Đậu xanh - Vị thuốc quý trong Đông y
Bật mí về loại mật ong đắt đỏ bậc nhất thế giới, phải dùng trực thăng để lấy Cây sinh địa - Đặc điểm và công dụng Những bài thuốc từ quả bơ |
Đặc điểm của đậu xanh
Từ xưa đến nay, đậu xanh đã được sử dụng trong rất nhiều món ăn từ dân dã đến cao cấp bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà nó mang lại. Theo một số phân tích hàm lượng, trong khoảng 202gr đậu xanh luộc chứa các thành phần dinh dưỡng:
Cây đậu xanh là loại cây thân thảo, mọc đứng, chiều cao khoảng 50 cm. Lá có lông ở cả 2 mặt. Hoa nở ở nách lá và có màu vàng lục. Quả đậu xanh hình trụ, mảnh và có lông, bên trong chứa nhiều hạt có hình trụ ngắn, màu xanh, ruột vàng và có mầm ở giữa.
Lá mọc kép 3 chia, có lông hai mặt. Hoa màu vàng lục mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ thẳng, mảnh nhưng số lượng nhiều, có lông, trong chứa hạt hình tròn hơi thuôn, kích thước nhỏ, màu xanh, ruột màu vàng, có mầm ở giữa.
Quả ra hình trụ mảnh, bên ngoài có lông, bên trong chứa nhiều hạt với màu xanh lục.
Hạt đậu xanh là một loại đậu có kích thước hạt nhỏ, đường kính khoảng 2–2,5 mm
Quả đậu xanh được thu hoạch vào tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Những quả chín già có vỏ chuyển sang màu đen sẽ được thu hái trước, sau đó đem về phơi khô, tách rời hai mảnh vỏ lấy hạt.
Đậu xanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Á , phân bổ chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, là cây trồng khá quen thuộc ở Châu Á và rất phổ biến ở nước ta. Cây đậu xanh có khả năng thích ứng rộng, chịu hạn khá và có thể thích nghi với các vùng có điều kiện khắc nghiệt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hạt đậu xanh chứa nguồn dinh dưỡng vô cùng phong phú. Thực phẩm này cung cấp nhiều năng lượng và đầy đủ các nhóm chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm chất xơ, tinh bột, đường và protein
Thành phần hóa học
Theo một số phân tích hàm lượng, trong khoảng 202gr đậu xanh luộc chứa các thành phần dinh dưỡng Calo 212, chất béo 0,8g, protein 14,2g, carb 38,7g, chất xơ 15,4g, Folate (B9) 80% DV, mangan 30% DV, magie 24% DV,Vitamin B1 22% DV, photpho 20% DV, sắt 16% DV, đồng 16% DV, kali 15% DV, kẽm 11% DV.
Theo y học cổ truyền
Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, không độc, lợi về kinh tâm, vị. Công dụng thanh nhiệt giải độc, giảm nóng, lợi thuỷ, chữa các bệnh nắng nóng phiền khát, phòng ngừa cảm nắng, say nắng, phù thũng, tiêu tích nhiệt, giải nhiều loại chất độc dẫn đến phiền táo, rối loạn trong cơ thể, nôn mửa, khát nước...
Bài thuốc sử dụng đậu xanh
Chữa say nắng
Đậu xanh 60g, hoa mướp tươi 8 bông, nước lã 3 bát lớn. Đun đậu xanh cho chín, sau đó cho hoa mướp vào đến khi sôi lại, chắt lấy nước uống khi còn nóng.
Chữa họng khô, miệng khát, nóng sốt
Vỏ hạt đậu xanh 12g, lá sen tươi 30g, hoa đậu ván trắng 9 bông. Sắc nước, chia ra nhiều phần uống trong ngày.
Điều trị cao huyết áp
Đậu xanh 100g, gạo tẻ 100g nấu thành cháo, ăn hằng ngày. 5 ngày một liệu trình.
Chữa quai bị mới phát
Đậu xanh 60g, cho vào nồi nấu với nước đến khi đỗ chín, cho thêm 3 cái nõn rau cải trắng vào nấu tiếp khoảng 15 phút, chắt lấy nước, chia thành 2 phần uống trong ngày.
Chữa ngộ độc thức ăn thể nhẹ
Đậu xanh 100g, ngâm nước, nghiền mịn, gạn lấy nước uống từng bát lớn.
Chữa viêm loét miệng, nhiệt miệng, viêm vòm họng
Trứng gà tươi 1 quả, đậu xanh 20g. Đập trứng gà vào bát, trộn đều; đậu xanh nấu với nước đến khi gần chín, chắt lấy nước đổ vào bát trứng gà rồi uống, ngày 2 lần.
Đau nhức khớp thời kỳ đầu
Đậu xanh, đậu đỏ lượng bằng nhau; xay thành bột nhỏ, luyện với giấm thành hồ đắp vào chỗ đau.
