Bị tiêu chảy thì ăn gì để nhanh khỏi và khỏe mạnh trở lại?
Sống khỏe: Những thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy Bài thuốc Bạch đầu ông thang trị tiêu chảy do lỵ trong mùa hè Những bệnh truyền nhiễm qua nguồn nước cần lưu ý |
Tiêu chảy là tình trạng đi ngoài phân lỏng bất thường, nhiều lần trong ngày kèm theo các triệu chứng đau bụng do rối loạn tiêu hóa gây ra. Hiện tượng tiêu chảy được chia thành nhiều loại gồm: tiêu chảy cấp tính, tiêu chảy mạn tính, tiêu chảy thẩm thấu và tiêu chảy xuất tiết .
Khi bị tiêu chảy mà ăn phải các thực phẩm khó tiêu, hệ tiêu hoá của người bệnh sẽ khó hấp thụ các chất dinh dưỡng và làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy của người bệnh. Vậy, tiêu chảy nên ăn gì?
Chuối
Chuối là một loại trái cây mềm, dễ tiêu hoá nên có thể làm dịu bao tử ngay lập tức. Ngoài ra, chuối cũng chứa nhiều kali, giúp cơ thể bổ sung các chất điện giải cần thiết. Bên cạnh đó, táo là loại trái cây chứa nhiều chất xơ hoà tan pectin và rất dễ tiêu hoá. Không chỉ vậy, táo còn giúp cơ thể bổ sung một lượng đường tự nhiên nhanh chóng. Tiêu thụ từ 2-3 quả táo mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng tiêu chảy.
Cơm trắng
Các món ăn dễ tiêu hóa luôn là ưu tiên hàng đầu trong thực đơn dành cho người đang bị tiêu chảy. Cơm trắng, cháo trắng không chỉ dễ tiêu hóa mà còn giúp cung cấp năng lượng và chống đói cho cơ thể.
Chúng có hàm lượng chất xơ thấp, vì thế hệ tiêu hoá không phải hoạt động quá nhiều.
Bánh mì
Bánh mì nướng cũng là một thực phẩm có tác dụng ngăn các triệu chứng tiêu chảy. Tinh bột trong bánh mì nướng giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể và đồng thời làm chậm quá trình tiêu hoá của dạ dày.
Cháo loãng, canh súp
Các món ăn chế biến dạng mềm, lỏng là ưu tiên hàng đầu trong thực đơn dành cho người bị tiêu chảy. Cháo loãng, canh súp không chỉ dễ tiêu hoá, cung cấp năng lượng mà còn có nhiều nước, giúp bù nước hiệu quả cho cơ thể. Khi nấu cháo loãng cho người bệnh có thể bổ sung thêm các loại củ như cà rốt, khoai tây và thịt nạc heo, gà để tăng dinh dưỡng. Các loại canh súp như súp cà rốt, súp bí đỏ, súp khoai tây nghiền,... giúp người bệnh dễ ăn, dễ tiêu hoá và đủ chất dinh dưỡng.
Các loại thịt giàu protein, ít béo
Trong khẩu phần ăn của người bị tiêu chảy luôn cần cân bằng các dưỡng chất để giúp cơ thể mau hồi phục và trong đó, không thể thiếu các loại protein từ thịt, trứng.
Thịt heo, thịt gà là 2 loại thịt lành tính, giàu protein dễ tiêu hóa, phù hợp với người bị tiêu chảy. Hạn chế sử dụng các loại thịt bò hoặc các loại thịt động vật khác sẽ gây khó tiêu khi hệ tiêu hóa đang yếu. Đối với thịt heo, thịt gà nên chọn phần thịt nạc, ít mỡ và khi chế biến nên thái nhỏ và nêm nếm gia vị vừa phải, không quá mặn để người bệnh không bị nhạt miệng và cơ thể dễ hấp thu hơn.
Sữa chua
Sữa chua cũng được biết đến là một thực phẩm chữa trị tiêu chảy hiệu quả. Sữa chua có chứa các lợi khuẩn (probiotic), giúp bao tử dễ chịu và góp phần tiêu diệt vi khuẩn xấu. Tuy nhiên, người bị tiêu chảy nặng cần lưu ý khi sử dụng sữa chua. Tốt nhất, hãy hỏi trước ý kiến bác sĩ trước khi tiêu thụ.
