Tác dụng ít người biết của cây mía dò

Cây mía dò có vị chua, đắng, cay, tính mát... có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chấn dương. Rễ cây mía dò được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun.

Đặc điểm của cây mía dò

Cây mía dò có tên khoa học là Costus speciosus Smith, thuộc họ Gừng (Zingiberaceae), tên gọi khác là tậu chó, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc.

Tác dụng ít người biết của cây mía dò

Cây thuộc nhóm thực vật sinh trưởng lâu năm, dạng thân thảo, chiều cao trung bình từ 1m đến 3m. Cây non thường bao bọc bởi lớp vảy có lông.

Rễ cây lớn và ít phân nhánh, bên trong xốp giòn.

Lá cây mía dò dạng lưỡi mác, thuôn dài, mỗi chiếc lá có chiều dài trung bình từ 15cm đến 20cm. Lá cây thường mọc so le nhau, kèm theo phần bẻ. Lá mịn nhẵn ở mặt trên, phía dưới được bao phủ bởi một lớp lông. Lá non có màu xanh nhạt chuyển dần sang trắng ngà và đỏ thẫm khi lá già.

Hoa mọc nhiều ở phần đầu thân, các bông hoa mọc khá sát nhau. Có màu trắng, không cuống, hình dáng tương tự quả trứng, lá bắc màu đỏ xếp cặp đôi không đối xứng.

Quả mía dò sẽ xuất hiện sau khi hoa tàn đi,. Quả của cây có chiều dài trung bình 1.3cm, hình dán bầu dục hoặc gần giống hình trứng, phía trong quả chứa hạt màu đen, nhẵn bóng. Mía dò kết quả từ tháng 7 đến tháng 11 hằng năm.

Tác dụng ít người biết của cây mía dò

Mía dò có thể trồng bằng đoạn thân, thân rễ, mầm của thân và hạt.

Cây mía dò có nguồn gốc ở Đông Nam Á, cây cũng được di thực tới quần đảo Cook, Hawaii và Fiji. Cây mọc hoang nhiều nơi tại Ấn Ðộ, Malaysia, trong các lùm bụi, trên các gò đất, chỗ đất ẩm mát. Tại nước ta, mía dò được tìm thấy chủ yếu tại khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ. Trong đó, Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn,... là một số tỉnh tập trung số lượng lớn cây mía dò ngoài tự nhiên.

Hầu hết bộ phận trên cây mía dò đều có thể tận dụng làm thuốc ngoại trừ hoa và quả. Rễ và cành non là 2 bộ phận sử dụng nhiều nhất để điều chế thuốc.

Thân rễ có thể thu hoạch vào mùa thu, rửa sạch, tỉa bớt rễ, thái nhỏ, đồ chín và đem phơi khô.

Thành phần hóa học: Mía dò chứa các chất béo như α-humulene, zerumbone, camphene, α-amyrin stearate, β-amyrin, costunolide và lupeol. Ngoài ra, mía dò còn chứa Diosgenin, diosgenone, dioscin, tigogenin, saponins, β-sitosterol, α-tocopherol, gracillin, Cycloartanol (25-en-cycloartenol và octacosanoic acid), costunolide, eremanthin.

Tác dụng ít người biết của cây mía dò

Theo y học cổ truyền: Cây mía dò có vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chấn dương. Rễ cây được xem như có tác dụng xổ, lọc máu, kích thích, bổ, trừ giun.

Bài thuốc sử dụng cây mía dò

Chữa viêm thận phù thũng

Đun sôi khoảng 15g mía dò trong khoảng 20 phút và uống phần nước chắt hàng ngày.

Trị viêm tai

Đem xay nhuyễn hoặc giã nát phần ngọn của cây mía dò rồi chắt lấy nước. Nhỏ phần nước cốt từ cây mía dò vào bên tai bị viêm và dùng bông thấm hằng ngày, thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 lần.

Chữa tiểu khó

Cây mía dò cùng bồ công anh, râu ngô, cam thảo, rau má, bạch mao căn, bông mã đề mỗi loại nguyên liệu 10g và đem sắc cùng nước. Uống từ 2 đến 3 lần hằng ngày (không nên uống vào thời điểm buổi tối).

Trị mụn nhọt, ngứa rát

Dùng 100g mía dò sắc cùng nước, cô đặc lại. Dùng thoa lên khu vực bị đau hoặc ngứa rát. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể uống mía dò sắc cùng nước hàng ngày.

Tác dụng ít người biết của cây mía dò

Hỗ trợ giải cảm

Luộc phần rễ mía dò hoặc sắc cùng nước, dùng cho đến khi triệu chứng cảm giảm hẳn.

