Thủ tướng chỉ đạo tập trung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Trước nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
7 tỉnh đã xảy ra Cúm gia cầm A/H5N1, buộc tiêu hủy trên 12.000 con gia cầm
7 tỉnh đã xảy ra Cúm gia cầm A/H5N1, buộc tiêu hủy trên 12.000 con gia cầm

Công điện gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Y tế, Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Thông tin và Truyền thông, nêu rõ:

Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn về thú y và các địa phương, từ đầu năm 2024 đến nay, Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã xuất hiện tại 410 xã thuộc 40 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy trên 17.400 con (tăng 53,74% so với cùng kỳ năm 2023); 44 xã của 13 tỉnh, thành phố đã có dịch Lở mồm long móng (LMLM); 34 tỉnh, thành phố đã phát hiện động vật nghi mắc bệnh Dại; trên 60 xã của 09 tỉnh có dịch Viêm da nổi cục (VDNC); 7 tỉnh đã xảy ra Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1, buộc tiêu hủy trên 12.000 con gia cầm, đặc biệt đã có 01 người chết vì nhiễm vi rút CGC A/H5N1 và 01 người nhiễm vi rút CGC A/H9N2.

Nguy cơ dịch bệnh tiếp tục gia tăng mạnh trong thời gian tới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung thực phẩm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI), sức khỏe người dân và môi trường. Để công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm kịp thời, hiệu quả, hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và cuộc sống của người chăn nuôi, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo đúng quy định của pháp luật về Thú y, các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Trực tiếp chỉ đạo, huy động các nguồn lực hợp pháp để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để phát sinh ổ dịch mới; xử lý tiêu hủy động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh; chủ động triển khai các biện pháp, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh theo đúng quy định của pháp luật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, vận chuyển động vật bệnh, vứt xác động vật chết làm lây lan dịch bệnh, ô nhiễm môi trường;

Tổ chức triển khai việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi, bảo đảm đạt tối thiểu trên 80% tổng vật nuôi hiện có được tiêm phòng, trong thời gian sớm nhất có thể;

Rà soát, điều chỉnh kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của địa phương trong năm 2024 cho phù hợp với tình hình thực tế; chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương tổ chức triển khai kịp thời, có hiệu quả kế hoạch tiêm phòng cho đàn vật nuôi, đặc biệt là các bệnh CGC, dại, DTLCP, LMLM, VDNC, tai xanh;

Chỉ đạo cơ quan chuyên môn hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho đàn vật nuôi; tập trung các nguồn lực để tổ chức xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh; chủ động xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp dấu dịch, chậm báo cáo làm lây lan dịch bệnh.

Thủ tướng chỉ đạo tập trung phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về nguy cơ xảy ra dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh;

Khẩn trương kiện toàn và tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp để bảo đảm các nguồn lực tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật, ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật;

Thành lập các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật; xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh.

Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để xảy ra dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên diện rộng, gây thiệt hại lớn trên địa bàn quản lý.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương: Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc phòng, chống dịch bệnh động vật tại các địa phương; chủ động giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, bảo đảm phát hiện sớm, cảnh báo và chỉ đạo xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan diện rộng;

Phối hợp với các địa phương và các bộ, ngành có liên quan kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam;

Đôn đốc, kiểm tra các địa phương, tổ chức triển khai có hiệu quả các Chương trình, Kế hoạch quốc gia về phòng, chống dịch bệnh động vật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Phối hợp với các tổ chức quốc tế trong việc hỗ trợ kiểm soát, phân tích chuyên sâu trong công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, mở rộng quản lý dịch bệnh qua hệ thống trực tuyến.

Bộ Y tế chỉ đạo về chuyên môn, kỹ thuật, hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh truyền lây giữa động vật và người.

Bộ Công Thương tăng cường công tác quản lý thị trường, chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, tiêu thụ động vật, sản phẩm không rõ nguồn gốc trên thị trường.

Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị, công an các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền các địa phương trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật.

Bộ Quốc phòng chỉ đạo lực lượng Bộ đội Biên phòng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng của các bộ, ngành và chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn buôn lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật trên tuyến biên giới; chỉ đạo các đơn vị phối hợp với các địa phương tổ chức thông tin, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho người dân khu vực biên giới trong công tác phòng, chống dịch, sự nguy hiểm của dịch bệnh động vật và tác hại khi buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không được kiểm dịch, không rõ nguồn gốc.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền sâu rộng về tình hình dịch, các yếu tố nguy cơ, các biện pháp phòng chống dịch bệnh để người dân không hoang mang, chủ động áp dụng các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành y tế, thú y.

