“Áp lực vô hình” trong học tập của Gen Z

“Trẻ con chỉ có ăn với học mà áp lực cái gì ư?” Thời gian vừa qua đã có rất nhiêu vụ tự tử xảy ra ở thế hệ các bạn trẻ “Gen Z” và nguyên nhân gây ra lại chính là do chịu áp lực quá lớn trong học tập. Trong đó, có nhiều câu chuyện đã gây ra sự xáo trộn lớn đối với dư luận trong nước và đặc biệt gióng lên hồi chuông cảnh báo về những áp lực vô hình mà các bạn trẻ đã và đang phải trải qua.
Bảo đảm việc học tập môn Lịch sử luôn được tăng cường và chú trọng Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030 Học tập và làm theo tư tưởng đổi mới sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời kỳ mới
“Áp lực vô hình” trong học tập của Gen Z

Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải học tập không ngừng, luôn chạy theo những điều mới để bắt kịp với xu thế. Còn cha mẹ thì luôn mong muốn mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con của mình, kỳ vọng con có thể thành công và phát triển toàn diện. Cha mẹ cứ vậy mà không ngừng thúc ép con phải học tập bằng cách đăng ký thật nhiều lớp học, đặt ra các luật lệ và luôn tỏ ra không hài lòng mỗi khi con đạt thành tích không tốt. Bởi lẽ đó, dường như áp lực học tập đã trở thành gánh nặng trên vai bất cứ học sinh, sinh viên nào.

Thực trạng áp lực học tập hiện nay

Có thể thấy rằng, không ít bậc phụ huynh đang cho con học thêm từ rất sớm. Ngay từ khi học mẫu giáo, các em đã bắt đầu phải luyện chữ, học tiếng anh và các môn năng khiếu khác...

Khi lên đến cấp Tiểu, Trung học thì luôn kín lịch kể cả những ngày cuối tuần, thậm chí không có thời gian để nghỉ ngơi. Càng lên cao áp lực học tập càng lớn, bởi còn chuẩn bị cho các kỳ thi chuyển cấp, thi đại học, thi tốt nghiệp...Từ đó những kỳ vọng mà phụ huynh đặt ra cho con mình cũng ngày càng cao hơn khiến rất nhiều em cảm thấy sợ hãi việc học tập, thi cử, trường lớp.

Theo thống kê, khoảng hơn 80% học sinh và sinh viên ở nước ta phải đối mặt với áp lực học tập. Tình trạng này gặp nhiều ở học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Còn các em ở độ tuổi tiểu học ít gặp phải tình trạng này hơn do tuổi còn nhỏ và chưa ý thức sâu sắc về vấn đề thành tích.

“Áp lực vô hình” trong học tập của Gen Z

Khi nghiên cứu cụ thể, các chuyên gia nhận thấy có đến hơn 75% học sinh cấp 3 và sinh viên chỉ ngủ dưới 8 tiếng một ngày. Rất nhiều em dù mới chỉ học lớp 6, lớp 7 đã phải thức đến 11 - 12h đêm để học bài, hôm sau lại dậy sớm từ 5 - 6h sáng để ôn tập. Tình trạng này xảy ra nhiều và thường xuyên hơn khi các kỳ thi diễn ra. Ngoài ra có đến hơn 44% học sinh cho biết các em nói rằng từ rất lâu mình đã không được ngủ trưa.

Nguyên nhân

Áp lực về deadline: Việc mất tập trung cộng với khối lượng công việc lớn mà GenZ ôm đồm thường khiến cho GenZ cảm thấy áp lực với những việc mình cần phải làm. Áp lực dễ khiến cho ta trì hoãn hơn nữa, vòng lặp luẩn quẩn, hệ quả là “nước đến chân mới nhảy” và chất lượng công việc không được tốt mặc dù đã hoàn thành.

