Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"?

Rau khoai lang là thực phẩm dân dã, dễ chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau trong bữa cơm của gia đình Việt. Rau khoai lang được ví như một "thần dược" xuất phát từ đồng quê.
Rau khoai lang - Thần dược xuất phát từ đồng quê
Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"?

Rau khoai lang cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp phòng ngừa một số bệnh như tim mạch, tiểu đường, yếu sinh lý... Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tác dụng của rau khoai lang với sức khoẻ.

Đặc điểm của rau khoai lang

Rau lang là một bộ phận của cây khoai lang (tên gọi khoa học là Ipomoea batatas), thuộc loại cây thân thảo dây leo. Do đó, rau lang cũng được gọi là rau khoai lang và được biết đến với nhiều tên gọi trong Y học cổ truyền như phiên chử, cam thử,….

Khoai lang là một cây trồng có số lượng lá nhiều, bao gồm lá trên thân chính (40 - 50 lá) và lá trên các thân phụ (cành cấp 1, 2). Tổng số lá trên cây khoảng 300 - 400 lá. Do đặc điểm thân bò, số lượng lá trên cây nhiều đã dẫn đến hiện tượng lá che khuất nhau nhiều làm giảm hiệu suất quang hợp, đồng thời giảm tuổi thọ của lá, ảnh hưởng tới quá trình tích luỹ vật chất khô.

Lá khoai lang mọc cách, có cuống dài (trên dưới 10cm). Nhờ có cuống dài nên lá khoai lang có thể xoay chuyển phiến lá ra ngoài ánh sáng mặt trời. Hình dạng màu sắc lá phụ thuộc vào giống: Hình tim, mũi mác, xẻ thùy (nông, sâu hoặc chân vịt). Màu lá vàng nhạt, xanh, xanh đậm. Có một số giống, màu sắc lá thân và màu sắc lá ngọn cũng khác nhau.

Ngọn rau Khoai lang
Ngọn rau khoai lang

Các món ngon từ rau khoai lang

Rau khoai lang luộc

Mặc dù các nghiên cứu để khẳng định các tác dụng đối với sức khỏe của rau khoai lang chưa nhiều để đưa ra khuyến cáo và liều lượng sử dụng an toàn.

Trong các món từ khoai lang, luộc và hấp là phương pháp chế biến hiệu quả nhất để duy trì mức polyphenol và hoạt động chống ôxy hóa của lá khoai lang.

Hình ảnh rau Khoai lang luộc
Hình ảnh rau khoai lang luộc

Rau khoai lang xào tỏi

Món ăn quen thuộc nhất có lẽ phải kể đến rau khoai lang xào tỏi, với hương vị thơm ngon của rau khoai lang, bùi bùi của tỏi, được xào vừa ăn chắc chắn đây là món ăn được xuất hiện trong nhiều gia đình.

Canh rau khoai lang nấu tôm

Rau khoai lang rửa sạch, tôm làm sạch rồi cho vào đảo sơ cho chín rồi cho nước vào nấu sôi. Tiếp tục cho rau khoai lang vào và nêm nếm lại vừa ăn. Khi canh sôi cần nhanh chóng bắc nồi xuống để tránh rau bị nồng.

Rau khoai lang có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó chỉ thực sự phát huy tác dụng khi ăn vừa phải và kết hợp đầy đủ với các thực phẩm khác.

Hình ảnh rau Khoai lang xào tỏi
Hình ảnh rau khoai lang xào tỏi

Tác dụng của rau khoai lang

Phòng chống bệnh tim mạch, đột quỵ: Các nhà khoa học đã phát hiện chất lutein và zeaxanthin có trong rau khoai lang rất có ích. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng chống bệnh tim mạch vành và đột quỵ. Bằng chứng từ thực nghiệm cho thấy, lutein từ dinh dưỡng rau khoai lang đã làm giảm lượng cholesterol xấu trong thành động mạch một cách rõ rệt.

Giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường: Lá rau khoai lang có đặc tính giảm đường huyết, vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (ở lá già không có chất này). Do đó, những người bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau khoai lang non để ăn. Lá rau khoai lang có đặc tính giảm đường huyết, vì ở phần đọt rau có chứa một chất gần giống insulin (ở lá già không có chất này). Do đó, những người bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau khoai lang non để ăn.