Bộ Tài chính kịp thời bố trí kinh phí phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo đề nghị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đúng quy định pháp luật.

Giao Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang trực tiếp theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện Công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện./.

Cơ hội để doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu thịt gia cầm sang thị trường Trung Quốc Cơ hội để doanh nghiệp thúc đẩy xuất khẩu thịt gia cầm sang thị trường Trung Quốc
Phát hiện ca cúm gia cầm A/H9 đầu tiên trên người, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn Phát hiện ca cúm gia cầm A/H9 đầu tiên trên người, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Thanh Tùng

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vẫn bất an với an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống

Vẫn bất an với an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống

Nguồn cung cấp thực phẩm, rau củ quả cho phần lớn người dân trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn từ các chợ dân sinh trên địa bàn. Đáng nói, phần lớn hàng hóa tại các chợ dân sinh vẫn tự cung, tự cấp, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gây khó khăn cho các ngành chức năng trong kiểm soát chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như lo ngại về ATTP cho sức khỏe người tiêu dùng.
Phần lớn người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở Việt Nam là phụ nữ

Phần lớn người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở Việt Nam là phụ nữ

Khoảng 50-60% dân số Việt Nam bị gan nhiễm mỡ, tỷ lệ người mắc đang ngày càng tăng do thói quen lối sống của người Việt. Trong đó, phần lớn người mắc bệnh là phụ nữ.
“Báu vật” cho sức khỏe từ bí đao mà người Việt thường đổ bỏ

“Báu vật” cho sức khỏe từ bí đao mà người Việt thường đổ bỏ

Bí đao là một loại thực phẩm bổ dưỡng, có nhiều công dụng thần kì. Bên cạnh phần thịt ngọt mát thì vỏ bí đao - phần mà chúng ta thường bỏ đi - lại có những công dụng bất ngờ đối với sức khỏe và sắc đẹp.
Mặt nạ gạo –  lựa chọn hàng đầu để có làn da trong suốt như gái Hàn

Mặt nạ gạo – lựa chọn hàng đầu để có làn da trong suốt như gái Hàn

Gạo không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc mà còn được coi là "thần dược" trong việc chăm sóc và làm đẹp cho làn da. Việc sử dụng bột gạo đúng cách sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng, trắng sáng và khỏe mạnh.
Khuyến cáo những việc cần làm trước, trong và sau bão

Khuyến cáo những việc cần làm trước, trong và sau bão

Trước mức độ nguy hiểm của bão, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đưa ra một số khuyến cáo an toàn.
Siêu bão Yagi mạnh nhất 30 năm, người dân tuyệt đối không ra ngoài lúc mưa to, gió lớn

Siêu bão Yagi mạnh nhất 30 năm, người dân tuyệt đối không ra ngoài lúc mưa to, gió lớn

Lúc 15h, tâm bão trên vùng biển đông bắc đảo Hải Nam, sức gió mạnh nhất 201km/h, cấp 16 siêu bão, giật trên cấp 17 và đang theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20km/h. Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.
Hàng loạt học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện không rõ nguyên nhân, có ca tử vong

Hàng loạt học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện không rõ nguyên nhân, có ca tử vong

Theo thông tin từ ngành y tỉnh Thái Nguyên, trong kỳ nghỉ lễ 2/9 vừa qua, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên ghi nhận 14 học sinh sống tại ký túc xá trường phải nhập viện. Các em học sinh có triệu chứng sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Nguyên liệu tạo ngọt phù hợp với người đường huyết cao

Nguyên liệu tạo ngọt phù hợp với người đường huyết cao

Đường và đồ ngọt thường được cho là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy nên mọi người, đặc biệt là những người bị đường huyết cao, tiểu đường thường không dám sử dụng. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng 2 nguyên liệu tạo ngọt tự nhiên sau để thay thế đường.
Cùng mang chất độc Alkaloid tương tự lá ngón nhưng tại sao loại cây này lại được coi là thảo dược quý?

Cùng mang chất độc Alkaloid tương tự lá ngón nhưng tại sao loại cây này lại được coi là thảo dược quý?

Thiên lý không chỉ là giống cây trồng làm cảnh đẹp mà còn là nguồn thực phẩm đa dạng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe đồng thời là thành phần quan trọng trong những bài thuốc dân gian, truyền thống để chữa nhiều loại bệnh.
Những ai nên hạn chế ăn bánh trung thu?

Những ai nên hạn chế ăn bánh trung thu?

Người có hệ tiêu hóa kém, phụ nữ mang bầu, người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim được khuyến cáo không nên ăn quá nhiều bánh trung thu.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động