“Vân Anh (Sinh viên năm 3 - Đại học Văn Hóa) chia sẻ: "Cuộc sống của mình xoay quanh là deadline, mình làm bất kể công việc gì đều cần có deadline. Bởi deadline khiến cho mình cảm thấy cần có trách nhiệm với công việc hơn. Thế nhưng đôi khi mình cảm thấy sợ vì "deadline dí" quá nhiều khiến bản thân bị stress”.

Áp lực từ chính mục tiêu của bản thân: Thực tế, nền giáo dục của nước ta quá chú trọng đến thành tích và điểm số. Đa phần việc đánh giá và xếp hạng của các bạn học sinh qua điểm số của các bài kiểm tra. Điều này đã khiến các bạn học sinh, sinh viên gặp áp lực nặng nề về tâm lí. Trước kì thi các bạn phải đối mặt với một đống bài tập để có thể làm bài kiểm tra với điểm số cao. Sau kì thi, các bạn phải lo lắng về điểm số của mình trước phụ huynh.

Phúc Hưng (trường THPT Chu Văn An, Sơn La): "Bản thân mình cũng muốn mình thật giỏi hơn nữa, vừa để bố mẹ tự hào, vừa để theo kịp bạn bè. Đơn giản là khi mình thấy bạn chơi cùng với mình điểm cao hơn, sự khó chịu trong mình lại thêm một tí, cảm giác đó thật sự rất khó chịu”.

“Áp lực vô hình” trong học tập của Gen Z

Áp lực từ nhà trường và gia đình: Với thế hệ Gen Z, khi được sinh ra trong điều kiện kinh tế tốt hơn, nhận được sự đầu tư và chăm sóc hết mực từ bố mẹ nên lại càng “không có lý do gì để thất bại”.

Áp lực đồng trang lứa: Chúng ta được nuôi dạy và lớn lên trong sự so sánh với các mối quan hệ xã hội. Một người mà các bạn trẻ ngày nay thường hay nhắc tới khi so sánh đó là “con nhà người ta”. Nghe thì vui đấy, nhưng hình tượng “con nhà người ta” đã đem lại bao nhiêu áp lực cho giới trẻ.

Gen Z là thế hệ dễ bị tổn thương

Gen Z được tiếp cận với công nghệ từ khi còn bé và có tư duy về tiền tệ, kinh tế có thể thay đổi cả thế giới trong tương lai, bởi sự đa dạng, thông thạo công nghệ và thái độ của họ đối với tiền bạc, chi tiêu.

Gen Z chính là “thuyền trưởng” trong công cuộc thay đổi và xây dựng thế giới phát triển trong tương lai, trong thời kỳ mới. Nhưng cùng với nó là những vấn đề thời đại mới. Cuộc sống ngày càng hiện đại đồng nghĩa với việc nảy sinh nhiều căng thẳng liên quan đến mạng xã hội và công nghệ.

Biểu đồ bên dưới cho thấy chỉ 45% Gen Z cho biết sức khỏe tâm thần của họ ổn hoặc rất tốt. Tất cả các nhóm thế hệ khác đều có kết quả tốt hơn về thống kê này, bao gồm Millennials (56%), Gen Xers (51%) và Boomers (70%).

“Áp lực vô hình” trong học tập của Gen Z

Gen Z là thế hệ trầm cảm nhất, các thành viên của nhóm này có nhiều khả năng tìm đến các liệu pháp hoặc tư vấn sức khỏe tâm thần hơn so với các thành viên của nhóm khác.

Khoảng 37% thành viên nhóm Gen Z - tỷ lệ cao hơn bất kỳ thế hệ nào trước đây cho biết đã làm việc với chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Hơn thế nữa, thế hệ Z là một thế hệ ít nhận được sự đồng cảm mỗi khi bày tỏ sự lo âu.

