Cây cốt khí - vị thuốc quý chữa đau khớp hiệu quả

Cây cốt khí là vị thuốc chữa hoạt huyết, phá ứ, thanh thấp nhiệt và trừ phong thấp. Ngoài ra, dược liệu này còn được dùng để hỗ trợ điều trị các bệnh như: Viêm gan do virus, đau nhức xương khớp do phong thấp, ung nhọt, vết rắn cắn và đau bụng dưới do bế kinh...
Cây địa liền - vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh Củ mài - Vị thuốc quý trong Đông y Cây lá gai - Vị thuốc dân dã quen thuộc trong Đông y
Cây cốt khí
Cây cốt khí

Cây cốt khí còn có tên gọi khác là: Củ cốt khí, nam hoàng cầm, điền thất, hổ trượng, hồng lìu, hồ tượng căn.

Tên khoa học: Polygonum reynoutria/ Polygonum cuspidatum/ Reynoutria japonica.

Tên dược: Radix polygoni cuspidati

Thuộc họ: Rau răm

Tính vị: Vị đắng, tính ấm.

Quy kinh: Quy vào kinh Tâm bào và Can.

Đặc điểm cây cốt khí

Cây cốt khí là loại thực vật sống lâu năm, nhỏ, cao khoảng từ 50 – 100cm, thân mọc thẳng đứng. Thân không có lông phủ, ở một số cành và vị trí ở thân có xuất hiện những đốm màu hồng tím.

Lá hình trứng, cuống ngắn, thường mọc so le, rộng 3.5 – 8cm, dài 5 – 12cm, mép lá nguyên. Mặt lá dưới màu nhạt hơn mặt lá trên.

Hoa mọc thành chùm, ở kẽ lá và hoa có màu trắng.

Quả có 3 cạnh, khô và thường có màu nâu đỏ khi chín. Cây ra hoa vào tháng 8 – 9 và sai quả vào tháng 9 – 10 hằng năm.

Phân bố

Cây cốt khí thường mọc hoang ở nhiều nơi như: Ven đường, ruộng đồng và đồi núi.

Trên thế giới: Loại dược liệu này được tìm thấy ở Triết Giang và Giang Tô (Trung Quốc).

Ở nước ta, cây cốt khí mọc nhiều ở Sapa và một số tỉnh thành lân cận.

Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản

Bộ phận dùng: Rễ cây được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái – sơ chế: Rễ cây cốt khí được thu hái quanh năm nhưng thời điểm thu hái thích hợp nhất là vào khoảng từ tháng 8 – 9.

Sau khi hái rễ về, đem cắt bỏ rễ con, rửa sạch tạp chất và đất cát. Sau đó cắt thành từng đoạn vừa phải, thái mỏng, đem sấy hoặc phơi khô.

Bảo quản: Nơi khô ráo và thoáng mát.

Cây cốt khí - vị thuốc quý chữa đau khớp hiệu quả
Rễ cây được sử dụng làm thuốc chữa bệnh

Công dụng từ cây cốt khí

Theo Y học cổ truyền:

Cây cốt khí có công dụng: Tiêu viêm, trừ phong thấp, hoạt huyết thông kinh, sát khuẩn, thanh thấp nhiệt, chỉ thống. Ngoài ra, còn hỗ trợ điều trị đau nhức gân cốt, phong tê thấp, mỏi lưng, tê bì chân tay, huyết ứ gây chậm kinh và đau bụng dưới.

Theo Y học hiện đại:

Cây cốt khí giúp tiêu viêm, cầm máu, hạ đường huyết, an thần, lợi tiểu và cải thiện cơn ho suyễn.Đồng thời, còn có khả năng ức chế một số vi khuẩn thường gặp như trực khuẩn lỵ, trực khuẩn đại tràng, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tan huyết…

Những bài thuốc quý từ cây cốt khí

Hỗ trợ điều trị đau đầu gối và sưng đỏ mu bàn chân

Dùng cây cốt khí, dây đau xương, lá lốt, rễ tầm sọong, cam thảo dây và rễ cỏ xước mỗi vị 20g.

Sắc uống dùng mỗi ngày 1 thang. Sử dụng liên tục trong vòng 2 – 3 tuần.

Hỗ trợ điều trị khớp xương đau nhức và khó vận động

Dùng cây cốt khí 12g, lá bìm bịp, mộc thông mỗi vị 20g, rễ gối hạc 12g.

Sắc uống dùng trong ngày.

Chữa đau bụng do kinh nguyệt

Dùng cốt khí, khê huyết đằng, đào nhân, ích mẫu và hồng hoa, điều chỉnh liều lượng theo từng trường hợp.

Sắc uống, dùng thuốc mỗi ngày 1thang.

Hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu, sỏi mật, viêm túi mật và viêm gan

Dùng cốt khí 15g, chút chít 15g, lá móng 20g, tỳ giải, kim tiền thảo và xa tiền tử mỗi vị 12 – 16g.

