đậm đặc.
Matcha là bột trà xanh đậm đặc.

Mỗi khẩu phần (1 thìa cà phê) bột matcha cung cấp 3 calo, 1g chất đạm, 0g chất béo, 0g carbohydrate, 0g đường và 1g chất xơ.

Matcha là thức uống ít calo, chứa rất ít vitamin và khoáng chất nhưng lại giàu các hợp chất hoạt tính sinh học như L-theanine, quercetin, catechin, caffeine và diệp lục. Những thành phần này góp phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Hiện nay, matcha rất được ưa chuộng tại các quán cà phê và thường được phục vụ dưới dạng matcha shot, latte, trà hoặc món tráng miệng.

Chất chống oxy hóa

Matcha nổi bật với hàm lượng chất chống oxy hóa phong phú. Theo nghiên cứu trên tạp chí Foods (2020), loại trà này chứa nhiều flavonoid, polyphenol và vitamin C.

Chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng Fiona Sampat cho biết: "Các polyphenol như catechin cùng các phytochemical như quercetin và diệp lục giúp giảm căng thẳng oxy hóa, trung hòa gốc tự do và hạn chế nguy cơ tổn thương tế bào."

Hỗ trợ bảo vệ gan

Gan đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ độc tố, chuyển hóa thuốc và xử lý chất dinh dưỡng. Một số nghiên cứu cho thấy matcha có thể giúp bảo vệ sức khỏe gan.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia năm 2020, mặc dù matcha có thể giúp giảm men gan ở những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), nhưng lại có khả năng làm tăng men gan ở những người không mắc bệnh này.

Hiện nay, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để đánh giá tác động của matcha trên diện rộng, vì hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào chiết xuất trà xanh trên động vật.

Hỗ trợ sức khỏe não bộ

Matcha được biết đến với khả năng thúc đẩy quá trình lão hóa lành mạnh, đặc biệt có lợi cho não bộ. Một nghiên cứu năm 2020 đã xem xét tác động của matcha đối với chức năng nhận thức ở người lớn tuổi tại Nhật Bản.

Hỗ trợ sức khỏe não bộ.
Trà matcha hỗ trợ sức khỏe não bộ.

Trong nghiên cứu, những người tham gia uống một ly matcha hoặc giả dược mỗi ngày trong hai tuần. Kết quả cho thấy phụ nữ sử dụng matcha có sự cải thiện ở hai dấu hiệu liên quan đến bệnh Alzheimer: chức năng tổng thể và trí nhớ theo giai đoạn, giúp ghi nhớ chi tiết về các sự kiện hàng ngày. Tuy nhiên, kết quả này không được ghi nhận ở nam giới.

Do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu quy mô lớn hơn trên người để xác nhận lợi ích của matcha đối với sức khỏe não bộ.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Các catechin trong matcha có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp và giảm mức cholesterol LDL (cholesterol "xấu"). Chuyên gia cho biết: "Tác dụng này được tăng cường nhờ Rutin, một loại bioflavonoid có trong matcha, giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch."

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Matcha chứa nhiều hợp chất có tiềm năng ngăn ngừa ung thư, theo nghiên cứu trong ống nghiệm và trên động vật. Đặc biệt, matcha rất giàu epigallocatechin-3-gallate (EGCG), một loại catechin có đặc tính chống ung thư mạnh mẽ. Một số nghiên cứu cho thấy EGCG có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư, tuy nhiên, vẫn cần thêm nghiên cứu để xác nhận hiệu quả này trên con người.

Cải thiện sức khỏe đường ruột

Polyphenol trong matcha, đặc biệt là catechin EGCG, có ảnh hưởng tích cực đến hệ vi sinh vật đường ruột – yếu tố quan trọng trong các bệnh như tiểu đường, béo phì và rối loạn gan. EGCG giúp tăng cường vi khuẩn có lợi, cải thiện quá trình trao đổi chất.

Theo nghiên cứu, sau hai tuần uống một tách matcha mỗi ngày, hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu có những thay đổi tích cực.

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết

Hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
Trà matcha hỗ trợ kiểm soát đường huyết.

Matcha có thể mang lại lợi ích cho những người mắc bệnh tiểu đường – một tình trạng mãn tính cần kiểm soát lượng đường trong máu chặt chẽ. Chuyên gia Fiona Sampat giải thích: "Các chất chống oxy hóa và polyphenol trong matcha giúp cải thiện độ nhạy insulin và hỗ trợ giảm lượng đường trong máu."

Hỗ trợ giảm cân

Trà xanh nổi tiếng với khả năng hỗ trợ giảm cân và thường có trong các thực phẩm bổ sung. Một đánh giá năm 2020 kết luận rằng, kết hợp uống tới 500 mg trà xanh mỗi ngày trong 12 tuần với chế độ ăn kiêng và tập luyện có thể giúp giảm chỉ số khối cơ thể (BMI).

Dù phần lớn nghiên cứu tập trung vào trà xanh, matcha cũng đến từ cùng một loại cây và chứa các hợp chất tương tự, mang lại lợi ích hỗ trợ giảm cân.