Ba năm gần đây, tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội kéo dài càng dấy lên nỗi căng thẳng và hoang mang tâm lý trong toàn cộng đồng nói chung và thế hệ trẻ nói riêng. Dịch bệnh bất định làm gián đoạn cuộc sống thường nhật, mất kết nối kéo dài, gây ra nỗi đau mất người thân, gánh nặng việc làm, sự bất an về tương lai và kết quả là, thế hệ Z ngày càng trở nên lạc lõng và kiệt quệ khi cứ quay cuồng trong vòng suy nghĩ luẩn quẩn ấy.

Chắc hẳn, tất cả chúng ta ai cũng đều đã từng nghe người lớn nói rằng: “Lớn bằng từng này rồi, sao còn không…?” hay “Thời bằng tuổi mày, bọn tao đã làm được bao nhiêu việc rồi đấy”. Vì được sinh ra trong thời kỳ ổn định và phát triển, thế hệ Z hẳn được cho là không nên cảm thấy “bất ổn” khi so sánh với những thế hệ khác phải sống trong chiến tranh hay đói nghèo.

Biện Pháp cải thiện

Kết quả học tập không thể phản ánh chính xác tất cả kiến thức dung nạp. Do đó, hãy học tập để nâng cao kiến thức của bản thân thay vì chú trọng quá nhiều điểm số và thành tích.

Không nên tự so sánh bản thân với bạn bè đồng trang lứa. Thực chất, năng lực và năng khiếu của mỗi người là hoàn toàn không giống nhau. Ở môi trường giáo dục phổ thông, học sinh phải học nhiều môn nên đôi khi kết quả không được như mong muốn. Do đó, không nên quá đặt nặng về thành tích hay cho rằng bản thân yếu kém hơn người khác.

Sắp xếp thời gian học tập hợp lý và khoa học để đạt kết quả cao trong học tập. Khi bản thân mệt mỏi, nên dành một khoảng thời gian nghỉ ngơi để nạp lại năng lượng và tìm thấy niềm vui khi học tập.

Chủ động tâm sự với bạn bè và người thân về áp lực học tập đang phải gánh chịu. Nếu cần thiết, nên trực tiếp với chuyện với bố mẹ để được gia đình thấu hiểu và chia sẻ áp lực trong quá trình học tập.

Cần chú ý ăn uống và tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe. Trường hợp bị suy nhược và giảm trí nhớ có thể bổ sung một số viên uống, cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Nếu cần thiết, nên trao đổi với gia đình về việc tham vấn tâm lý. Hiện nay, một số trường học cũng có phòng tiếp nhận tư vấn tâm lý để giải đáp thắc mắc và giúp học sinh biết cách kiểm soát khi gặp phải áp lực học tập. Trong trường hợp nhà trường không có dịch vụ tham vấn tâm lý học đường, gia đình có thể chủ động đưa con đến các cơ sở có hoạt động tham vấn tâm lý.

Diệu Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ cực kỳ bổ dưỡng nhưng một số người không nên ăn

Đu đủ là loại trái cây nhiệt đới có hương vị thanh mát, dịu ngọt cùng màu sắc hấp dẫn. Từ lâu, tác dụng của đu đủ đã được chứng minh thông qua hàng loạt các lợi ích sức khỏe nên loại trái cây này được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên loại quả được mệnh danh là “trái cây của các thiên thần” được cảnh báo không ăn toàn cho tất cả mọi người.
Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du - Dược liệu có nhiều công dụng

Địa du là một vị thuốc dùng được cho cả Đông y lần Tây Y. Địa du có vị đắng, tính hơi hàn, không độc, có khả năng làm mát huyết, cầm máu.
Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Không chỉ làm hoa trang trí, tầm xuân còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe

Tầm xuân là loại cây leo có hoa đẹp, được nhiều người lựa chọn trồng làm cảnh. Ngoài ra, loại cây này còn là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền với nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả.
Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Người tiểu đường có ăn được sầu riêng?

Sầu riêng là loại trái cây độc đáo với hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, nhưng lại khiến người bị bệnh tiểu đường băn khoăn liệu có thể ăn được hay không?
Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động