Vì sao thủy điện phải xả lũ và lũ lụt có phải do thủy điện?

Khi mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về hạ du khiến các hồ thủy điện, thủy lợi phải điều tiết xả lũ một cách hợp lý, vừa bảo đảm an toàn công trình, vừa giảm thiệt hại cho hạ du.

Vì sao thủy điện phải xả lũ?

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Phú Yên, tính đến sáng 01/12/2021 toàn tỉnh có tới 28.639 nhà bị ngập nước, trong đó nhiều nhất là TP Tuy Hòa với 20.860 nhà; 1 ngôi nhà dân ở huyện Tuy An bị sập. Mưa, lũ cũng khiến 4 người tử vong và gần 550 ha hoa màu, lúa vụ mùa bị ngập nước; hơn 1.600 con gia súc, gia cầm của người dân bị cuốn trôi.

Vì sao thủy điện phải xả lũ và lũ lụt có phải do thủy điện?
Theo báo Phú Yên, Từ chiều đến tối ngày 30/11 vừa qua, tỉnh Phú Yên tiếp tục có mưa to đến rất to. Các hồ thủy điện và hồ thủy lợi tiếp tục xả lũ nên gây ngập lớn cho các địa phương ở vùng hạ du sông Ba gồm các huyện Sơn Hòa, Phú Hòa, TX Đông Hòa và TP Tuy Hòa.

Trước đó theo báo Phú Yên, vào 15h00 ngày 30/11, các hồ thủy điện xả qua tràn và chạy máy với lưu lượng: hồ thủy điện Sông Ba Hạ: 9.400m3/s, hồ thủy điện Sông Hinh: 2.000m3/s, hồ thủy điện Krông HNăng: 2.939m3/s, hồ thủy điện La Hiêng 2: 99,26m3/s. Từ chiều đến tối ngày 30/11, tỉnh Phú Yên tiếp tục có mưa to đến rất to. Các hồ thủy điện và hồ thủy lợi tiếp tục xả lũ nên gây ngập lớn cho các địa phương ở vùng hạ du sông Ba gồm các huyện Sơn Hòa, Phú Hòa, TX Đông Hòa và TP Tuy Hòa.

Một lần nữa, hình ngập lụt nghiêm trọng đã khiến vấn đề an toàn của các đập, hồ thủy điện một lần nữa được đặt ra. Có hai luồng ý kiến: Một ủng hộ chủ trương phát triển thuỷ điện, một cực đoan đổ lỗi cho thuỷ điện là nguyên nhân gây lũ lụt.

Tiến sĩ Nguyễn Đức Liễn (Đà Nẵng) - một chuyên gia về thủy điện, thủy lợi cho rằng, nếu tính toán được xả lũ sai gây thiệt hại, dựa vào quy trình đã được ban hành, người dân có thể kiện đích danh cá nhân - đó là chủ tịch tỉnh, thay vì kiện thủy điện như trước.

Chưa thấy dân kiện ai vì bị xả lũ điêu đứng bao giờ, và có lẽ cũng sẽ không có một vụ kiện nào như thế trong tương lai. Trích bài "Xả lũ đúng quy trình là quy trình gì?" - Báo Dân Việt

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai sáng 26/10/2021 triển khai công tác ứng phó áp thấp nhiệt đới, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, vấn đề xả lũ đã được nhắc đến nhiều trong mùa mưa lũ những năm 2019, 2020 và tiếp tục được đặt ra trong các đợt mưa lớn kéo dài ở nhiều tỉnh miền Trung trong những ngày vừa qua gây ngập lụt cục bộ ở nhiều khu vực.

Theo ông Hiệp, trong quy trình vận hành các hồ, xả lũ là khi lưu lượng nước lũ đổ về hồ nhỏ nhưng hồ vận hành điều tiết xả với dung lượng nước lớn hơn thì đó gọi là quy trình xả lũ. Nhưng khi lưu lượng nước về hồ lớn trong khi lưu lượng xả nhỏ hơn lượng nước về hồ thì không thể gọi là xả lũ, và đây là quy trình vận hành điều tiết, cắt lũ.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Thanh Quang - nguyên Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam từng cho rằng, các thủy điện cần linh động hơn trong vấn đề xả lũ mà không nên cứng nhắc theo quy trình. Ví dụ, đài báo sắp có mưa to, nếu anh linh động cho xả trước, dù sai quy trình nhưng hợp lòng dân.

Lũ lụt có phải do thủy điện?

