Điều chỉnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B từ ngày 20/10

Từ ngày 20/10, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Ninh Bình: Phát hiện 800 hộp thuốc chữa Covid -19 không rõ nguồn gốc Quảng Trị: Tạm giữ 1.975 bộ kit test Covid -19 không rõ nguồn gốc Thông tin về Virus Nipah có tỷ lệ tử vong cao gấp 20 lần COVID -19
Điều chỉnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B từ ngày 20/10
Điều chỉnh COVID-19 sang bệnh truyền nhiễm nhóm B từ ngày 20/10

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định 3896 về việc điều chỉnh bệnh COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B.

Cụ thể, từ ngày 20/10, COVID-19 không còn là bệnh truyền nhiễm nhóm A mà chuyển sang thuộc nhóm B của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.

Việc chuyển bệnh COVID-19 thuộc nhóm A sang nhóm B là do thông tin đối chiếu giữa quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm và thực tiễn diễn biến dịch tại Việt Nam cho thấy bệnh không còn đáp ứng các tiêu chí dịch bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Cụ thể, từ đầu năm đến 31/8/2023, cả nước ghi nhận 97.628 ca mắc, trung bình hàng tháng ghi nhận khoảng 12.000 ca mắc; số mắc trung bình tháng giảm 12 lần so với năm 2021 (khoảng 144.000 ca/tháng) và giảm 68 lần so với 2022 (khoảng 816.000 ca/tháng).

Tỷ lệ tử vong do COVID-19 giảm từ 1,86% năm 2021 xuống 0,1% năm 2022 và hiện còn 0,02% trong năm 2023 (tính đến hết tháng 8/2023). Con số này tương đương hoặc thấp hơn tỷ lệ tử vong của một số bệnh truyền nhiễm nhóm B ghi nhận phổ biến tại Việt Nam trong 5 năm gần đây như: sốt xuất huyết (0,022%), sốt rét (0,017%), bạch hầu (0,102%), ho gà (0,417%).

Các nhà khoa học đã xác định rõ tác nhân gây bệnh COVID-19 là virus SARS-CoV-2. Do đó, hiện nay, COVID-19 đáp ứng các tiêu chí của bệnh truyền nhiễm nhóm B là "các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong".

tiêm vắc xin phòng Covid-19
Tiêm vắc xin phòng COVID-19

Ngày 19/10, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cũng ký quyết định sửa đổi phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.

Cụ thể, bổ sung nhóm, thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh COVID-19.

Theo đó, bệnh COVID-19 thuộc nhóm B, thời gian ủ bệnh trung bình là 4 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 8 ngày.

Trước đó, theo quy định thời gian ủ bệnh trung bình của COVID-19 là 14 ngày và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc mới đối với bệnh COVID-19 là 28 ngày.

Covid-19 ngày 2/6/2023: Gần 750 trường hợp mắc mới và 32 F0 nặng, phải thở oxy Covid-19 ngày 2/6/2023: Gần 750 trường hợp mắc mới và 32 F0 nặng, phải thở oxy
Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B Đủ điều kiện chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B
Đề xuất công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A Đề xuất công bố hết dịch COVID-19 thuộc nhóm A
Minh Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Lý do nên uống nước dừa khi tập luyện

Lý do nên uống nước dừa khi tập luyện

Nước dừa không chỉ là một thức uống giải khát thơm ngon mà còn là một "người bạn đồng hành" tuyệt vời cho những buổi tập luyện của bạn.
Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Liệu có rét đậm, rét hại?

Thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Liệu có rét đậm, rét hại?

Chuyên gia cho biết, Tết Nguyên đán năm nay có thể sẽ không lạnh như dự báo trước đó. Giai đoạn trước Tết từ 20-28/1 có nắng ấm ở hầu khắp các vùng, trừ vùng núi phía Bắc vẫn duy trì rét đậm.
Những vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời rét

Những vấn đề sức khỏe thường gặp khi trời rét

Thời tiết lạnh giá có thể làm gia tăng nhiều vấn đề sức khỏe, từ các bệnh về đường hô hấp cho đến các vấn đề tim mạch. Hãy bảo vệ sức khỏe trong những ngày nhiệt độ thấp.
5 loại trái cây giàu canxi

5 loại trái cây giàu canxi

Bạn có biết rằng ngoài sữa, còn có nhiều loại trái cây khác cung cấp một lượng canxi đáng kể cho cơ thể? Hãy cùng khám phá 5 loại trái cây giàu canxi.
Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi

Những thực phẩm không nên sử dụng cùng với bưởi

Bưởi là một loại trái cây giàu vitamin và khoáng chất, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng "hợp" với bưởi.
Giấm táo - Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tự nhiên

Giấm táo - Làm đẹp và chăm sóc sức khỏe tự nhiên

Giấm táo được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, làm đẹp, thậm chí trong một số bài thuốc dân gian nhờ vào các lợi ích tiềm năng đối với sức khỏe.
Baking soda có công dụng gì?

Baking soda có công dụng gì?

Baking soda (muối nở), với công thức NaHCO₃, là một hợp chất hóa học đa năng, phổ biến trong làm bánh và nhiều ứng dụng khác trong đời sống hàng ngày.
Nhóm người nên bổ sung hành lá vào chế độ ăn hàng ngày

Nhóm người nên bổ sung hành lá vào chế độ ăn hàng ngày

Hành lá không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đặc biệt đối với nhóm người này.
Tại sao tình trạng hói đầu ngày càng trẻ hóa?

Tại sao tình trạng hói đầu ngày càng trẻ hóa?

Hói đầu ở giới trẻ ngày càng trở thành một vấn đề phổ biến. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.
Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất: Đâu là giải pháp bền vững?

Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất: Đâu là giải pháp bền vững?

Từ vụ giá đỗ ngâm hóa chất độc hại được phát hiện tại các cửa hàng Bách Hóa Xanh đang làm dấy lên hồi chuông cảnh báo về quy trình kiểm soát an toàn thực phẩm tại Việt Nam. Đâu là giải pháp bền vững cho một ngành đang tăng trưởng nóng?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động