Bộ Y tế

Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Mới đây, Bộ Y tế đưa ra dự thảo, đề xuất quy định danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội và hướng dẫn chẩn đoán, giám định bệnh nghề nghiệp và các tiêu chí đề xuất các bệnh mới, đặc thù bổ sung vào danh mục.
Đề xuất nghiên cứu, đánh giá tác động về việc bổ sung một số nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu, bổ sung quy định "trợ cấp hưu trí xã hội" Đề xuất tăng tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn 75% trong dự thảo luật

Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội trong dự thảo

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội.

Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Cụ thể, Bộ Y tế đề xuất 35 bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội, bao gồm: Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp; Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; Bệnh hen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen và đồng đẳng; Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp; Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp;

Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp; Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn; Bệnh giảm áp nghề nghiệp; Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân; Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ; Bệnh phóng xạ nghề nghiệp; Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp; Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; Bệnh sạm da nghề nghiệp; Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm; Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài; Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su; Bệnh Leptospira nghề nghiệp; Bệnh viêm gan virus B nghề nghiệp; Bệnh lao nghề nghiệp; Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp; Bệnh viêm gan virus C nghề nghiệp; Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp; Bệnh COVID-19 nghề nghiệp.

Nguyên tắc chẩn đoán, điều trị, dự phòng đối với người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp

Dự thảo nêu rõ, người lao động sau khi được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp cần được hạn chế tiếp xúc yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp đó; điều trị theo phác đồ của Bộ Y tế. Đối với nhóm bệnh nhiễm độc nghề nghiệp phải được thải độc, giải độc kịp thời.

Bên cạnh đó, cần điều dưỡng, phục hồi chức năng và giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định.

Dự thảo Thông tư quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội

Dự thảo nêu rõ, một số bệnh nghề nghiệp (bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn, bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ, do rung toàn thân, nhiễm độc mangan, các bệnh bụi phổi nghề nghiệp trừ bệnh bụi phổi bông) và ung thư nghề nghiệp, ung thư do các bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định cần chuyển khám giám định ngay.

Trường hợp chẩn đoán các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp cho người lao động trong thời gian bảo đảm không nhất thiết phải có các xét nghiệm xác định độc chất trong cơ thể.

Tiêu chí đề xuất các bệnh mới, đặc thù bổ sung vào Danh mục

Dự thảo nêu rõ, các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, các trường đại học Y, Dược chủ động nghiên cứu, đề xuất các bệnh mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm trên cơ sở các tiêu chí

Cụ thể:

Một, xác định được mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với yếu tố có hại trong quá trình lao động với một bệnh cụ thể. Một số bệnh có thể xuất hiện sau nhiều năm tiếp xúc lần đầu với yếu tố có hại trong quá trình lao động, người lao động có thể đã nghỉ hưu hoặc chuyển sang công việc khác;

Hai, bệnh xảy ra trong nhóm người lao động tiếp xúc với yếu tố có hại thường có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với nhóm người lao động không tiếp xúc;

Ba, một số bệnh xảy ra ở người lao động do tiếp xúc với yếu tố có hại trong quá trình lao động nhưng chưa có điều kiện nghiên cứu mà đã được quốc tế công nhận là bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm có thể bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở Việt Nam.

Y tế các Bộ, ngành căn cứ vào các tiêu chí trên để đề xuất các bệnh mới, đặc thù thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm; hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong ngành thực hiện đúng các quy định hiện hành của pháp luật về khám sức khỏe phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp; thường xuyên kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bệnh nghề nghiệp.

Căn cứ vào các tiêu chí trên, các cơ sở lao động, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp, công đoàn các cấp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo đề xuất bổ sung các bệnh mới thuộc các lĩnh vực, ngành nghề để Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế) xem xét bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm...

Đề xuất nghiên cứu, đánh giá tác động về việc bổ sung một số nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc Đề xuất nghiên cứu, đánh giá tác động về việc bổ sung một số nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu, bổ sung quy định Giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu, bổ sung quy định "trợ cấp hưu trí xã hội"
Đề xuất tăng tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn 75% trong dự thảo luật Đề xuất tăng tỷ lệ hưởng lương hưu cao hơn 75% trong dự thảo luật
Thiên Ân

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó phù hợp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước để chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.
Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?

Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ?

Xạ đen được xem là một loại thảo dược có nhiều công dụng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, giải độc gan, cải thiện giấc ngủ...nhưng với người bình thường có nên uống xạ đen hàng ngày hay không?
Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Diễn đàn “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”

Tạp chí điện tử Thương hiệu và Sản phẩm phối hợp với Hội Khoa học các sản phẩm thiên nhiên Việt Nam (VNPS); Hội đào tạo và phát triển nghề làm đẹp Việt Nam (VNBA); Công ty Cổ phần Adpex tổ chức Diễn đàn trực tuyến với chủ đề: “Thị trường ngành làm đẹp năm 2024: Biến thách thức thành cơ hội bứt phá tăng trưởng bền vững”.
Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều?

Quả hồng ngon, bổ nhưng tại sao không nên ăn quá nhiều?

Cuối thu là thời điểm quả hồng chín rộ. Đây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng và được gọi với những cái tên rất kêu nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại rất lớn tới sức khỏe, thậm chí phải nhập viện.
Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành

Ngày 18/9/2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành.
Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng

Rà soát lại toàn bộ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 382/TB-VPCP ngày 16/9/2023 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về an toàn thực phẩm.
Loại cây xưa trồng phủ xanh đồi trọc, nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD

Loại cây xưa trồng phủ xanh đồi trọc, nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD

Cây quế từng là cây trồng chỉ để phủ xanh đất trống đồi núi trọc, không ai để tâm chăm sóc, ngày nay đem xuất khẩu thu 183,4 triệu USD, giúp bà con ở miền núi phía Bắc làm giàu. Theo thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu được 10.175 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 29,6 triệu USD, so với tháng 7 lượng xuất khẩu tăng 19,8%, kim ngạch tăng 20,3%.
Cây thanh long cổ thụ siêu khủng mới nhìn ai cũng ngạc nhiên tưởng là ảnh ghép

Cây thanh long cổ thụ siêu khủng mới nhìn ai cũng ngạc nhiên tưởng là ảnh ghép

So với những cây thanh long bình thường khác, thì cây thanh long cổ thụ này được xếp vào hạng "độc nhất vô nhị", chưa ai từng thấy trên đời. Không chỉ "siêu to khổng lồ" cây thanh long còn chi chít trái và rất ngon.
CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước

CPI tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước

Giá xăng dầu, giá gạo trong nước tăng theo giá thế giới, giá nhà ở thuê tăng theo nhu cầu là những nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8/2023 tăng 0,88% so với tháng trước.
Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động