Viên sủi Balen có đang "thổi phồng" công dụng, lừa dối người tiêu dùng?

Mặc dù chỉ là thực phẩm bảo vệ sức khỏe nhưng Viên sủi Balen (viên sủi giảm cân Balen) lại được một số website và trang mạng xã hội quảng cáo rầm rộ với công dụng như thuốc chữa bệnh, có dấu hiệu quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.
Sản phẩm Zhealth lừa dối khách hàng khi “thổi phồng” công dụng điều trị Covid-19? Người tiêu dùng cẩn trọng với sản phẩm viên sủi Toha Fast và Toha Fast Người tiêu dùng cẩn trọng trước thông tin quảng cáo Viên sủi Kowachi

Xã hội ngày càng phát triển, việc quan tâm đến sức khỏe và sắc đẹp của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Nắm bắt được tâm lý về sức khỏe và sắc đẹp của người tiêu dùng, nhiều cơ sở kinh doanh đã đưa ra các sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) và thực phẩm bảo vệ sức khỏe (TPBVSK) giúp cho người tiêu dùng duy trì sức khỏe, giữ vững sắc đẹp.

Hiện nay, bên cạnh những đơn vị, doanh nghiệp làm ăn chuẩn chỉnh thì cũng có không ít những đơn vị, cơ sở kinh doanh "đánh" vào tâm lý của người tiêu dùng, bằng các lời quảng cáo "có cánh" đã "thổi phồng" công dụng của các sản phẩm TPCN/TPBVSK, khiến không ít người tiêu dùng lầm tưởng sản phẩm là thuốc và có công dụng trị bệnh.

Viên sủi Balen có đang
Viên sủi Balen quảng cáo có các công dụng như thuốc chữa bệnh?

Điển hình phải kể tới sản phẩm TPBVSK viên sủi giảm cân Balen do Công ty cổ phần dược phẩm Fresh Life sản xuất và Công ty TNHH Ukey Việt Nam làm nhà phân phối.

Theo đó, nhằm đánh vào tâm lý của nhiều người khi tự ti về vóc dáng đặc biệt là bụng bia,... trên nhiều trang web, kênh thương mại điện tử, mạng xã hội đang quảng cáo, bán sản phẩm viên sủi giảm cân Balen với những công dụng thần kì, không có thật để đánh vào tâm lý người tiêu dùng. Đặc biệt là những người đang quân tâm đến việc giảm cân, sẵn sàng chi tiền để mua sản phẩm.

Những cam kết được các trang web, kênh thương mại điện tử, mạng xã hội đưa ra "tình trạng béo bụng, bụng bia, bụng mỡ, béo do cơ địa, … sẽ được giải quyết sau 2 tuần sử dụng viên sủi Balen".

Viên sủi Balen có đang
Sản phẩm viên sủi Balen được bày bán nhiều trên MXH, website, trang thương mại điện tử, ...

Cụ thể, tại https://www.facebook.com/BaLen-Vi%C3%AAn-S%E1%BB%A7i-Gi%E1%BA%A3m-C%C3%A2n-An-To%C3%A0n-T%E1%BA%A1i-Nh%C3%A0-105575775354812

https://www.youtube.com/channel/UC8cO17BwNTRloXRzYITCtuA, …

liên tục đưa ra các video, quảng cáo như: Viên sủi Balenn sử dụng công nghệ Phytosome giúp tăng sinh khả dụng các hoạt chất, tăng cường thẩm thấu, tăng khả năng hấp thụ hoạt chất. Làm mềm các mô mỡ cứng, tích tụ lâu năm trong cơ thể. Sản phẩm phù hợp cả người cơ địa chai lỳ khó giảm cân. Đào thải mỡ qua tuyến mồ hôi và nước tiểu. Cơ thể nhẹ nhàng, thanh thoát, không còn khó chịu vì lớp mỡ dày. Siết chặt vòng eo và mô mỡ lại. Mỡ bụng, đùi, bắp chân, tay, mông, ....

Đặc biệt, những bài viết, video quảng cáo của các đơn vị kinh doanh còn sử dụng hình ảnh của người nổi tiếng để quảng cáo sản phẩm, nhằm tăng độ tin cậy cho sản phẩm, thuyết phục người tiêu dùng sử dụng sản phẩm.

Viên sủi Balen có đang
Cơ sở kinh doanh sử nhiều nhiều video, hình ảnh giới thiệu là khách hàng đã sử dụng viên sủi Balen chưa qua kiểm chứng.

Bên cạnh đó, một số trang web, kênh youtube còn đăng tải nhiều video, hình ảnh giới thiệu là khách hàng đã sử dụng viên sủi Balen và đạt được kết quả tốt trong quá trình giảm cân. Tuy nhiên, những hình ảnh này lại chưa được cơ quan nào kiểm chứng. Do đó, có thể thấy đây là một trong những chiêu trò quảng cáo đơn vị đưa ra để “bẫy” người dùng.