Các nhà khoa học nhận định, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, các hình thái thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, cùng nhiều nhân tố khác như đô thị hoá nhanh, rừng tự nhiên tiếp tục bị khai thác trái phép, hành lang thoát lũ bị lấn chiếm... đã gây ra thiệt hại nặng nề cho người dân một số địa phương khi có mưa lớn, bão, lũ.

TĐHB còn phát huy vai trò là công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt. Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, TĐHB đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 (khi hồ chứa đã đầy) lưu lượng gần 16.000 m3/giây với những diễn biến rất phức tạp, khó lường. Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ.
Thủy điện Hòa Bình là một trong những công trình thủy điện chiến lược đa mục tiêu, tham gia điều tiết cắt lũ, giảm lũ hiệu quả cho hạ du. Việc vận hành, điều tiết hồ chứa với dung tích 9 tỷ m3 đã giúp vùng đồng bằng Bắc Bộ cơ bản không còn xảy ra tình trạng ngập lụt. Kể từ khi nhà máy đi vào vận hành đến nay, TĐHB đã chế ngự được hàng chục trận lũ lớn trên 10.000 m3/giây; điển hình là trận lũ lịch sử tháng 8/1996 có lưu lượng hơn 22.650 m3/giây; trận lũ muộn xuất hiện tháng 10/2017 (khi hồ chứa đã đầy) lưu lượng gần 16.000 m3/giây. Đồng thời, giữ vững an toàn công trình và vùng hạ du đồng bằng Bắc Bộ.

Theo báo Quân đội nhân dân thì: "Từ 2015 trở về trước, khi mùa mưa bão đến, nhiều chủ hồ thủy điện nhỏ, nhất là khu vực miền Trung – Tây Nguyên vì lợi ích cá nhân, chưa tuân thủ các quy định của nhà nước nên thường xả lũ không đúng quy trình đã gây thiệt hại cho vùng hạ du. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý vận hành điều tiết hồ chứa vẫn còn chưa phân định rạch ròi giữa chính quyền Trung ương và địa phương. Điều này đã hình thành suy nghĩ trong cộng đồng là thủy điện thường gây thiệt hại cho người dân khi có mưa lũ, bã".

PGS, TS Vũ Thanh Ca, giảng viên Trường Đại học Tài nguyên và môi trường Hà Nộ đã có dẫn chứng khá dễ hiểu, chứng minh “không có đập thủy điện, lũ vẫn thế, thậm chí cao hơn”.

“Ta cứ làm thí nghiệm, lấy một cái chậu đang có một ít nước, cho một vòi nước vào đó và cho nước chảy vào chậu. Ban đầu ít nước, nước giữ trong chậu. Sau đó, mực nước trong chậu tăng lên, tới lúc tràn. Đây là “xả lũ”. Lúc này, lượng nước từ vòi vào chậu sẽ bằng mực nước xả ra và mực nước trong chậu không đổi. Thủy điện chính là cái chậu đó. Cái chậu đó tích được thêm một ít nước, nhưng không sinh thêm ra nước để đổ ra ngoài. Nếu phía cuối sân có chỗ trũng thì rõ ràng là nước chảy qua chậu sẽ gây ngập...”, PGS, TS Vũ Thanh Ca phân tích và khẳng định, không có cơ sở khoa học nào để nói thủy điện làm tăng lũ; nếu không có đập thủy điện, lũ vẫn thế, thậm chí cao hơn. Đối với nhiều trường hợp, không có hồ thủy điện, lũ cao hơn rất nhiều!

Nhưng thực tế nhiều năm qua, tình trạng "xả lũ đúng quy trình" đã không ít lần khiến người dân điêu đứng. Ngày 31/10/2020, Báo Lao Động đã đăng tải thông tin thủy điện Đắk Mi 4 xả lũ khiến hàng trăm ngôi nhà ở huyện Nam Giang (Quảng Nam) ngập trong nước lũ, ngày 31/10, ông Trương Xuân Tý - Phó Giám đốc Sở NNPTNT - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Quảng Nam, đã thông tin liên quan đến quy trình vận hành xả lũ tại thủy điện này.

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam, là đơn vị giám sát, điều hành việc xả lũ của thủy điện Đắk Mi 4.

Theo lời ông Tý, muốn vận hành, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh sẽ ra một lệnh với các điều kiện để thủy điện xả lũ. Ở đây, thủy điện Đắk Mi 4 đang vận hành nhưng do lũ đột ngột lớn, vượt quá khả năng điều tiết nên buộc phải xả lũ. Việc xả lũ của thủy điện Đắk Mi như vậy là đúng quy trình.

