Ai không nên sử dụng xạ đen?
Cây xạ đen có chữa khỏi ung thư như lời đồn? Tác dụng và những lưu ý khi sử dụng cây xạ đen để đạt hiệu quả tốt nhất Uống nước xạ đen hàng ngày có tốt cho sức khoẻ? |
Xạ đen là loại cây phổ biến ở Việt Nam, chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe.
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho biết, trong đông y, xạ đen vị đắng chát, tính hàn, tác dụng thông kinh, lợi tiểu, chữa ung nhọt, lở loét, tiêu viêm, mát gan mật, giảm tiết dịch và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Theo y học hiện đại, xạ đen cũng như nhiều loại cây khác thuộc họ Celastraceae rất giàu các hợp chất như glycoside tim, flavonoid, alkaloids, acid chlorogenic, acid caffeic, triterpenoid Trong đó, glycoside tim là những glycoside steroid tác dụng làm chậm và điều hòa nhịp tim.
Flavonoid là nhóm hợp chất tác dụng chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương của các gốc tự do, chống viêm loét, an thần, tăng tuần hoàn máu não.
Xạ đen (hay còn được gọi là cây ung thư) được xem là dược liệu cực kỳ quý, có khả năng phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư, ức chế khối u ác tính. Tuy nhiên, trong tự nhiên có rất nhiều loại xạ đen. Theo các nhà nghiên cứu, chỉ có duy nhất loại xạ đen có tên khoa học là Celastrus hindsii mới có những tác dụng kể trên.
Người không nên sử dụng xạ đen
Dù xạ đen là dược liệu khá lành tính nhưng cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn với một số người. Những nhóm người dưới đây không nên uống nước xạ đen.
Phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ dưới 5 tuổi
Đây là cũng nhóm đối tượng không nên sử dụng nước xạ đen. Theo đó, mặc dù xạ đen là loại thảo dược lành tính nhưng cũng không thể uống tuỳ tiện nếu chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, thời kỳ mang thai được xem là giai đoạn “mẹ ăn gì, con hấp thụ nấy”, nên những đồ gây hại hoặc chưa rõ có gây hại hay không đều có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Người bị huyết áp thấp
Người bị huyết áp thấp không nên sử dụng cây xạ đen vì có khả năng hạ huyết áp, gây hoa mắt, chóng mặt. Trường hợp huyết áp thấp nhưng vẫn muốn sử dụng xạ đen, bạn nên cho thêm 3 đến 5 lát gừng mỏng khi uống.
Người bệnh thận
Theo các chuyên gia, những người mắc bệnh thận không nên sử dụng nước xạ đen. Bởi có thể khiến chức năng của thận bị suy giảm.
Người dùng thuốc tây y
Đối với người đang dùng thuốc tây y để điều trị các bệnh khác, nên uống thuốc tây và các bài thuốc từ cây xạ đen cách nhau tối thiểu 30 phút, để đạt hiệu quả và tránh tương tác thuốc bất lợi.
Thực phẩm làm giảm tác dụng của xạ đen
Khi uống xạ đen không nên sử dụng thức uống có cồn (rượu, bia), các loại thực phẩm như cà pháo, đậu xanh, măng chua, rau muống... vì có thể làm giảm tác dụng của xạ đen.
Người bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá
Những người đang bị tiêu chảy hay đại tiện phân lỏng cũng không nên sử dụng xạ đen. Theo Đông y, xạ đen là dược liệu có tính hàn và một trong những tác dụng phụ của loại thuốc này là gây tiêu chảy. Bởi vậy những người đang có hệ tiêu hoá kém khoẻ mạnh không nên sử dụng nước xạ đen.
Những người cần duy trì sự tỉnh táo
Trong xạ đen có chứa các thành phần có tác dụng an thần nên có thể xuất hiện tình trạng ngủ gà ngủ gật khi sử dụng thuốc.
Tác dụng của xạ đen với sức khỏe
Cây xạ đen hay còn gọi là cây ung thư vì thành phần hóa học của cây có khả năng ức chế tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư gan và ung thư phổi. Cây xạ đen có thành phần hóa học gồm những polyphenol (axit lithospermic và axit lithospermic B, axit rosmarinic, kaempferol 3-rutinoside, rutin); sesquiterpene và triterpene; các nhóm hợp chất khác như axit amin, quinone, flavonoid, tanin,...
Những thành phần trên cho thấy xạ đen có tác dụng:
Chống oxy hóa
Mọi hoạt chất có trong loại cây này đều có thể chống lại gốc tự do và khiến cho tác hại của nó đến tế bào bị giảm xuống.
Chống khối u
Các hợp chất polyphenol, flavonoid, quinone trong cây xạ đen có tác dụng ức chế tế bào ung thư phát triển, hóa lỏng tế bào ung thư để chúng dễ dàng bị tiêu hủy, từ đó chống hình thành khối u và di căn.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
Cây xạ đen có khả năng ức chế sự phát triển và di căn của các tế bào ung thư nhờ chứa các chất chống oxy hóa mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây xạ đen có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị ung thư gan, ung thư phổi, ung thư tử cung, ung thư vú,...
Duy trì huyết áp ổn định
Dùng xạ đen mỗi ngày có thể ổn định huyết áp, nhất là với những người cao huyết áp. Riêng với người huyết áp thấp, muốn ổn định thì khi dùng xạ đen nên cho thêm vài lát gừng vào.
Hỗ trợ điều trị bệnh về gan
Cây xạ đen có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây viêm và xơ hoá. Ngoài ra, cây xạ đen còn giúp kích thích tiết mật và tăng cường chức năng tiêu hóa. Các nghiên cứu đã cho thấy cây xạ đen có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị viêm gan B, viêm gan C, xơ gan và ung thư gan.
Chống nhiễm khuẩn
Đặc biệt, hợp chất saponin triterpenoid trong xạ đen có khả năng bảo vệ cơ thể trước tác nhân vi khuẩn xâm nhập.
Cải thiện giấc ngủ và cảm giác ngon miệng
Xạ đen tương đối tốt với người bị suy nhược cơ thể, mất ngủ thường xuyên, bị thiếu máu. Không những thế, loại cây này còn cải thiện tuần hoàn máu, giúp hỗ trợ chữa trị chứng chóng mặt hoa mắt.
Về Đông y, cây xạ đen vị hơi chát và đắng, tính hàn và có tác dụng như hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chữa gan nhiễm mỡ làm vàng da; giải độc, tiêu viêm, mụn nhọt trên da; ổn định huyết áp, hoạt huyết; giúp giải tỏa căng thẳng, an thần, tăng sức đề kháng; chữa khối u; trị các bệnh xương khớp, cột sống.
Liều lượng xạ đen có thể điều chỉnh linh hoạt tùy thuộc vào bài thuốc và tình trạng sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên không nên vượt quá 70g/ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp cho sức khỏe.