Những thực phẩm người bị bướu cổ nên bổ sung
4 loại rau củ màu trắng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe Những trái cây cực tốt cho sức khỏe trong mùa đông 5 thứ kết hợp với mật ong giúp giải độc gan, giảm ho, tăng tuần hoàn máu |
Bình thường cơ thể con người thu nhận một số iốt vô cơ vào dinh dưỡng cho tuyến giáp trạng (là một tuyến nội tiết quan trọng điều hòa nhiều hoạt động sinh trưởng và phát triển của cơ thể). Vì một lý do nào đó tuyến giáp trạng không nhận được đầy đủ hàm lượng iốt nên dẫn đến hiện tượng sự bài tiết sẽ sụt giảm.
Do nguyên nhân này, tuyến giáp trạng phải tăng thêm kích thước để sản xuất hormon, biến thành sưng to, gọi là bướu ở cổ.
Một trong những điều quan trọng khi chữa bệnh bướu cổ mà bệnh nhân cần lưu ý là chế độ dinh dưỡng. Việc thiếu hụt các dưỡng chất như i-ốt, chất đạm và năng lượng đều có thể ảnh hưởng đến tình trạng bướu cổ. Chính vì vậy, người bị bướu cổ có thể dựa vào các yếu tố này để tuân thủ nguyên tắc ăn uống như sau:
Nên ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều iot
Hải sản, sò, ngao,... và quan trọng nhất là bổ sung cho cơ thể muối iốt thường xuyên.
Nhóm thực phẩm giàu đạm
Thực phẩm động vật, trứng, thịt, tôm, cá. Thực phẩm thực vật gồm đậu đỗ, vừng, lạc.
Sữa
Các sản phẩm từ sữa như sữa chua, kem và sữa có chứa i-ốt. Tuyến giáp cần i-ốt để ngăn các tuyến của nó bị phì đại – được gọi là bướu cổ. Các chế phẩm từ sữa cũng vô cùng phong phú như sữa chua, pho mát,…
Nhóm thực phẩm giàu chất béo như mỡ, bơ, dầu thực vật.
Cần chú ý tỷ lệ axít béo no (có nhiều trong mỡ, bơ) để tránh gây tăng mỡ máu, tăng cholesterol. Axít béo không no (có nhiều trong dầu ăn) giúp làm giảm lượng mỡ máu, điều hòa cholesterol, hạn chế tình trạng xơ vữa động mạch.
Trứng
Trong trứng có chứa một lượng lớn đạm và selen cũng như iot nên đây là thực phẩm được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng cho người bị bệnh bướu cổ lành tính.
Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng trọn vẹn nhất thì người bệnh nên ăn hết cả quả trứng chứ không nên ăn lòng đỏ hay lòng trắng không. Cách chế biến món ăn có trứng cũng rất đa dạng, thích hợp ăn nhiều bữa trong tuần mà không lo chán hay ngán ăn.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
Rau quả cung cấp nhiều vitamin như betacaroten-C, nhóm B và nhiều chất khoáng như selen - iốt góp phần làm tăng chất chống gốc tự do, tăng sức đề kháng cho con người. Ngoài ra, chất xơ trong rau còn phòng ngừa bệnh táo bón, tăng đào thải cholesterol ra ngoài.
Khoai tây
Khoai tây là một trong loại củ giàu hàm lượng i-ốt nhất mà có rất ít người biết đến. Theo đó, những người mắc bệnh bướu cổ nên ăn cả vỏ khoai tây để nhận được nhiều lượng i-ốt nhất, tuy nhiên, chỉ nên ăn tối đa khoảng 300gr khoai tây mỗi ngày. Với củ khoai tây, bạn có thể chế biến bằng cách chiên, xào hoặc chiên bằng nồi chiên không dầu vừa ngon vừa giàu i-ốt.
Bướu cổ lành tính là bệnh không mấy nguy hiểm nhưng có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Khi phát hiện khối u ở cổ, bạn cần đến bệnh viện để khám kỹ hơn cũng như xác định loại bướu cổ mà mình mắc phải, từ đó có chế độ ăn uống, phương án điều trị thích hợp nhất.
5 loại trà dưỡng nhan, vừa thải độc tố vừa giúp da dẻ trắng hồng |
Những thực phẩm nên và không nên ăn vào bữa tối để tốt cho gan |
6 loại thịt tốt cho người cao huyết áp |