Chữa khàn tiếng, mất tiếng
Giá đỗ xanh 500g, rửa sạch, ép lấy nước uống.
Chữa bệnh gout
Dùng 1/2 chén đậu xanh nguyên hạt nguyên vỏ. Chọn các hạt mẩy, không bị sâu mọt. Rửa sạch 1/2 chén đậu xanh nguyên hạt nguyên vỏ. Đem ninh nhừ dưới lửa nhỏ. Không cần nêm thêm gia vị. Sau khi ninh nhừ, lấy ra ăn mỗi sáng 1 bát và tối trước khi đi ngủ. Thực hiện cách này đều đặn 30 ngày sẽ giúp các triệu chứng bệnh cải thiện đáng kể. Các món ăn từ đậu xanh vừa thơm ngon lại bổ dưỡng, rất thích hợp với người bệnh gút.
Phòng ngừa cảm nắng
Đậu xanh 100g, vo sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước đun sôi, để nguội, chắt lấy nước, uống trong ngày. Không nấu kỹ quá nước đỗ sẽ không còn có màu trong xanh. Nước đục hiệu quả chữa bệnh giảm đi.
Phòng bệnh sởi
Đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh tươi 30g, sắc với nước, chia uống trong ngày, uống liên tục trong 3-5 ngày.
Viêm gan mạn tính
Đậu xanh 100g, táo tàu 10 quả; cho nước vừa đủ nấu thành cháo, mỗi ngày ăn 1 lần.
Chữa đái tháo đường
Đậu xanh 200g, lê 2 quả (rửa sạch cắt miếng), củ cải 250g (cắt miếng); nấu canh ăn hàng ngày.
Chữa cảm lạnh
Đậu xanh 30g, ma hoàng 9g, tất cả cho vào ấm đổ 700ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Hoặc đậu xanh 30g (giã nát), lá chè 9g (bỏ vào trong túi vải). Cho 550ml nước vào nấu. Khi còn 200ml nước, lấy túi chè ra, cho đường đỏ vào uống nóng. Dùng liền 3 ngày rất hiệu nghiệm.
Chữa tiểu rắt, tiểu không thông, tiểu khó
Đậu xanh 200g, vừng 100g, trần bì 10g (thái nhỏ), tất cả đem nấu chín nhừ, chia 3 lần ăn trong ngày.
Chữa cảm nóng, ra nhiều mồ hôi
10g vỏ hạt đậu xanh, 16g lá dâu non, 12g lá tía tô sắc uống. Nếu bị sốt cao, nóng nhiều, mê sảng, lấy 12g vỏ hạt đậu xanh, 12g kim ngân hoa, 12g lá tre, 8g bạc hà, 6g kinh giới, cũng sắc uống.
Chữa phụ nữ huyết trắng (khí hư, bạch đới
Đậu xanh 500g, mộc nhĩ đen 100g. Cả hai thứ sao tồn tính, nghiền thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g, chiêu thuốc bằng nước cơm.
Chữa đau bụng, nôn, buồn nôn
Đậu xanh 16g, đường phèn 16g, sắc nước uống.
Hoặc dùng bài: Đậu xanh 100g, hồ tiêu 10g. Tất cả đem nghiền bột mịn, hòa nước ấm để chiêu thuốc.
Lưu ý khi sử dụng đậu xanh
Đối với những người có thể chất hàn, ăn quá nhiều đậu xanh sẽ khiến cơ bắp và các khớp thường xuyên đau nhức, gây nên các căn bệnh như viêm dạ dày mãn tính, tỳ vị lạnh,...
Không nên ăn đậu xanh trong lúc đói vì đậu xanh có tính hàn, khi đói mà ăn sẽ không tốt cho dạ dày của bạn.
Người có thể chất suy nhược, có hệ tiêu hóa kém ăn quá nhiều đậu xanh sẽ dễ dẫn đến các hiện tượng như đau bụng, tiêu chảy,...
Người đang uống thuốc Đông y cũng không nên ăn đậu xanh. Bởi đậu xanh sẽ hóa giải toàn bộ dược tính có trong thuốc và khiến thuốc mất đi tác dụng.
Người già và trẻ em không nên ăn một lượng lớn đậu xanh, bởi đậu xanh sẽ khó tiêu hóa hết trong thời gian ngắn, gây đầy bụng, khó tiêu.
Khi đang sử dụng các thuốc điều trị gout, người bệnh nên cân nhắc dùng đậu xanh vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
Tham khảo ý kiến chuyên gia để cho tác dụng tốt nhất.
Cây gắm - Vị thuốc quý cho xương khớp và nhiều bệnh khác |
Cây hoa dẻ - Loài hoa dân dã và những công dụng tuyệt vời |
Hồng hoa - Vị thuốc quý trong y học cổ truyền |