Vượt qua vàng, giá quặng sắt tăng mạnh nhất nửa đầu năm nay

TH&SP Quặng sắt đã vượt qua vàng để xếp hạng là mặt hàng có hiệu suất tăng trưởng tốt nhất kể từ đầu năm đến nay. Nguyên nhân là do nhu cầu tiêu thụ quặng sắt của Trung Quốc tăng mạnh trở lại đã hút một lượng lớn nguyên liệu luyện thép quan trọng từ các mỏ ở Úc và Brazil.

Theo đó, giá quặng sắt tăng gần 21% kể từ đầu năm 2020 đến nay, cao hơn mức tăng 19% của vàng. Cụ thể, giá quặng sắt vượt 112 USD/tấn trong phiên 15/7, theo S&P Global Platts, ghi nhận mức tăng 9% trong một tháng qua.

Trong khi giá vàng được hỗ trợ bởi loạt chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn của các ngân hàng trung ương, thị trường quặng sắt đi lên chủ yếu nhờ nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tăng mạnh. Nhằm khôi phục kinh tế, Bắc Kinh gần đây công bố một số kế hoạch nhằm tăng chi tiêu vào hạ tầng.

Ngoài ra, đà tăng bất ngờ của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong tuần trước cũng hỗ trợ lớn cho giá quặng sắt, với việc giới đầu tư tranh thủ rót vốn vào các sản phẩm phái sinh của có liên quan tới vật liệu thô này.

Thị trường quặng sắt đi lên chủ yếu nhờ nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, tăng mạnh

Quặng sắt đã vượt vàng để trở thành kim loại có mức tăng trưởng lớn nhất trong năm nay


Số liệu được công bố trong tuần này cho thấy Trung Quốc đã nhập khẩu hơn 100 triệu tấn quặng sắt trong tháng 6, tăng từ mức 87 triệu của tháng 5. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 10/2017. Điều này cũng có nghĩa là sản lượng thép tháng 6 của nước này có thể vượt con số 92,3 triệu tấn của tháng 5. Xét cả năm nay, tổng sản lượng thép của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục trên 1 tỷ tấn, trong khi của phần còn lại của thế giới chỉ 750 triệu tấn.

Giới phân tích cho biết sự bền vững trong nhu cầu của Trung Quốc có thể là yếu tố chính quyết định xu hướng giá trong nửa sau của năm 2020. Tuy nhiên, giá có thể bị ảnh hưởng khi xảy ra tình trạng gián đoạn nguồn cung trên diện rộng chứ không chỉ ở Brazil như hiện tại do dịch Covid - 19 gây ra.

Cùng với sự suy yếu trong hoạt động xuất khẩu quặng sắt, việc sản lượng thép tại Trung Quốc liên tục tăng trong thời gian gần đây sẽ đẩy giá quặng lên cao hơn trong những tháng còn lại của năm 2020. Xuất khẩu từ Brazil tăng trở lại có thể khiến giá giảm đôi chút nhưng chúng tôi kỳ vọng giá sẽ loanh quanh ở 90 USD/tấn trong 2 quý tới”, ông Dominic O’Kane, chuyên gia phân tích tại JPMorgan, nói.

Tại Australia, các tập đoàn khai khoáng lớn đã chạy hết công suát từ tháng 6 và đang lên kế hoạch bảo dưỡng đường ray vận chuyển cũng như các cảng hàng. Công ty môi giới tàu thuyền Braemar ACM cho biết tháng 6 ghi nhận số chuyến tàu vận chuyển xuất phát từ cảng Hedland, cảng quặng sắt lướn nhất thế giới, lên cao kỷ lục. UBS ước tính Rio Tinto đã xuất khẩu 88,1 triệu tấn quặng sắt trong quý II, tăng hơn 20% so với quý trước đó.

Tuy nhiên, kể từ đầu tháng 7 đến nay, số lượng quặng sắt của Australia trung bình xuất đi chỉ đạt hơn 2,2 triệu tấn mỗi ngày, giảm khoảng 18% so với tháng trước.

Xuất khẩu quặng sắt của Brazil cũng giảm, với khối lượng xuất đi trong tuần kết thúc vào ngày 12/7 giảm 23% so với một tuần trước đó, theo UBS.

Mai Quỳnh

Mai Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày

Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết trong những ngày cuối tháng 4/2024, thời tiết nắng nóng gay gắt diễn ra ở cả 3 miền đã làm tiêu thụ điện toàn quốc tăng cao kỷ lục.
Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon

Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon

Mới đây, dừa đã được Bộ NN&PTNT công nhận là cây công nghiệp chủ lực. Riêng Bến Tre, hơn 70% dân số có sinh kế gắn với cây dừa, vì vậy khi có thêm nguồn lợi từ bán tín chỉ carbon, số người được thụ hưởng là rất lớn.
Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Vàng trong nước đắt hơn thế giới gần 14 triệu đồng/lượng, người mua “lướt sóng” lỗ nặng

Mặc dù quay đầu giảm trong phiên đầu tuần nhưng vàng miếng SJC trong nước vẫn đắt hơn 13,5 triệu đồng mỗi lượng so với vàng thế giới. Bên cạnh đó, chênh lệch mua vào - bán ra lớn khiến người mua vàng thua lỗ nặng nề nếu đầu tư “lướt sóng”.
Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi tăng cao: Tiểu thương than ế, doanh nghiệp chế biến lo lắng

Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 61.000-63.000 đồng/kg, tại chợ truyền thống nhiều tiểu thương bán giá bình ổn nhưng thịt heo vẫn ế. Trong khi đó doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng vì giá heo được dự báo sẽ tiếp tục tăng.
Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Chuyên gia: Khó ổn định thị trường vàng trong giai đoạn này

Sau khi hủy 2 phiên đấu thầu vàng do không đủ số lượng đơn vị tham gia, các chuyên gia cho rằng cần tăng cung vàng bằng cách cho các doanh nghiệp nhập khẩu vàng theo hạn ngạch. Tuy nhiên, khi tỷ giá đang cao thì chuyện cho nhập khẩu khó được chấp nhận.
Phát hiện 6 container kim loại xuất khẩu “đội lốt” gỗ ván ép

Phát hiện 6 container kim loại xuất khẩu “đội lốt” gỗ ván ép

Lực lượng chức năng Hải Phòng vừa phát hiện 6 container hàng xuất khẩu là kim loại nhưng doanh nghiệp khai báo là ván ép.
Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Việt Nam đối mặt áp lực cạnh tranh từ sầu riêng Thái Lan

Sầu riêng Thái Lan mới chớm vụ thu hoạch nhưng đã xuất hiện tràn ngập thị trường Việt Nam. Mặc dù mỗi năm chỉ có một vụ thu hoạch nhưng Thái Lan tham vọng thu 27 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng.
Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính

Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm sở hữu trí tuệ là “nỗi đau” của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Truy xuất nguồn gốc là giải pháp quan trọng để bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động