Hà Nội đẩy mạnh tiêm chủng để chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm

Nhằm đẩy mạnh công tác tiêm chủng đạt tỷ lệ cao, từ đầu năm 2024, Sở Y tế Hà Nôi đã ban hành Kế hoạch số 1250/KH-SYT về triển khai công tác tiêm chủng mở rộng. Các chuyên gia khẳng định, tiêm chủng đầy đủ là cách phòng chống bệnh truyền nhiễm an toàn, hiệu quả và chủ động.
Quản lý mối nguy ô nhiễm thực phẩm Tổ chức y tế Thế giới họp khẩn về sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ Bộ Y tế đề xuất dự thảo Đề án thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Trung ương

Trước diễn biến của dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ, Bác sĩ Bùi Văn Hào, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội cho biết, Bộ Y tế cũng đã khuyến cáo một số dịch bệnh ghi nhận trong thời gia vừa qua như sởi, ho gà, bạnh hầu... Với các bệnh có vắc xin thì khuyến cáo người dân chủ động tiêm chủng phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của ngành y tế...

Tiêm vắc xin hiện là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra. Tiêm vắc xin chủ động tạo miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Hà Nội đẩy mạnh tiêm chủng để chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm
Tiêm vắc xin hiện là biện pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây ra

Với Kế hoạch số 1250/KH-SYT, thành phố Hà Nội phấn đấu mục tiêu tiêm chủng đầy đủ 8 loại vắc xin cho trẻ em dưới 1 tuổi, tiêm vắc xin phòng bệnh sởi - rubella mũi 2 cho trẻ 18 tháng tuổi và tiêm đầy đủ uốn ván cho phụ nữ có thai đạt từ 95% trở lên; tiêm đủ 2 mũi vắc xin Bại liệt tiêm (IPV) cho trẻ dưới 1 tuổi, vắc xin phòng bệnh Viêm não Nhật Bản cho trẻ từ 1-5 tuổi và tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan B trong 24 giờ đầu cho trẻ sơ sinh đạt từ 90% trở lên.

Đồng thời phấn đấu tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu - ho gà - uốn ván mũi 4 (DPT4) cho trẻ từ 18 tháng đạt từ 80%; tỷ lệ tiêm bổ sung, tiêm chống dịch các loại vắc xin đảm bảo chỉ tiêu theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Ngành y tế thủ đô yêu cầu 100% các cơ sở tiêm chủng đóng trên địa bàn Hà Nội phải thực hiện quản lý đối tượng trong diện hoạt động tiêm chủng mở rộng, lịch sử tiêm của đối tượng tiêm chủng mở rộng; quản lý vật tư, vắc xin và thống kê báo cáo tháng, quý, năm trên Hệ thống quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

Hà Nội đẩy mạnh tiêm chủng để chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm
Các cơ sở tiêm chủng đóng trên địa bàn Hà Nội phải thực hiện quản lý đối tượng trong diện hoạt động tiêm chủng mở rộng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội được Sở Y tế Hà Nội giao là đơn vị thường trực công tác tiêm chủng, đã xây dựng kế hoạch hoạt động chuyên môn, hướng dẫn cho tất cả cơ sở tiêm chủng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, Sở Y tế.

Đồng thời, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội là đầu mối tổng hợp nhu cầu sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng của các đơn vị trên địa bàn thành phố để báo cáo, đề xuất cấp phát vắc xin theo đúng hướng dẫn, tổ chức tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin, phân bổ, cấp phát cho các đơn vị theo đúng quy định.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tiêm chủng ở các Trung tâm y tế quận, huyện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tổ chức các lớp tập huấn về quản lý, thực hành an toàn tiêm chủng, giám sát bệnh truyền nhiễm; tổ chức các đợt giám sát về công tác tiêm chủng như: quản lý đối tượng, an toàn tiêm chủng, đánh giá tiến độ thực hiện theo tháng, quý về công tác tiêm chủng.

Quy chuẩn giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Quy chuẩn giới hạn các chất ô nhiễm trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Đắk Lắk ghi nhận hơn 900 ca mắc sốt xuất huyết Đắk Lắk ghi nhận hơn 900 ca mắc sốt xuất huyết
Hướng tới kết hợp Đông- Tây y để chẩn đoán điều trị các bệnh tiêu hóa Hướng tới kết hợp Đông- Tây y để chẩn đoán điều trị các bệnh tiêu hóa
Vũ Trang

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Tổn thương gan xảy ra khi gan không thể đảm nhiệm đầy đủ chức năng của mình. Phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.
Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Cận thị ngày càng phổ biến, đặc biệt ở học sinh. Bên cạnh kính và thuốc, dinh dưỡng đúng cách cũng góp phần bảo vệ và cải thiện thị lực.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận ông mắc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh tiến triển âm thầm và nguy hiểm khi phát hiện muộn.
Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dầu cá là nguồn cung cấp omega-3, DHA, EPA và các vitamin thiết yếu cho tim mạch, mắt và não bộ. Đặc biệt, khi được sử dụng vào thời điểm phù hợp.
Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều tác hại cho người bệnh.
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Nhiều người chọn cà phê để tỉnh táo buổi sáng, nhưng vẫn có những cách đơn giản và khoa học giúp bạn tính táo và khỏe mạnh mà không cần đến caffeine.
Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Nhiều người thức dậy với cảm giác mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Thực tế, chỉ vài thay đổi nhỏ trong thói quen buổi sáng sẽ làm bạn thoải mái hơn.
Người viêm gan B nên kiêng gì?

Người viêm gan B nên kiêng gì?

Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị viêm gan B.. Một số thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn thương tế bào gan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động