Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ

Tiền mãn kinh và mãn kinh là thời kỳ chuyển đổi chức năng sinh sản của người phụ nữ. Nắm rõ những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn này bạn sẽ dễ dàng thích nghi hơn và không để chúng ảnh hưởng quá nhiều đến tâm lý cũng như sức khỏe bạn.
Đậu nành – trợ thủ cho phụ nữ tiền mãn kinh Chế độ ăn lành mạnh mang lại cảm xúc tích cực Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây sả

1. Tiền mãn kinh và mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là khoảng thời gian mà cơ thể bắt đầu quá trình chuyển đổi tự nhiên đến kỳ mãn kinh, đánh dấu sự kết thúc của tuổi sinh sản ở nữ giới. Tiền mãn kinh cũng được gọi là quá trình chuyển đổi mãn kinh, lúc này cơ thể sẽ không xuất hiện chu kỳ rụng trứng, kinh nguyệt sẽ mất đi và không còn khả năng sinh sản. Thời kỳ này thường xảy ra ở độ tuổi 45-50, và có thể kéo dài 2-5 năm tùy từng người.

Thời kỳ mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp lần thứ hai trong đời sống sinh dục của một người phụ nữ, xảy ra do sự suy giảm chức năng buồng trứng, buồng trứng ngưng hoạt động và ngừng tiết các nội tiết tố nữ, dẫn đến việc ngưng hành kinh mỗi tháng và chấm dứt khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ

2. Nguyên nhân gây rối loạn tiền mãn kinh

Tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn xảy đến một cách tự nhiên trong cuộc đời người phụ nữ. Những triệu chứng mà nó gây ra, tuy khó chịu nhưng hoàn toàn bình thường và sẽ tự biến mất mà không phải can thiệp bằng thuốc. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra không theo quỹ đạo, tức là đến sớm hơn (trước 35 tuổi) hoặc muộn hơn (sau 50 tuổi), xảy ra nhiều triệu chứng bất tiện, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và công việc của các chị em. Đó chính là tình trạng rối loạn tiền mãn kinh, cần được can thiệp kịp thời để mọi thứ quay trở về đúng “quỹ đạo”.

3. Những dấu hiệu tiền mãn kinh thường gặp nhất ở phụ nữ

Rối loạn kinh nguyệt

Sau 40 tuổi, kinh nguyệt thất thường, có tháng đến sớm, có tháng đến muộn, đôi khi 2 – 3 tháng mới có kinh một lần, lượng máu kinh ra ít hơn hoặc nhiều hơn là do việc phóng thích trứng của buồng trứng gặp trục trặc. Chị em phụ nữ lưu ý nếu kinh nguyệt thất thường từ 3 tháng trở lên phải lập tức đi khám sức khỏe phụ khoa.

Giảm khả năng sinh sản

Giảm khả năng sinh sản nghĩa là khả năng có thai khó hơn và thai nhi dễ bị dị tật bất thường. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn có thể đậu thai trong vòng một năm sau khi hoàn toàn ngưng hành kinh. Vào độ tuổi này do các nang noãn có sự biến đổi về yếu tố di truyền nên các bà mẹ lớn tuổi có khả năng sinh con bị rối loạn di truyền cao, đặc biệt là trẻ bị hội chứng Down. Do vậy, các bác sĩ không khuyến khích phụ nữ lớn tuổi mang thai và tốt nhất nên dùng biện pháp tránh thai hiệu quả.

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ

Bốc hỏa

Đột nhiên cơ thể nóng bừng và đổ mồ hôi, đây là dấu hiệu tiền mãn kinh phổ biến nhất, nó có thể đa dạng về khoảng thời gian chịu đựng cơn nóng hoặc cường độ tăng dần suốt ngày kể cả ban đêm, kèm chứng ngủ ngáy và khó ngủ. Hiện tượng nóng bừng này có thể kéo dài từ 2-5 năm.