Giảm căng thẳng

Một phân tích năm 2023 về khoa học thực phẩm cho thấy matcha có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu, nhờ hàm lượng L-theanine cao – một axit amin có liên quan đến tâm trạng tốt hơn và mức độ căng thẳng thấp hơn.

Thay thế cà phê hoặc đồ uống tăng lực bằng matcha là cách tuyệt vời để tận dụng lợi ích của caffeine mà không gây căng thẳng. GS. Jakubczyk giải thích rằng: "Caffeine trong cà phê có thể tạo ra tác dụng nhanh nhưng cũng gây sụt giảm năng lượng đột ngột – gọi là hiệu ứng ‘tàu lượn siêu tốc’. Trong khi đó, caffeine trong matcha kết hợp với L-theanine giúp duy trì năng lượng ổn định và kéo dài hơn."

Thúc đẩy làn da khỏe mạnh

Matcha mang lại nhiều lợi ích cho làn da nhờ hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào. Chuyên gia cho biết: "Các chất chống oxy hóa trong matcha giúp bảo vệ da khỏi tác hại của bức xạ cực tím, giảm dấu hiệu lão hóa và cải thiện độ đàn hồi của da."

Tư thế yoga đơn giản cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh Tư thế yoga đơn giản cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Trà bạc hà: Thức uống thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi nhà Trà bạc hà: Thức uống thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi nhà
Những lợi ích bất ngờ của trái cây sấy khô Những lợi ích bất ngờ của trái cây sấy khô
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Số ca mắc sởi vẫn ở mức cao, Hà Nội mở rộng đối tượng tiêm chủng

Số ca mắc sởi vẫn ở mức cao, Hà Nội mở rộng đối tượng tiêm chủng

Trong bối cảnh số ca mắc sởi tăng cao, cùng với đó thời tiết mưa phùn, nồm ẩm cũng dẫn tới nguy cơ dịch bùng phát là rất cao.... Hà Nội đã quyết mở rộng độ tuổi tiêm vaccine, giúp xây nhanh hàng rào miễn dịch, nhanh chóng ngăn chặn dịch.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gà

Ho gà là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Bệnh có thể gây ra những cơn ho dữ dội, khiến người bệnh khó thở.
Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ

Mưa trái mùa liên tục, nhiều dịch bệnh "tấn công" trẻ

Theo dự báo, từ nay đến những ngày giữa tháng 4, sẽ tiếp tục có nhiều đợt mưa trái mùa trên diện rộng. Theo các chuyên gia y tế, thay đổi thời tiết đột ngột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, dẫn đến dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.
Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?

Cúm mùa bùng phát nghiêm trọng, bác sĩ chỉ ra nguyên nhân?

Nhiều nước trên thế giới ghi nhận số ca nhiễm cúm tăng đột biến thời gian gần đây. Giới chuyên gia nhận định có nhiều yếu tố khiến dịch cúm năm nay bùng phát mạnh hơn các năm trước.
Mẹo đánh bay mùi hôi quần áo khi trời nồm ẩm

Mẹo đánh bay mùi hôi quần áo khi trời nồm ẩm

Khi trời mưa hoặc nồm ẩm, quần áo lâu khô và dễ bị ám mùi khó chịu. Dưới đây là một số mẹo đơn giản và hiệu quả giúp quần áo luôn khô ráo, thơm tho.
Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Bác sĩ khuyến cáo Tamiflu không có tác dụng điều trị cúm B, cúm C

Hiện nay có tình trạng, người dân tự ý "đổ xô" đi tìm mua và dự trữ thuốc Tamiflu để uống dự phòng bệnh cúm. Tuy nhiên, không phải ai bị cúm cũng có thể sử dụng thuốc Tamiflu và việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra nhiều hệ lụy không mong muốn.
Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”?

Vì sao bị cúm nặng có thể gây “phổi trắng”?

Theo các bác sĩ, "phổi trắng" là dấu hiệu cho thấy phổi bị tổn thương nghiêm trọng, thường gặp ở một số ca cúm nặng gần đây.
Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm

Những lưu ý giúp người có bệnh nền tim mạch vượt qua mùa cúm

Cúm mùa có thể dẫn đến viêm cơ tim cấp, gây nên rối loạn nhịp tim cấp, suy tim cấp tiến triển rất nhanh, bệnh sẽ nguy hiểm hơn trên nền bệnh nhân có bệnh tim mạch mạn tính. Do vậy, việc phòng bệnh và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng.
Vaccine phòng sởi giá bao nhiêu tiền?

Vaccine phòng sởi giá bao nhiêu tiền?

Vaccine phòng sởi là mũi tiêm quan trọng, giúp tạo miễn dịch cho trẻ và người lớn ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của sởi. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn đang băn khoăn tiêm mũi sởi cho bé giá bao nhiêu? Có những loại vaccine nào?
Bị cúm có nên dùng điều hòa không?

Bị cúm có nên dùng điều hòa không?

Cúm là bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus gây ra, thường tự khỏi sau 3-5 ngày. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa không đúng cách có thể làm bệnh nặng hơn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động