Ăn gì, kiêng gì để kiểm soát bệnh vảy nến?
Ăn sáng sai cách làm tăng nguy cơ mắc bệnh Những sai lầm khi ăn bí ngô có thể rước bệnh vào người Bài thuốc dân gian chữa vảy nến |
Dù chế độ ăn uống không thể thay thế hoàn toàn việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh, nhưng nó có tác động trực tiếp đến khả năng phục hồi và hạn chế tái phát bệnh. Vảy nến là một bệnh viêm mạn tính liên quan đến hoạt động của trục TNF-α/IL-23/IL-17, gây ra tăng sinh và biến đổi tế bào sừng không bình thường. Bệnh thường kết hợp với một số rối loạn chuyển hóa như béo phì, tiểu đường, rối loạn mỡ máu, bệnh tim mạch và viêm ruột.
Vì vậy, nguyên tắc chung trong chế độ ăn uống của những người bị vảy nến là giảm các yếu tố kích hoạt phản ứng viêm và tăng cường sử dụng các thực phẩm có tính chống viêm.
Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?
Thịt đỏ và sữa
Cả thịt đỏ và sữa đều chứa một loại axit béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm phụ của axit arachidonic có thể đóng vai trò tạo ra các tổn thương vẩy nến. Thực phẩm mà người bị vảy nến cần tránh bao gồm: thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt đỏ chế biến khác, trứng.
Đồ chiên rán
Các món chiên ngập dầu như gà rán, khoai chiên thường chứa nhiều calo cũng như chất béo. Tăng cân sẽ khiến tình trạng viêm ở các mô mỡ kéo dài, tăng nguy cơ bùng phát vảy nến. Bạn nên lựa chọn các món ăn được chiên không dầu, nướng hoặc hấp trong quá trình “ăn kiêng” kiểm soát bệnh.
Thực phẩm chế biến
Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến, nhiều calo có thể dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và một loạt các tình trạng sức khỏe mãn tính. Thực phẩm cần tránh bao gồm: thịt chế biến, sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn, trái cây và rau quả đóng hộp, bất kỳ thực phẩm chế biến nào có nhiều đường, muối và chất béo.
Đồ uống có cồn
Lạm dụng rượu, bia khiến triệu chứng vảy nến trở nặng. Đồ uống có cồn cũng làm tổn thương hệ vi sinh đường ruột, diệt các lợi khuẩn vốn tạo nên hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân kích thích hệ miễn dịch.
Hải sản (tôm, cua, cá biển, …)
Tương tự như thịt, hải sản cũng là nguồn cung cấp protein phong phú. Tuy nhiên, khi tiêu thụ những loại thực phẩm này, có thể gây ra phản ứng dị ứng trên da như phát ban và ngứa ngáy. Đặc biệt, hải sản chứa nhiều histamin tự nhiên – một chất trung gian gây ra các phản ứng trên da, làm gia tăng khả năng tái phát và nghiêm trọng hơn của bệnh.
Đường phụ gia và carb tinh chế
Chế độ ăn chứa quá nhiều đường phụ gia và các loại bột mì tinh chế (qua tẩy trắng, loại bỏ chất xơ) cũng góp phần gây ra viêm mạn tính. Nếu là người “hảo ngọt”, bạn hãy ăn trái cây (tươi hoặc sấy khô đều được). Khi dùng đồ ăn vặt và nước xốt chế biến sẵn, hãy chọn sản phẩm ít đường.
Thực phẩm có chứa Gluten
Gluten là một chất gây kích ứng và khó tiêu hóa, vì vậy người mắc bệnh vảy nến cần tránh tiêu thụ các loại thực phẩm chứa gluten để giảm các triệu chứng bệnh. Các thực phẩm có nhiều gluten bao gồm lúa mì, lúa mạch, mì ống, mì sợi, bia và một số đồ uống làm từ mạch nha.Một số loại rau củ ưa bóng râm
Hoạt chất solanine có trong một số loại rau ưa bóng râm như cà chua, cà tím, ớt, khoai tây… có thể kích hoạt phản ứng viêm trong cơ thể của một số người. Tuy chưa có kết luận chính xác về tác động của nhóm rau củ này với bệnh vảy nến, nhưng bạn vẫn nên thận trọng khi sử dụng.
Người bị bệnh vảy nến nên ăn gì
Hoa quả và rau xanh
Trái cây và rau xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp làm giảm căng thẳng và chống viêm hiệu quả. Thường xuyên cung cấp những thực phẩm như: súp lơ, cải xoăn, việt quất, dâu tây, anh đào, nho, … cho cơ thể nhé.
Chất béo từ cá
Một chế độ ăn nhiều cá có thể cung cấp cho cơ thể các omega-3 chống viêm. Việc hấp thụ omega-3 có liên quan đến việc giảm các chất gây viêm và giảm tình trạng viêm tổng thể. Các loại cá nên ăn bao gồm: cá hồi tươi và đóng hộp, cá mòi, cá tuyết.
Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D là một chất trung gian chính của phản ứng viêm. Vitamin D có tác động trên bạch cầu đơn nhân / đại thực bào và điều chỉnh giảm việc sản xuất TNF-α, IL-1β, IL-6, hoặc IL-8 là các yếu tố gây viêm. Bởi vậy, người bệnh vảy nến cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin D như: dầu gan cá, cá kiếm, cá hồi, cá ngừ, cá mòi, gan bò, trứng hoặc pho mát.
Dầu tốt cho tim
Giống như chất béo từ cá, một số loại dầu thực vật cũng chứa axit béo chống viêm. Điều quan trọng là tập trung vào các loại dầu có tỷ lệ axit béo omega-3 và omega-6 cao hơn. Các loại dầu nên ăn bao gồm: dầu ô liu, dầu dừa, dầu hạt lanh, dầu cây rum
Trà xanh
Uống nước trà xanh mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa lão hóa da. Tuy nhiên, các bạn không nên hãm trà quá đặc, tránh gây mất ngủ và một số tác dụng phụ không tốt.
Bổ sung dinh dưỡng
Một đánh giá năm 2013 của các tài liệu nghiên cứu cho thấy rằng các chất bổ sung dinh dưỡng có thể giúp giảm viêm trong bệnh vẩy nến. Dầu cá, vitamin D, vitamin B-12 và selen đều đã được nghiên cứu và cho thấy có tác dụng cải thiện bệnh bệnh vẩy nến tốt. Lợi ích của việc bổ sung các chất dinh dưỡng này có thể bao gồm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Thiếu nước, mối đe dọa khôn lường đối với sức khỏe |
4 cây mọc dại giúp phòng bệnh khi “trái gió trở trời” |
Cây gắm - Vị thuốc quý cho xương khớp và nhiều bệnh khác |