Táo
có chứa hàm lượng pectin cao, đây là chất xơ hoà tan khi phân huỷ có tác dụng bảo vệ dạ dày, giảm tình trạng kích thích tăng nhu động ruột. Đồng thời quá trình phân huỷ pectin cũng giúp tăng cường lợi khuẩn cho hệ đường ruột. Ngoài ra, khi ăn táo hoặc uống nước ép táo còn giúp cung cấp đường hiệu quả cho cơ thể tránh bị mất sức khi đi ngoài nhiều lần.
Bổ sung nước
Bên cạnh việc tìm hiểu bị tiêu chảy nên ăn gì, người bệnh cũng cần phải bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi người bệnh bị tiêu chảy, cơ thể sẽ rất dễ gặp tình trạng mất nước. Nếu mất nước kéo dài có thể khiến cơ thể mệt mỏi và suy kiệt.
Người bệnh cũng cần chú ý chất lượng của nguồn nước, tốt nhất là sử dụng nước lọc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp thêm nước chanh và nước trái cây pha loãng. Các loại nước này sẽ bổ sung natri, kali và các khoáng chất hay chất điện giải cho cơ thể.
Ổi xanh
Ổi xanh là loại trái cây giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và chứa hàm lượng tanin cao, có khả năng cải thiện tình trạng tiêu chảy cấp ở người lớn. Đối với người đang bị tiêu chảy, nên ăn hoặc uống nước ép ổi từ 1 - 2 trái mỗi ngày.
Trà hoa cúc, trà vỏ cam
Một vài loại trà cũng được bác sĩ khuyến nghị dùng cho bệnh nhân đang bị tiêu chảy. Có thể kể đến như trà vỏ cam và trà hoa cúc. Trong trà hoa cúc có chứa tanin, giúp giảm co thắt ruột và qua đó hỗ trợ điều trị tiêu chảy, viêm đường ruột. Trà vỏ cam cũng được cho là có tác dụng làm sạch vi khuẩn trong dạ dày, thích hợp cho người đang bị tiêu chảy. Đây cũng là một câu trả lời phù hợp cho vấn đề bị tiêu chảy nên ăn gì và uống gì.
Lưu ý
Bổ sung đủ nước để tránh cơ thể bị kiệt sức do mất nước khi bị tiêu chảy bằng các loại nước lọc, nước khoáng, nước bù khoáng,...
Ăn chín, uống sôi và không ăn thực phẩm kém vệ sinh.
Hạn chế làm việc quá sức và tăng cường nghỉ ngơi để cơ thể hồi phục
Đảm bảo ăn uống đủ bữa để giữ năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Ăn đúng giờ và chia nhỏ khẩu phần ăn thành 4 - 6 bữa trong ngày để tránh tình trạng nạp nhiều thức ăn cùng lúc gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa trong giai đoạn này.
Uống các loại trà ấm như trà hoa cúc, trà gừng,... để làm ấm dạ dày, ruột giúp tiết chế nhu động ruột và giảm cảm giác đau bụng.
Bổ sung lợi khuẩn bằng các loại men vi sinh từ thực phẩm sữa chua hoặc bột men vi sinh.
Giữ vệ sinh sạch sẽ khu vực toilet, nhà tắm để tránh lây nhiễm.
Vận động nhẹ nhàng để giảm uể oải, mệt mỏi.
Nên ăn từ thực phẩm dạng lỏng trong thời gian đầu và chuyển dần sang các món ăn đặc để cơ thể làm quen từ từ với thức ăn.
Không tự ý sử dụng các loại thuốc tiêu chảy khi chưa được thăm khám và tư vấn của bác sĩ.
Nên chủ động đến bệnh viện khi có các dấu hiệu đi ngoài nhiều lần và liên tục 3 - 4 lần trong 1 giờ và tăng cảm giác đau bụng kèm theo triệu chứng chóng mặt, nôn ói, lừ đừ, tay chân mất sức,...
Sống khỏe: Những thực phẩm nên tránh khi bị tiêu chảy |
Những thực phẩm "cấm kỵ" với người bệnh viêm ruột |
Những "thủ phạm" gây hôi miệng ẩn chứa trong chính bữa ăn của bạn |