Sắc uống đều đặn, ngày dùng 1 thang cho đến khi khỏi.

Cây cốt khí - vị thuốc quý chữa đau khớp hiệu quả
Giảm tình trạng đau nhức xương khớp do phong thấp hiệu quả...

Chữa đau nhức xương khớp do phong thấp

Bài thuốc 1: Dùng cốt khí 15g, hạt cau (sao vàng) 6g, uy linh tiên 6g, hy thiêm và rễ cỏ xước mỗi vị 8g và đơn gối hạc 12g. Đem sắc uống liên tục trong 7 – 10 ngày.

Bài thuốc 2: Dùng cốt khí 20g , cam thảo nam, dây đau xương, rễ cỏ xước, lá lốt, rễ tầm xọng và đơn gối hạc 20g.

Đem các vị sắc uống và dùng hết trong ngày.

Đau khớp do ứ huyết

Dùng cốt khí, tần giao, xuyên ngưu tất, tang ký sinh, phòng phong, ích mẫu thảo và ích mẫu thảo, gia giảm lượng tùy mức độ bệnh.

Sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 thang.

Lưu ý khi dùng dược liệu cốt khí

Dược liệu có công dụng hoạt huyết mạnh nên không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể tăng co bóp tử cung và gây sảy thai, sinh non.

Tránh dùng đồng thời với các loại thuốc chống đông máu và thuốc co mạch.

Không dùng cho người bị rong kinh.

Các bài thuốc từ vị thuốc cốt khí củ được áp dụng khá phổ biến. Tuy nhiên dược liệu có công dụng hoạt huyết và phá ứ mạnh, do đó cần thận trọng khi dùng trong hỗ trợ điều trị dài hạn.

*Trên đây là một số thông tin tham khảo về cây cốt khí, nếu bạn muốn sử dụng loại dược liệu này để làm thuốc chữa bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

P. Ly

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những sai lầm thường gặp khi uống nước ép trái cây

Những sai lầm thường gặp khi uống nước ép trái cây

Việc ép trái cây không đúng cách có thể làm thay đổi hương vị của nước ép, gây ra những thay đổi về giá trị dinh dưỡng, thậm chí, gây khó khăn cho cơ thể trong hoạt động tiêu hóa.
Khi tụt huyết áp nên ăn uống gì để mau hồi phục?

Khi tụt huyết áp nên ăn uống gì để mau hồi phục?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh huyết áp thấp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người có huyết áp thấp cải thiện được số đo huyết áp như mong muốn.
Nước táo đỏ - thức uống bổ huyết tăng cường sức khỏe

Nước táo đỏ - thức uống bổ huyết tăng cường sức khỏe

Từ lâu táo đỏ đã được coi là dược liệu quý với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy uống nước táo đỏ khô có tác dụng gì?
Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào?

Bụi mịn là “kẻ thù” vô hình đe dọa sức khỏe của bạn và gia đình. Bạn đã biết gì về nó chưa? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.
Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Nguy hại khi sử dụng chanh leo không đúng cách

Chanh dây từ lâu đã được biết đến như một loại trái cây giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, dùng chanh sai cách có thể gây các tác dụng xấu đối với cơ thể.
15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

15 loại nước ép trái cây giúp giảm cân, đẹp da

Nước ép rau củ bên cạnh là loại thức uống ngon miệng còn là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào, hỗ trợ giảm cân và tăng cường sức khỏe.
Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Tự bảo vệ bản thân khỏi suy thận

Suy thận là tình trạng thận bị mất chức năng, không còn khả năng lọc các chất thải từ máu. Suy thận hầu hết sẽ làm tổn thương các Nephron (một đơn vị cấu trúc của thận) khiến thận không thể loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Nếu không điều trị hoặc điều trị thất bại sẽ gây mất chức năng thận.
Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Cảnh giác với những quảng cáo về dịch vụ “chân mày phong thuỷ”

Hiện nay, tại TP.HCM, các cơ sở cung cấp dịch vụ “chân mày phong thủy” đang ngày càng gia tăng. Nhiều cơ sở thu hút khách hàng bằng những lời quảng cáo hấp dẫn như "thay tướng đổi vận" hay "cải thiện vận may, tài lộc" cùng các hình ảnh nghệ sĩ nổi tiếng và công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau đó là những rủi ro tiềm ẩn về sức khỏe và tài chính.
Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Bạn có đang dùng dầu ăn đúng cách?

Dầu ăn là nguyên liệu nấu ăn không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Tuy nhiên, bạn có biết rằng sử dụng dầu ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe?
Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Đại biểu quốc hội lo ngại về vấn đề cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh

Tại phiên chất vấn chiều 11/11, kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đại biểu đã chất vấn đại diện Bộ Y tế về vấn đề liên quan tới việc cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động