Tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ

Bộ Y tế có công điện số 710/CĐ-BYT gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.
Rà soát, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên Đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi Chuẩn bị triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 4
Tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ
Tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3, mũi 4 và tiêm cho trẻ

Các địa phương đã nỗ lực tổ chức tiêm chủng trong thời gian qua đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả, đạt tỷ lệ tiêm chủng liều cơ bản cao.

Để tăng cường công tác tiêm chủng nhằm đạt các mục tiêu tiêm chủng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 114/TB-VPCP ngày 15/4/2022, Bộ Y tế đề nghị các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện một số nội dung trọng tâm, cụ thể:

Tập trung đẩy mạnh việc tiêm mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên, hoàn thành trong Quý II năm 2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 114/TB-VPCP ngày 15/4/2022 và tổ chức tiêm chủng mũi 4 cho các đối tượng người từ 50 tuổi trở lên, cho người từ 18 tuổi trở lên có suy giảm miễn dịch từ thể vừa đến thể nặng, người từ 18 tuổi trở lên thuộc nhóm nguy cơ cao phơi nhiễm với COVID 19 như: cán bộ y tế, cán bộ tuyến đầu, công nhân, người làm việc trong các khu công nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Khẩn trương tổ chức tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi đảm bảo an toàn, hiệu quả theo hướng dẫn của Bộ Y tế; hoàn thành tiêm cho trẻ đủ điều kiện tiêm chủng trong Quý II năm 2022 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Cũng tại công điện này, Bộ Y tế đề nghị các địa phương rà soát đối tượng, đề xuất vaccine đảm bảo đủ để tiêm mũi 3, mũi 4 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và gửi văn bản đề xuất về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo phân bổ đủ vaccine phòng COVID-19 nhanh chóng, kịp thời theo đề xuất của địa phương để triển khai theo kế hoạch.

Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Thưởng thức nuốc Huế, cẩn trọng để tránh ngộ độc

Gần đây trên mạng xã hội, nhiều người chia sẻ hình ảnh một loại hải sản giống sứa với màu xanh bắt mắt, được giới thiệu là "mỹ vị mùa hè" của vùng cố đô Huế. Vậy ăn đặc sản xứ Huế này có an toàn cho sức khỏe hay không?
Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động