Phòng ngừa bệnh táo bón: Không chỉ có củ khoai lang mới có công dụng chữa táo bón mà ăn rau khoai lang cũng có thể giúp chữa táo bón hiệu quả. Phần lá rau khoai lang có chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Ngoài ra, chất nhựa từ lá khoai lang cũng có tác dụng nhuận trường, ngăn ngừa chứng táo bón.

Chống béo phì: Trong rau khoai lang có nhiều chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu. Chính vì thế, khi ăn rau khoai lang sẽ giúp bạn quên đi cảm giác chóng đói, từ đó hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau khoai lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.

Giúp khỏe da, sáng mắt: Theo các nhà khoa học, trong 100g rau khoai lang có chứa 11mg vitamin C – đây là chất giúp tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, săn chắc, căng đầy sức sống. Không chỉ vậy, thành phần beta carotene, lutein và zeaxanthin có trong loại rau này còn giúp chúng ta duy trì đôi mắt sáng và khỏe mạnh.

Chữa yếu sinh lý: Nam giới có thể bổ sung sức khỏe với món rau lang xào tỏi chung với hành tây, tôm hoặc thịt bò, thịt gà đều tốt. Mỗi tuần ăn 2 lần.

Vì sao rau khoai lang được ví như "thần dược"?

Chữa cảm sốt mùa nóng: Nấu rau khoai lang với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Hoặc rau khoai lang khô một nắm, nghệ một củ, dấm 1/2 chén con, sắc uống nóng. Có thể lấy rau khoai lang tươi luộc chín để xông, rồi ăn rau khoai lang nóng, uống nước luộc rau khoai lang nóng cho ra mồ hôi.

Chữa viêm khớp, thấp khớp: Trong rau khoai lang có chứa chất beta cryptoxanthin, đây là chất có tác dụng ngăn ngừa những bệnh viêm nhiễn mạn tính như thấp khớp, viêm khớp và còn có tác dụng tăng cường được độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch cơ thể. Những người bị đau nhức xương khớp có thể sử dụng ăn rau khoai lang để trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn.

Trị chứng thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa thận âm hư đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”. Với công dụng này bạn dùng lá rau khoai lang tươi non sắc cùng mai rùa, sắc kỹ lấy nước uống trong thời gian ngắn sẽ thấy hiệu quả.

Lưu ý khi ăn rau khoai lang

Rau khoai lang là một món rau dân dã, quen thuộc trong bữa ăn của nhiều gia đình. Rau khoai lang chứa rất nhiều dưỡng chất, và nguồn vitamin dồi dào. Không những vậy, rau lang còn có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe mà chúng ta nên tận dụng.

Tuyệt đối không ăn rau khoai lang khi đói: Trong rau khoai lang có chứa các thành phần nếu ăn vào khi đói có thể gây giảm đường huyết, gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Ăn rau khoai lang nên kết hợp với các thực phẩm khác để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng: Hàm lượng canxi có trong rau khoai lang là tương đối lớn, nếu ăn nhiều, thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận. Vì vậy, khi ăn rau khoai lang nên kết hợp với các thực phẩm khác để cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhiều hơn.

Không ăn quá nhiều rau khoai lang: Trong rau khoai lang chứa lượng canxi khá lớn, nếu ăn thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thừa canxi, dễ dẫn đến sỏi thận.

Nên ăn rau khoai lang chín: Rau khoai lang chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng không nên ăn rau khoai lang sống dễ gây ra táo bón, nên luộc hoặc xào chín trước khi ăn.

Rau khoai lang là thực phẩm mà có giá thành rẻ, dễ tìm lại có nhiều công dụng đổi với sức khoẻ. Tuy nhiên để phát huy hết tác dụng của thực phẩm này, thì chúng ta cần sử dụng đúng cách. Hy vọng qua bài viết trên đây phần nào giúp người đọc có những thông tin cơ bản về thực phẩm này - một thực phẩm được ví như thần dược của đồng quê.

