Những lưu ý khi ăn củ sắn
Sắn dây tưởng chỉ là món ăn chơi, giải nhiệt hoá ra lại được ngợi ca là "nhân sâm châu Á" Tác dụng của củ sắn và những lưu ý khi sử dụng Có nên uống nước lá đinh lăng thay nước lọc hay không? |
Sắn hay còn được gọi là khoai mì là loại lương thực phổ biến thường gặp ở vùng nông thôn và miền núi nước ta. Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm. Sau đó được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVIII.
Củ sắn là một trong những loại lương thực chủ yếu trong nước ta bởi tính ứng dụng và lợi ích cho sức khỏe của nó.
Củ sắn tươi có tỉ lệ tinh bột từ 16 đến 32%, chất khô từ 38 đến 40%, ngoài ra, chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như protein, chất béo, chất xơ, muối khoáng và vitamin. Lá sắn trong nguyên liệu khô chứa đường, tinh bột, protein, chất béo, chất xơ,... Đặc biệt chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các axit amin cần thiết giàu lysin.
Tác dụng của củ sắn
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Củ sắn có chỉ số đường huyết thấp hơn so với các loại ngũ cốc khác như gạo trắng, ngô, củ từ,... Ngoài ra, trong thành phần của củ sắn còn có vitamin C, chất xơ đều là những thành phần rất có lợi cho người bị tiểu đường.
Tăng cường chức năng hệ tiêu hoá
Như đã đề cập, củ sắn có chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên cải thiện đáng kể chức năng tiêu hoá của cơ thể bằng cách hấp thu các chất lắng đọng trong ruột.
Nếu cơ thể bị thiếu chất xơ, hệ bài tiết có thể sẽ hoạt động không bình thường và gây ra một số vấn đề như táo bón và bệnh trĩ. Do đó, ăn sắn sẽ giúp bổ sung chất xơ và giúp bạn dễ đi đại tiện hơn.
Hỗ trợ giảm cân
Mặc dù lượng calo trong sắn khá cao nhưng thành phần chất xơ cũng chiếm tỉ lệ khá lớn. Các chất xơ có tác dụng tăng tốc quá trình tiêu hóa và giảm mức cholesterol.
Hơn nữa, chất xơ là một trong nhóm chất mà người ăn kiêng giảm cân cần tăng cường bổ sung bởi vì nó có thể giúp cơ thể cảm thấy no lâu, giảm nhu cầu ăn vặt liên tục, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.
Giúp cải thiện thị lực
Một trong những tác dụng bổ ích khác mà củ sắn đem lại là bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt của bạn. Củ sắn cung cấp đầy đủ vitamin A và khoáng chất cần thiết giúp cải thiện thị lực, ngăn ngừa tình trạng khô mắt, quáng gà.
Bổ sung năng lượng
Củ sắn là thực phẩm giàu carbohydrate. Vì vậy, nó cung cấp nhanh năng lượng cho cơ thể, qua đó giúp cải thiện chức năng não bộ, xóa tan trạng thái lờ đờ, mệt mỏi.
Giảm huyết áp
Ngoài những lợi ích đã nêu ở trên, củ sắn còn là thực phẩm tốt cho hệ thần kinh, duy trì cơ bắp chắc khỏe, giảm huyết áp do thành phần giàu protein và chất xơ trong củ sắn.
Lưu ý khi sử dụng củ sắn
Mặc dù có nhiều lợi ích đối với sức khoẻ, nhưng nếu bạn ăn sắn không đúng cách có thể dẫn tới một số tác dụng phụ.
Trong sắn có chứa một loại heteroizit khi trong nước hay men tiêu hóa sẽ bị thủy phân thành acid cyanhydric, glucose và aceton, vì vậy độc tính của sắn chủ yếu là do acid cyanhydric. Acid này sẽ gây ức chế hoạt động của men hô hấp. Nếu không chế biến đúng cách khi ăn sắn có thể gây ra ngộ độc. Triệu chứng ngộ độc sắn có thể cấp tính hoặc nhẹ tùy thuộc vào lượng sắn hấp thụ như:
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng, nôn, tiêu chảy,...
Rối loạn thần kinh: Chóng mặt, nhức đầu,... Trường hợp nặng có thể gây co cứng, co giật, giãn đồng tử và thậm chí là hôn mê.
Rối loạn hô hấp: Tình trạng ngạt thở, xanh tím người, suy hô hấp gây tử vong.
Tuy nhiên, đặc tính của loại chất độc có ở trong sắn rất dễ bay hơi, chúng hòa tan dễ dàng trong nước lạnh cũng như nước nóng. Khi bị oxy hóa hoặc kết hợp với chất đường kính thì sẽ được chuyển thành chất không độc. Dựa vào đặc tính này của sắn, nếu biết cách chế biến phù hợp thì hàm lượng chất độc sẽ bị loại bỏ một phần khá lớn.
Sắn sau khi được bóc sạch vỏ, ngâm với nước một thời gian, luộc chín và để nguội thì hàm lượng độc chất giảm xuống chỉ còn 30% so với ban đầu. Hàm lượng chất độc sẽ giảm xuống còn rất ít và không đủ khả năng gây độc cho người ăn khi chế biến dưới dạng cắt thành lát phơi khô, chế biến thành bột sắn, sắn dây,...
Sắn sống có thể chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Tuy nhiên, khi chúng ta nấu chín bằng các phương pháp như luộc hay nướng thì có thể loại bỏ những chất độc hại này.
Ăn sắn cùng với những thực phẩm chứa nhiều protein để đảm bảo an toàn và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Protein giúp cơ thể loại bỏ độc tố xyanua.
Để phòng tránh những trường hợp bị ngộ độc sắn, đặc biệt là đối với trẻ em, mọi người cần phải thực hiện tốt các biện pháp như không nên ăn nhiều sắn vào lúc bụng đói, không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn sắn. Khi ăn, nếu thấy sắn có vị đắng thì nên bỏ đi. Tốt nhất nên ăn sắn cùng với đường ngọt hoặc với khoai lang để trung hòa độc tố.
Loại quả nhìn giống bưởi nhưng bổ ra không thấy múi khiến dân mạng tò mò |
Dâu tây - Loại quả quen thuộc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe |
Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều? |