Có nên vớt bọt váng khi luộc thịt?

Bọt váng nổi lên khi hầm xương, luộc thịt là hiện tượng bình thường. Nhiều người lo ngại rằng lớp bọt này chứa hóa chất và tạp chất, liệu điều đó có chính xác?
Chuyên gia chỉ cách nhận diện thịt lợn chứa chất tạo nạc Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo: "Ăn thịt gà tốt hơn thịt lợn" Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể khi ăn thịt lợn mỗi ngày?

Khi luộc thịt, nước thường xuất hiện bọt và một lớp váng đục màu trắng nổi trên bề mặt. Nhiều người cho rằng đây là chất bẩn từ thịt hoặc dấu hiệu thịt đã bị ngâm hóa chất, nên cần vớt bỏ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, quan niệm này không chính xác.

Có nên vớt bọt váng khi luộc thịt?
Nhiều người cho rằng bọt váng là chất bẩn từ thịt hoặc dấu hiệu thịt đã bị ngâm hóa chất, nên cần vớt bỏ để đảm bảo an toàn.

Theo Gastón Torrescano Urrutia, thành viên Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Thực phẩm (Mexico), thịt động vật chứa khoảng 70-75% là nước, phần lớn được giữ trong các sợi cơ protein gọi là sarcoplasmic.

Khi luộc thịt, nhiệt làm nước trong sợi cơ thoát ra cùng protein và mỡ. Protein đông tụ tạo thành các hạt nhỏ li ti trong nước, trong khi mỡ tan chảy và nổi lên bề mặt. Quá trình này tạo ra lớp bọt mà ta thường thấy. Tùy từng loại thịt, màu sắc và lượng bọt váng có thể khác nhau.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết lớp bọt nổi lên khi luộc thịt hay hầm xương không chứa độc tố và không liên quan đến hóa chất hay chất tăng trưởng trong chăn nuôi.

Khi đun sôi, protein, chất béo và khoáng chất trong thịt, đặc biệt là xương, sẽ tạo thành bọt khí nổi lên bề mặt. Xương thường tạo nhiều bọt hơn do chứa lượng khoáng chất cao. Lớp bọt này không có mùi vị, không độc hại nhưng có thể làm nước canh bị đục, ảnh hưởng đến thẩm mỹ món ăn. Vì vậy, nhiều người có thói quen vớt bỏ để canh trông trong và hấp dẫn hơn.

Đám váng bọt cũng có thể coi là do một phần chất bẩn có trong thịt, xương được thôi ra. “Trong quá trình giết mổ, vận chuyển, bảo quản thì thịt, xương dính đất, cát chứ không thể khẳng định là thịt có nhiễm chất hóa học”, PGS. Thịnh nói.

Có nên vớt bọt váng khi luộc thịt?
Váng bọt khi luộc thịt.

Thịt lợn hiện nay đã không còn nỗi lo chất tạo nạc như trước. Tuy nhiên, trong thức ăn chăn nuôi động vật vẫn có thể chứa thuốc tăng trưởng, nhưng khi đun sôi thì các chất này đều sẽ không tạo thành bọt váng nổi lên trên. Do đó, lớp bọt váng này không thể hiện rằng thịt có độc hại hay không. Bạn hoàn toàn có thể vớt bỏ lớp bọt váng đầu tiên để giúp nước luộc thịt của bạn có màu sắc trong trẻo hơn, lớp bọt xuất hiện sau đó thì không cần vớt bỏ.

Tuy lớp bọt đầu tiên cũng có thể ăn được khi không vớt ra, nhưng nó cũng có khả năng dẫn đến một chút mùi tanh hôi cho món ăn, do đó bạn nên loại bỏ lớp bọt này. Đối với lớp bọt sau đó, loại bọt này thường chứa đạm, chất béo và một số loại chất dinh dưỡng khác hoà tan trong chất béo như vitamin A, E, K, D. Nếu bạn vớt bỏ lớp bọt sau thì mùi vị và dưỡng chất của nước dùng. Vậy câu trả lời cho câu hỏi liệu bạn có nên vớt bọt váng khi luộc thịt hay không là có, tuy nhiên chỉ nên vớt lượng bọt màu nâu hoặc đỏ đầu tiên và để lại lớp bọt trắng nhỏ sau cùng, PGS. Thịnh cho biết thêm.

Để có món thịt luộc thơm ngon, cần chọn thực phẩm an toàn từ các cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Khi mua về, nên chà xát thịt với chanh, muối hạt để khử mùi rồi rửa sạch nhiều lần.

Khi luộc thịt hoặc ninh xương, không nên dùng lửa lớn, vì dễ khiến thịt "ngoài chín, trong sống" và làm nước dùng bị đục, không chiết xuất được hết vị ngọt tự nhiên.

Ngoài ra, không nên luộc thịt quá lâu, vì điều này khiến phần lớn protein và dưỡng chất tan vào nước, làm miếng thịt khô, kém ngon và giảm giá trị dinh dưỡng.

Thịt lợn muối An Tâm Thịt lợn muối An Tâm
Thịt nhập khẩu đổ về Việt Nam, người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết sản phẩm an toàn? Thịt nhập khẩu đổ về Việt Nam, người tiêu dùng cần làm gì để nhận biết sản phẩm an toàn?
Chuyên gia chỉ 3 cách chọn thịt lợn sạch, tươi ngon, an toàn cho sức khỏe Chuyên gia chỉ 3 cách chọn thịt lợn sạch, tươi ngon, an toàn cho sức khỏe
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Nhiều người chọn cà phê để tỉnh táo buổi sáng, nhưng vẫn có những cách đơn giản và khoa học giúp bạn tính táo và khỏe mạnh mà không cần đến caffeine.
Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Nhiều người thức dậy với cảm giác mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Thực tế, chỉ vài thay đổi nhỏ trong thói quen buổi sáng sẽ làm bạn thoải mái hơn.
Người viêm gan B nên kiêng gì?

Người viêm gan B nên kiêng gì?

Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị viêm gan B.. Một số thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn thương tế bào gan.
Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh là sự kết hợp giữa trà xanh và chanh mang đến nhiều lợi ích vượt trội như tăng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tật.
Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Không chỉ thực phẩm, đồ uống cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ xương. Dưới đây là 5 lựa chọn mùa hè vừa giải khát, vừa tốt cho xương.
Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Vi khuẩn viêm não mô cầu có thể gây tử vong trong 48 giờ. Trẻ em và người có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Không chỉ góp mặt trong ẩm thực, lá nho còn được giới chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “siêu thực phẩm” nhờ giàu vitamin, chất xơ và đặc tính chống viêm tự nhiên.
Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Nghiên cứu cho thấy, làm việc quá 52 giờ/tuần có thể gây thay đổi cấu trúc não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động