Người bị cảm lạnh nên hạn chế những loại đồ uống này
Những sai lầm khi ăn bí ngô có thể rước bệnh vào người Ăn gì, kiêng gì để kiểm soát bệnh vảy nến? Vì sao trẻ thường mắc bệnh vào thời điểm giao mùa? |
Các chuyên gia y tế cho rằng cảm lạnh là một bệnh truyền nhiễm lành tính. Cảm lạnh là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, ảnh hưởng đến mũi, họng, xoang. Bệnh thường kéo dài 7-10 ngày với các triệu chứng nghẹt mũi, thở khò khè, đau họng, sốt.
Thời tiết thay đổi là tác nhân chính khiến virus phát triển mạnh mẽ trong khi hệ miễn dịch của con người chưa kịp thích ứng. Khi cơ thể bị virus tấn công, hệ thống miễn dịch sẽ làm việc để chống lại virus và gây các triệu chứng viêm hô hấp, sổ mũi, ho, hắt hơi, có thể kèm theo sốt và đau mỏi toàn thân.
Khi gặp các triệu chứng cảm lạnh và cúm, điều quan trọng là phải uống đủ nước. Một cốc trà thảo mộc nóng có tác dụng giải khát và hít thở hơi nước của chúng có thể giúp làm sạch chất nhầy trong xoang.
Tuy nhiên, có một số loại đồ uống người bị cảm lạnh nên hạn chế:
Rượu, đồ uống có cồn
Uống rượu làm bạn mất nước và có thể làm cho một số triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, như buồn nôn, đau đầu và đau nhức cơ thể. Rượu cũng có thể khiến cơ thể bạn kém khả năng xử lý các bệnh nhiễm trùng.
Hoạt cho biết, rượu có thể làm mất nước và kích hoạt phản ứng viêm, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cảm lạnh và cúm. Do đó, người bị cảm lạnh hoặc đang ốm nên tuyệt đối kiêng rượu và đồ uống có cồn.
Nên tránh đồ uống chứa caffein
Cà phê chứa nhiều caffeine có tác dụng lợi tiểu, dễ dẫn đến mất nước. Trong khi người bệnh cảm lạnh cần uống càng nhiều nước càng tốt nhằm làm loãng đờm nhầy, giảm nghẹt mũi, đau họng. Nếu người bệnh đang uống thuốc, caffein có thể phản ứng với các thành phần thuốc và giảm tác dụng.
Đồ uống thể thao
Đồ uống thể thao chứa các chất điện giải, cung cấp muối và nước giúp cơ thể bạn hấp thụ chất lỏng, nhưng rất nhiều loại đồ uống thể thao có quá nhiều đường và không đủ chất điện giải để thực sự giúp cơ thể bạn bổ sung chất điện giải cần thiết.
Nước trái cây đóng hộp
Nước ép cam, quýt nguyên chất có tính axit dễ kích ứng cổ họng khiến đau họng trầm trọng hơn. Các loại nước ép đóng chai chứa nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo không có lợi cho sức khỏe người ốm.
Đồ uống lạnh
Các thực phẩm lạnh như kem, các loại nước ướp lạnh, thực phẩm để trong tủ lạnh, đặc biệt là nước đá thì người bị cảm không nên dùng, đây là những thực phẩm không được đảm bảo tính sát khuẩn tốt, làm cho cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn khi ăn vào, thậm chí bị sốt sau khi ăn uống đồ lạnh.
4 cây mọc dại giúp phòng bệnh khi “trái gió trở trời” |
Cây gắm - Vị thuốc quý cho xương khớp và nhiều bệnh khác |
Ăn sáng sai cách làm tăng nguy cơ mắc bệnh |