Được biết, Cục An toàn thực phẩm chỉ cấp Giấy xác nhận sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Balen với công dụng: Hỗ trợ tăng cường chuyển hóa chất béo, hỗ trợ giảm béo. Sản phẩm Balen không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáng nói, Cục An toàn thực phẩm và Bộ Y tế không cấp phép lưu hành cho sản phẩm nào mang tên Viên sủi giảm cân Balen. Điều này cho thấy, một số cơ sở kinh doanh, nhà thuốc, trang web đang sử dụng những chiêu trò, từ ngôn ngữ đến hình ảnh cố tình quảng cáo sản phẩm Balen có công dụng như thuốc chữa bệnh khiến cho người tiêu dùng dễ bị hiểu nhầm.

Viên sủi Balen có đang
Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏeb Balen

Theo lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm, việc cố tình thổi phồng công dụng của sản phẩm, quảng cáo TPCN/TPBVSK như thuốc chữa bệnh không chỉ vi phạm pháp luật, mà nó còn liên quan về mặt đạo đức, là tội ác với người bệnh.

Cục An toàn thực phẩm cũng lưu ý tới người tiêu dùng, TPCN/TPBVSK không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần tới cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

Trước khi mua sản phẩm, người tiêu dùng nên tra cứu thông tin liên quan đến công bố và quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe qua địa chỉ https://congkhaiyte.moh.gov.vn/ và https://nghidinh15.vfa.gov.vn/ trước khi quyết định chọn mua sản phẩm.

Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo người tiêu dùng cảnh giác với các hành vi sau: Quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe có sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế;

Gọi điện thoại tự xưng là bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế tư vấn, "bắt bệnh" và giới thiệu để bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

Gọi điện thoại tự xưng là bệnh nhân đã khỏi bệnh sau khi sử dụng sản phẩm để giới thiệu và bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Đức Hiếu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Giải nhiệt mùa hè với 15 loại nước uống mát lạnh

Mùa hè nóng bức khiến cơ thể mất nước và mệt mỏi. Uống nhiều nước là điều cần thiết để cơ thể hoạt động bình thường. Dưới đây là 15 loại nước uống giúp chống nóng, cân bằng thân nhiệt và giải khát hiệu quả.
Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức

Cây chanh hay còn gọi là chanh ta, là loại cây trồng phổ biến ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Ngoài công dụng là nước giải nhiệt mùa hè, thì các bộ phận của cây Chanh như quả, lá, thân, rễ được sử dụng nhiều trong các bài thuốc điều trị bệnh của y học.
Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Đắk Lắk: Hàng trăm trẻ em được khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh

Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh phối hợp cùng Bệnh viện Nhi đồng I TP.HCM và Trung tâm tim mạch – Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hoà khám sàng lọc miễn phí bệnh tim bẩm sinh cho hơn 250 trẻ em dưới 16 tuổi tại Đắk Lắk.
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5

Liên tiếp 3 bệnh nhi bị đuối nước nghiêm trọng vừa được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tai nạn đuối nước ở trẻ trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 và đặc biệt là khi kỳ nghỉ hè đã đến rất gần.
Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Phần quả chuối ai cũng vứt đi hóa ra lại chứa nhiều dưỡng chất

Chuối là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cũng như các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Có thông tin cho rằng, vỏ chuối còn tốt hơn cả phần thịt của quả chuối. Thế nhưng thực tế thì vỏ chuối có ăn được không?
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè

Say nắng, say nóng thường hay xảy ra vào mùa hè, đặc biệt trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới di chứng thần kinh không hồi phục hoặc tổn thương đa cơ quan và tử vong.
Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Đuối nước trẻ em: Nỗi ám ảnh vào mỗi mùa hè!

Tử vong do đuối nước luôn là mối đe dọa lớn nhất với trẻ em tại Việt Nam, đặc biệt là vào các dịp hè. Vì vậy phòng chống đuối nước ở trẻ em cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bệnh truyền nhiễm có xu hướng tăng, Bộ Y tế đề nghị chủ động phòng, chống dịp nghỉ lễ

Bộ Y tế cho biết, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm hiện cơ bản vẫn đang được kiểm soát, tuy nhiên trong bối cảnh chung của thế giới, Việt Nam đã ghi nhận rải rác các ca mắc bệnh, các ổ dịch sởi, ho gà, thủy đậu... và đã bắt đầu có xu hướng tăng.
Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo giúp làm đẹp da, tốt cho sức khoẻ

Dưa leo là một loại thực phẩm ưa chuộng trong các bữa ăn của người Việt. Ngoài công dụng là một loại thực phẩm, dưa leo còn có tác dụng làm đẹp và làm thuốc chữa bệnh khi được kết hợp với một số loại thuốc đông y.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động