Cảm giác nóng bừng từ ngực lên vai, cổ và lên đầu. Mồ hôi thoát ra nhiều rồi khô đi sẽ làm da mất nhiều nhiệt lượng, dẫn đến cảm thấy ớn lạnh, mệt mỏi và uể oải. Cơn bốc hỏa có thể kéo dài từ 30 giây đến 30 phút. Khi nồng độ estrogen suy giảm, các mạch máu có thể bị giãn ra nhanh chóng và làm nhiệt độ da tăng lên

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ

Tâm trạng thay đổi tiêu cực

Bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ thường dễ bị kích thích, buồn bã, lo lắng và căng thẳng. Tăng nhạy cảm hoặc dễ bị mất cân bằng trước những biến cố cảm xúc hoặc tăng nguy cơ trầm cảm có thể xảy ra trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh.

Cân nặng dễ thay đổi

Tuổi tác càng cao thì quá trình trao đổi chất trong cơ thể càng chậm lại. Trong khi đó, triệu chứng căng thẳng, lo lắng, mất ngủ thường gặp ở tuổi tiền mãn kinh sẽ tạo điều kiện cho sự tích tụ của các tế bào mỡ trắng. Kết quả là bạn dễ tăng cân, đặc biệt là sự mất cân đối về vóc dáng khi mỡ trắng thường tập trung ở vùng eo, bụng, đùi, bắp tay. Bạn nên tập thể dục thường xuyên và xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh.

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ

Đau nhức

Khi nồng độ estrogen giảm, dây chằng và sụn cũng bị ảnh hưởng. Sự thay đổi nồng độ hormone Sự thay đổi nồng độ hormone khi phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh là nguyên nhân gây nên tình trạng viêm xương khớp, tức. Đau cơ và đau khớp được xem là những thay đổi phổ biến nhất của thời kỳ tiền mãn kinh.

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ
Viêm, đau nhức xương khớp là biểu hiện thường thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh

Khô âm đạo

Những thay đổi hormone làm thành âm đạo giảm lượng dịch tiết ra cũng như độ đàn hồi khiến bạn cảm thấy khó chịu, đau rát vùng kín, đau khi quan hệ tình dục. Đó là lý do nhiều chị em phụ nữ không còn hứng thú với chuyện chăn gối khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Thay đổi mức cholesterol

Hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy giảm dẫn đến sự sụt giảm nội tiết tố trong cơ thể kéo theo những thay đổi bất lợi về mức cholesterol trong máu, bao gồm cả sự gia tăng cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL) – cholesterol xấu và sụt giảm cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL) – cholesterol tốt. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở phụ nữ.

Loãng xương

Estrogen là hormone quan trọng để duy trì sức khỏe cho xương, giúp tăng tốc độ hấp thụ của canxi. Khi sắp thời kỳ mãn kinh chức năng buồng trứng bị suy giảm estrogen trong cơ thể bị giảm sút khiến khiến xương bị xốp, yếu đi, giòn và dễ gãy, đây là nguyên nhân gây ra bệnh loãng xương, thoái hóa khớp...Để khắc phục, bạn cần bổ sung nhiều canxi và vitamin D trong chế độ ăn, đồng thời tập luyện đều đặn mỗi ngày.

Suy giảm trí nhớ

Những thay đổi trong nội tiết tố cùng với các triệu chứng tiền mãn kinh khác (như thay đổi tâm trạng và rối loạn giấc ngủ), có thể khiến trí nhớ của bạn suy giảm. May mắn là chứng mau quên sẽ được khắc phục khi bạn bước sang tuổi mãn kinh.

Phụ nữ nên lắng nghe cơ thể mình để sớm nhận diện các dấu hiệu để có biện pháp khắc phục kịp thời, thay vì chỉ căn cứ vào độ tuổi.

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ

Ra máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt

Nếu đột nhiên, bạn ra máu nhiều hơn đáng kể so với những kỳ kinh nguyệt trước, rất có thể bạn đã bị rối loạn tiền kinh nguyệt. Nhưng chưa dừng lại ở đó, sự sụt giảm hormone progesterone còn gây ra một số vấn đề khác, chẳng hạn như u xơ tử cung.

Đau ngực

Nồng độ estrogen giảm, cholesterol và đường tăng tim và mạch máu trở nên cứng hơn. Điều này sẽ dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tim do tắc nghẽn các mạch máu. Thay đổi lối sống có thể giúp đỡ rất nhiều cho tình trạng này. Nên tăng cường chế độ ăn nhiều rau xanh và họ cải lá xanh đậm như bông cải xanh.

