Cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng

Sốc nhiệt hay say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt đột ngột, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, cách phòng ngừa và xử trí khi gặp người bị sốc nhiệt.
Nắng nóng gay gắt, xử trí say nắng, say nóng thế nào cho đúng Bộ Y tế khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài trời nắng nóng Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè
Cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng

Sốc nhiệt hay còn gọi là say nắng là tình trạng tăng thân nhiệt đột ngột và nguy hiểm. Các nguyên nhân dẫn tới nguy cơ này bao gồm:

Thứ nhất, hoạt động bộ hành dưới trời nắng nóng đòi hỏi con người tiêu tốn nhiều năng lượng. Khi đó, các mạch máu dưới da giãn ra, lượng máu tập trung về đây và giảm máu nuôi ở các vùng cơ quan khác như tim, não.

Thứ hai, cơ thể mất nước và muối do toát mồ hôi giải nhiệt gây rối loạn điện giải, thể tích máu giảm và cô đặc lại. Nồng độ chất điện giải thay đổi ảnh hưởng dẫn truyền thần kinh cơ, phản ứng chuyển hóa của cơ thể.

Thứ ba, trong cơ thể có một trung tâm điều nhiệt (nằm phía sau gáy), khi nhiệt độ cao, trung tâm này kích thích mồ hôi tiết ra. Nếu nhiệt độ cao quá, mất nước và muối, trung tâm này mất chức năng khiến nhiệt độ cơ thể thay đổi, tăng lên gây rối loạn chuyển hóa, rối loạn dẫn truyền thần kinh. Người bệnh có biểu hiện lơ mơ, mệt mỏi, thậm chí không tỉnh táo, ngất. Ngoài ra, nhiệt độ cơ thể tăng khiến các chất độc không chuyển hóa được gây suy gan, suy thận, trụy tuần hoàn rất nhanh.

Khi nhiệt độ cơ thể vượt quá 40 độ C, các cơ quan trong cơ thể sẽ bắt đầu rối loạn chức năng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Bị say nắng, sốc nhiệt không chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu… mà say nắng say nóng còn có khả năng dẫn đến đột quỵ. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng - Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng (Hà Nội), mỗi người có ngưỡng đi bộ hay làm việc dưới trời nắng khác nhau. Do đó, người mới rèn luyện, người già, trẻ em, người không che chắn vùng gáy có nguy cơ sốc nhiệt cao hơn. Ngoài ra, người đi bộ ngoài trời nắng nhưng không bổ sung nước, đồ ăn chứa năng lượng, mặc quần áo có xu hướng hấp thụ nhiệt cũng làm tăng nguy cơ bị sốc nhiệt.

Dấu hiệu nhận biết sốc nhiệt

Cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng

Sốc nhiệt thường biểu hiện ban đầu bằng các rối loạn nhẹ liên quan tới nhiệt như chuột rút, khát nước và chóng mặt. Nhưng sốc nhiệt cũng có thể xảy ra ngay cả khi không có dấu hiệu tổn thương do nhiệt báo trước. Khi bị nặng hơn, người bị sốc nhiệt thường lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật và nếu nặng có thể hôn mê, nếu cấp cứu không kịp thời có thể đột tử.

Một số triệu chứng kèm theo khi bị sốc nhiệt là đau nửa đầu, khó thở, buồn nôn hoặc nôn, nóng bừng mặt. Những triệu chứng sốc nhiệt nguy hiểm có thể xuất hiện như sốt cao, ngất xỉu (kiệt sức vì nóng), nặng sẽ dẫn đến các rối loạn hệ thần kinh như mê sảng, rối loạn hô hấp như thở nhanh, rối loạn tim mạch. Nhiệt độ cơ thể nạn nhân lớn hơn hoặc bằng 400C là dấu hiệu chính của sốc nhiệt.

Ngoài ra, sốc nhiệt có thể thấy da nóng và khô khi chạm vào (tuy nhiên nếu sốc nhiệt do gắng sức, da thường bị ẩm ướt). Da nạn nhân ửng đỏ (da có thể chuyển thành màu đỏ khi thân nhiệt của nạn nhân tăng). Nhịp thở nhanh và nông. Tăng nhịp tim và mạch có thể tăng đáng kể, bởi vì, tim hoạt động mạnh nhằm tăng tuần hoàn, giúp làm mát cơ thể. Biến chứng do sốc nhiệt.

Sốc nhiệt là hình thái nghiêm trọng nhất của tổn thương do nhiệt, là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây tổn hại cho não, tim, thận, tiêu cơ vân và các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể.

Cần làm gì khi gặp người bị sốc nhiệt?

Cảnh báo nguy cơ sốc nhiệt trong những ngày nắng nóng

Khi phát hiện người nghi bị sốc nhiệt cần nhanh chóng làm mát cơ thể nạn nhân bằng cách đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm, mát hoặc đưa vào trong nhà, ngay lập tức cởi bỏ bớt quần áo dư thừa của nạn nhân.