Chữa viêm gan virus

Mía dò, chi tử, thổ phục linh, xa tiền, bồ công anh, sâm bố chính mỗi loại 12g, nhân trần 20g, mạch môn 10g, thủy xương bồ 8g, cam thảo đất 6g. Tất cả dược liệu đem sắc uống, ngày một lần, nên kiểm tra chức năng gan khi dùng.

Trị đau nhức xương khớp

Sắc khoảng 20g mía dò cùng nước và dùng hàng ngày.

Lưu ý khi sử dụng cây mía dò

Nếu dùng quá liều cây mía dò tươi thì có thể bị ngộ độc. Các triệu chứng ngộ độc mía dò phổ biến bao gồm chóng mặt, đau bụng, buồn nôn và nôn mửa. Vì vậy, không tự ý dùng tươi với lượng lớn và liên tục.

Mặc dù, có tác dụng an thai đối với phụ nữ mang thai nhưng không nên tự sử dụng khi thai đang phát triển bình thường. Người bệnh chỉ nên dùng khi có chỉ định của thầy thuốc đông y.

Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây mía dò, bạn cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý dùng. Bởi trong mía dò vẫn tồn tại một lượng nhỏ độc tính.

Tác dụng hữu ích của cây bình bát Tác dụng hữu ích của cây bình bát
Tác dụng hữu ích của cây cò ke Tác dụng hữu ích của cây cò ke
Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ trảo Tác dụng chữa bệnh của cây ngũ trảo
Việt Lâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ai không nên ăn hồng xiêm?

Ai không nên ăn hồng xiêm?

Hồng xiêm không chỉ thơm ngon mà còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn loại quả này.
Những thói quen hằng ngày âm thầm làm hỏng răng của bạn

Những thói quen hằng ngày âm thầm làm hỏng răng của bạn

Ít ai ngờ rằng, những thói quen thường nhật tưởng như vô lại lại đang lặng lẽ gây ra những tổn thương không nhỏ cho răng.
Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

Sau 5 ngày mắc sốt xuất huyết, cô gái 28 tuổi đã tử vong, trở thành trường hợp đầu tiên thiệt mạng vì bệnh này tại Bà Rịa – Vũng Tàu trong năm nay.
Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Ngủ không đủ giấc có thể là thủ phạm gây viêm mũi

Một bác sĩ Ấn Độ chỉ ra rằng, chăm sóc giấc ngủ là yếu tố ảnh hưởng đến chức năng mũi và nếu bị thiếu ngủ có thể gây ra nghẹt mũi, hắt hơi, viêm mũi.
TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

TP.HCM ghi nhận ca viêm não hiếm gặp do virus cúm gia cầm

Bé gái 8 tuổi tại Tây Ninh được chẩn đoán viêm não do virus cúm gia cầm H5N1 sau khi tiếp xúc với hàng loạt gà chết khoảng hai tuần trước.
6 loại trái cây màu xanh giúp giảm mỡ bụng

6 loại trái cây màu xanh giúp giảm mỡ bụng

Nhờ giàu chất xơ, vitamin và các hợp chất tự nhiên, nhiều loại quả xanh giúp tăng cường trao đổi chất, giảm hấp thu chất béo và hỗ trợ thu gọn vòng eo.
Bác sĩ cảnh báo về trào lưu ăn trứng cút cả vỏ

Bác sĩ cảnh báo về trào lưu ăn trứng cút cả vỏ

Trào lưu ăn trứng cút rang muối nguyên vỏ đang gây xôn xao trên mạng xã hội. Tuy nhiên các bác sĩ lại không cho răng đây là món ăn tốt.
Lai Châu: Vợ tử vong, chồng hôn mê sau bữa ăn gồm cơm trắng, canh nấm

Lai Châu: Vợ tử vong, chồng hôn mê sau bữa ăn gồm cơm trắng, canh nấm

Ba người dân ở Lai Châu phải nhập viện cấp cứu sau bữa cơm với nấm lạ. Trong số đó, một người không qua khỏi, một người rơi vào tình trạng hôn mê sâu.
Bệnh viện 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus của công ty trong đường dây sản xuất sữa giả

Bệnh viện 108 thu hồi sữa Hofumil Gold Plus của công ty trong đường dây sản xuất sữa giả

Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho hay đã dừng tư vấn sử dụng và thu hồi sản phẩm sữa Hofumil Gold Plus, do phát hiện chúng thuộc công ty sản xuất sữa giả.
Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Uống nước mía thế nào để không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe?

Nước mía là một loại thức uống giải khát mùa hè quen thuộc ở nhiều nơi. Tuy nhiên, do chứa lượng đường cao nên cũng cần lưu ý tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động