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ
Đau ngực là một trong những sự thay đổi cơ thể của giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh

Gặp vấn đề về bộ phận sinh dục nữ

Ung thư cổ tử cung, buồng trứng, ung thư vú thường xuất hiện vào giai đoạn mãn kinh. Bác sĩ khuyên phụ nữ trong độ tuổi này đừng quên khám phụ khoa và khám vú định kỳ để sàng lọc, chẩn đoán các loại ung thư phụ khoa ở giai đoạn sớm.

Rối loạn giấc ngủ và ra mồ hôi trộm ban đêm

Những thay đổi về nội tiết tố cùng với tình trạng đổ mồ hôi ban đêm có thể phá hỏng giấc ngủ ngon của bạn. Đổ mồ hôi trộm ban đêm là một thay đổi đi kèm thường gặp của cơn bốc hỏa. Ban đêm thường bị thức giấc, toát nhiều mồ hôi và cảm thấy ớn lạnh sau đó ngủ sâu trở lại.

Những dấu hiệu rối loạn tiền mãn kinh ở chị em phụ nữ

Mất ngủ ảnh hưởng đến tính khí và tình trạng sức khỏe bạn. Cải thiện chứng rối loạn giấc ngủ bằng cách thiết lập thói quen ngủ đúng giờ, ngủ trước 23h, không ngủ trưa quá nhiều (tối đa 30 phút), không sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ 2 giờ. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện bạn nên nói chuyện với bác sĩ để tìm ra biện pháp khắc phục.

Linh Nguyễn

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, kết tinh đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm thật sự có giá trị với sức khỏe, đó chính là nỗ lực của Công ty TNHH Dược phẩm Napharco nhằm vươn tới mục tiêu tạo nên cộng đồng khỏe mạnh.
Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường

Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường

Bên cạnh những đồ ăn kiêng, người bệnh tiểu đường nên tránh những đồ uống có chứa nhiều đường, caffeine, cồn,...
7 lợi ích của dầu hướng dương đối với sức khỏe

7 lợi ích của dầu hướng dương đối với sức khỏe

Dầu hướng dương là một loại dầu thực vật được chiết xuất từ hạt của cây hướng dương. Nó được biết đến là một nguồn cung cấp chất béo lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bất cứ một loại thực phẩm nào cũng đều có lợi ích cũng như gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nếu không sử dụng đúng cách.
Thử nghiệm giấy chuyển tuyến BHYT điện tử từ 1/4

Thử nghiệm giấy chuyển tuyến BHYT điện tử từ 1/4

Từ ngày 1/4/2024, cơ quan BHXH và các bệnh viện trong cả nước sẽ bắt đầu triển khai thử nghiệm việc gửi và nhận dữ liệu điện tử Giấy chuyển tuyến BHYT và Giấy hẹn khám lại.
Mẹ bầu có ăn được măng không?

Mẹ bầu có ăn được măng không?

Măng là một loại thực phẩm được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thành nhiều món ăn ngon nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể thoải mái ăn loại thực phẩm này. Vậy bà bầu có ăn được măng không?
Những thực phẩm người bị bướu cổ nên bổ sung

Những thực phẩm người bị bướu cổ nên bổ sung

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Vì thế, bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần có một chế độ ăn uống khoa học để cải thiện và ngăn sự tiến triển của bệnh.
Năm 2023, dân số Việt Nam tăng thêm gần 835.000 người

Năm 2023, dân số Việt Nam tăng thêm gần 835.000 người

Thông tin được Tổng cục Thống kê nêu trong thông cáo về tình hình kinh tế - xã hội quý IV và năm 2023, ngày 29/12.
Ăn gì, uống gì giúp giải rượu hiệu quả?

Ăn gì, uống gì giúp giải rượu hiệu quả?

Để giải rượu hiệu quả và có tác dụng tức thời, sau khi say rượu thì người bệnh cần ăn một số loại thực phẩm giúp pha loãng nồng độ rượu trong máu và bổ sung nước kịp thời.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động