Song song phải làm mát người bằng bất cứ phương tiện nào có sẵn như: phun nước mát, ngâm nước mát, nhúng khăn vào nước mát lau cho nạn nhân, có thể đặt túi nước đá, khăn lạnh vào đầu, cổ, nách, háng người bệnh.

Đồng thời cho nạn nhân uống nước mát hoặc các loại đồ uống không có cồn khác nếu họ có thể uống được. Cần khẩn trương gọi xe cấp cứu nhằm đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị ngay tránh xảy ra biến chứng.

Một số cách chống say nắng

Uống nhiều nước, đặc biệt nếu khi tập thể dục

Mặc quần áo rộng,thoáng mát

Tránh ra ngoài trời vào thời điểm nóng nhất trong ngày (11 giờ sáng đến 3 giờ chiều)

Tắm mát

Tránh uống nhiều rượu

Tránh tập thể dục quá sức.

Nếu phải làm việc ngoài trời nắng, bạn nên lưu ý: Bố trí thời gian làm việc vào những lúc mát hơn như buổi sáng, chiều muộn. Hạn chế làm vệc trong môi trường nhiệt độ cao. Nên nghỉ ngơi sau 45-60 phút đi bộ, làm việc ngoài trời nắng.

Hạn chế diện tích tiếp xúc của ánh nắng lên cơ thể đặc biệt là vùng gáy. Cần sử dụng mũ nón, kính hoặc kem chống nắng. Đặc biệt, nên có sẵn các thức uống chứa khoáng chất, muối như Oresol. Nếu bạn toát nhiều mồ hôi khi gắng sức, nên uống nước này đúng hàm lượng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bài thuốc cần thiết cho mùa hè Bài thuốc cần thiết cho mùa hè
Phòng ngừa kiệt sức và sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng Phòng ngừa kiệt sức và sốc nhiệt do thời tiết nắng nóng
Siêu thực vật chứa lượng canxi khủng chống còi xương trẻ em, chống say nắng cực tốt trong mùa hè Siêu thực vật chứa lượng canxi khủng chống còi xương trẻ em, chống say nắng cực tốt trong mùa hè
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Người đàn ông nguy kịch khi uống thuốc chữa tiểu đường mua trên mạng

Nghe quảng cáo trên TikTok về thuốc Nam chữa tiểu đường, người đàn ông 67 tuổi mua về và tự ý sử dụng 3 tháng và phải nhập viện.
Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Cứu sống bệnh nhân nguy kịch vì “vi khuẩn ăn thịt người”

Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã cứu sống một bệnh nhân 36 tuổi mắc bệnh Whitmore, một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Cơ thể sẽ thay đổi ra sao khi ăn quá nhiều muối mỗi ngày?

Ăn quá nhiều muối mỗi ngày có thể gây ra nhiều thay đổi tiêu cực cho cơ thể, ảnh hưởng đến sức khỏe ngắn hạn và dài hạn.
Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Vắc xin phòng sởi tiêm mấy mũi là đủ?

Sởi là bệnh truyền nhiễm và có thể bùng phát thành dịch. Bệnh lây lan qua đường hô hấp do virus sởi gây ra và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.
Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Ngủ trưa bao nhiêu phút là đủ?

Theo các chuyên gia về giấc ngủ, thời gian ngủ trưa lý tưởng nên nằm trong khoảng 10-30 phút. Dưới đây là lý do và một số đối tượng nên ngủ trưa.
Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Dấu hiệu của bệnh sỏi thận

Bệnh sỏi thận là một bệnh lý phổ biến trong hệ tiết niệu. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Nằm ngoài vành đai lửa, Việt Nam có an toàn trước động đất?

Một bản đồ địa chấn mới công bố từ Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho thấy thực tế: Đông Nam Á là khu vực có hoạt động địa chấn dữ dội bậc nhất thế giới.
Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Ăn cá ngừ thế nào tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng?

Cá ngừ là một loại thực phẩm bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điều khi sử dụng để đảm bảo an toàn và tối đa hóa lợi ích dinh dưỡng.
Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Đừng để nỗi đau bệnh dại kéo dài

Bệnh nhân bị chó nhà cắn nhưng không tiêm ngừa, tự xử lý vết thương tại nhà. Sau 2 tháng, bệnh nhân tử vong. Đây là ca tử vong thứ hai nghi do bệnh dại xảy ra tại tỉnh Bình Thuận từ đầu năm đến nay.
37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

37 người nhập viện sau khi ăn bánh mì, Cục An toàn thực phẩm vào cuộc

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP.HCM tổ chức điều tra để xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm khiến 37 người phải nhập viện sau khi ăn bánh mì.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động