Thứ rau là “nhân sâm trường thọ” vào mùa, đừng chỉ ăn luộc, chế biến theo cách này vừa ngon vừa bổ Thứ rau là “nhân sâm trường thọ” vào mùa, đừng chỉ ăn luộc, chế biến theo cách này vừa ngon vừa bổ
Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ Rau lang - loại rau dân dã nhưng cực tốt cho sức khoẻ
4 loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốc 4 loại rau ngon - bổ - rẻ ít bị phun thuốc
Yến Linh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Nên ăn gì và kiêng gì sau khi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm khiến cơ thể mệt mỏi, mất sức, bạn cần bổ sung thực phẩm phù hợp để phục hồi sức khỏe và bảo vệ hệ tiêu hóa hiệu quả.
Đồng Nai: Gần 100 công nhân Dechang nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều

Đồng Nai: Gần 100 công nhân Dechang nghi ngộ độc sau bữa ăn chiều

Gần 100 công nhân Công ty TNHH Dechang Việt Nam có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau khi ăn chiều với món mì quảng gà và bánh đa cua.
Các loại gia vị bảo vệ hệ hô hấp

Các loại gia vị bảo vệ hệ hô hấp

Các bệnh về phổi hiện nay ngày càng phổ biến, bổ sung một số loại gia vị vào chế độ ăn uống có thể hỗ trợ cải thiện chức năng hệ hô hấp một cách hiệu quả.
Bộ Y tế yêu cầu Vĩnh Phúc đình chỉ bếp ăn khiến hơn 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Bộ Y tế yêu cầu Vĩnh Phúc đình chỉ bếp ăn khiến hơn 350 công nhân nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Liên quan đến vụ việc 350 công nhân Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc) nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm, tối 14/5, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu đình chỉ ngay hoạt động bếp ăn tập thể của công ty này.
Báo động vệ sinh an toàn thực phẩm ở các khu du lịch

Báo động vệ sinh an toàn thực phẩm ở các khu du lịch

Vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là ở các khu du lịch luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân, các cấp chính quyền và ngành y tế.
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội “Thanh niên công nhân - Lan tỏa năng lượng tích cực” 2024

Trong 2 ngày 11,12/5/2024, tại TP Đà Nẵng, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Công ty TCP Việt Nam – Nhãn hàng Red Bull tổ chức Ngày hội “Thanh niên công nhân – Lan tỏa năng lượng tích cực” năm 2024.
Nắng nóng, sử dụng điều hòa cho trẻ như thế nào là hợp lý?

Nắng nóng, sử dụng điều hòa cho trẻ như thế nào là hợp lý?

Nắng nóng, việc sử dụng các thiết bị làm mát như quạt, điều hòa là nhu cầu cần thiết, nhất là với gia đình có trẻ nhỏ. Tuy nhiên, việc cho trẻ, nhất là trẻ dưới 18 tháng sử dụng điều hòa, quạt điện không hợp lý rất dễ để lại hệ lụy với sức khỏe.
Nước ép ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Nước ép ổi có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Nước ép ổi nếu uống vừa đủ và nguyên chất (không thêm đường và đá) sẽ tốt cho sức khỏe, nhưng lại khiến người uống tự bỏ đi một số chất, nhất là chất xơ và một phần vitamin C có trong loại quả này.
Việt quất giúp chống oxy hoá và phòng ngừa bệnh ung thư

Việt quất giúp chống oxy hoá và phòng ngừa bệnh ung thư

Việt quất là loại quả mọng, nhỏ được nhiều người yêu thích. Đây là loại quả rất tốt cho sức khoẻ, giúp phòng chống một số bệnh như: Tim mạch, ung thư, chống oxy hoá…
Chế độ ăn Địa Trung Hải - Bí quyết cho sức khỏe toàn diện

Chế độ ăn Địa Trung Hải - Bí quyết cho sức khỏe toàn diện

Chế độ ăn Địa Trung Hải là phương pháp ăn lành mạnh cho sức khỏe. Áp dụng chế độ ăn này có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính, cải thiện cân nặng và sống khỏe mạnh hơn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động