Vì sao thủy điện phải xả lũ và lũ lụt có phải do thủy điện?
Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết là bên Thủy điện Đắk Mi4 có thông báo nhưng thông báo phát về lúc 15h30, sau đó đúng 30 phút thì thủy điện bất ngờ xả lũ.

Trả lời báo chí, ông A Viết Sơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang cho biết là bên Thủy điện Đắk Mi4 có thông báo. "Tuy nhiên thông báo phát về lúc 15h30, sau đó đúng 30 phút thì thủy điện bất ngờ xả lũ. Thời điểm đó người dân hai xã Cà Dy và Thạnh Mỹ đang đi tránh bão số 9 ở những nơi an toàn chưa về nhà nên gần như cả chính quyền và người dân không ai kịp trở tay, dẫn đến tài sản gần như mắt trắng do bị lũ cuốn trôi", ông Sơn nói.

Cụ thể, hàng trăm người dân thuộc xã Cà Dy và thị trấn Thạnh Mỹ, huyện Nam Giang, lâm vào cảnh màn trời chiếu đứng sau khi thủy điện Đắk Mi xả lũ. Đáng nói, việc xả lũ diễn ra trong lúc chính quyền Nam Giang và người dân đang căng mình chống bão số 9.

Chúng ta không nên tiếp tục phát triển các thủy điện nhỏ

Theo Tạp chí Mặt trận, những năm qua, nhiều dự án thủy điện có quy mô và công suất khác nhau đã được quy hoạch và xây dựng ồ ạt tại miền Trung, đặc biệt là từ Quảng Bình đến Phú Yên và các tỉnh ở Tây Nguyên. Nhìn chung, thủy điện hiện đang đóng góp khoảng 35% - 40% sản lượng năng lượng quốc gia. Nhưng sự phát triển ồ ạt các nhà máy thủy điện đã làm gia tăng các vấn đề môi trường - xã hội và chúng ta đang phải đối mặt với những hậu quả bất lợi, trong đó điển hình nhất là những hệ lụy thiên tai từ việc mất rừng.

Theo tính toán của một chuyên gia, để làm 160 dự án thủy điện, phải mất 20.000ha rừng, trung bình mỗi dự án thủy điện được hình thành, sẽ có 125ha rừng bị xóa sổ. Một thống kê khác cũng cho thấy, cứ 1 MW điện sẽ mất 10ha rừng. Từ thực tế xây dựng các nhà máy thủy điện: Sông Tranh 2, Krong Kma đã khiến cho diện tích rừng bị mất khá lớn, chưa kể nhiều hệ lụy khác như mất đất, tranh chấp nước giữa thủy lợi và thủy điện...

Ngày 24/10/2020, trao đổi bên hành lang quốc hội về câu chuyện mưa lũ ở miền Trung có phần tác động từ việc phát triển thuỷ điện thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà chia sẻ: "Quan điểm của Bộ Tài nguyên và Môi trường là đối với các nhà máy thủy điện phụ thuộc vào thiết kế mới đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu. Như các nhà máy thủy điện lớn hiện nay đã giải quyết rất tốt bài toán về cắt lũ, điều tiết để cung cấp nước cho mùa hạn. Còn những thủy điện nhỏ thì không đáp ứng được yêu cầu đó. Như vậy, phát triển thuỷ điện phải tuân thủ quy chế về điều tiết, đảm bảo an toàn.

Ở góc độ Bộ Tài nguyên và Môi trường, về thủy điện, bao giờ cũng có 2 mặt. Quan điểm chúng ta không khuyến khích phát triển bằng mọi giá thuỷ điện nhỏ.

Tại các phiên họp của Quốc hội khóa XIII, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành đã tham mưu cắt giảm hơn 400 hồ thủy điện nhỏ rồi. Trong thời gian sắp tới, chúng ta hết sức thận trọng khi xây các thủy điện nhỏ.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thấy rằng, chúng ta không nên tiếp tục phát triển các thủy điện nhỏ. Hay khi phát triển các loại thủy điện thì phải chú ý phương án công nghệ để nó hài hòa với môi trường. Tức là chúng ta không làm các đập dâng, mà sử dụng năng lượng thế năng tự nhiên của nước. Chi phí đầu tư thủy điện sẽ tăng nhưng sẽ bền vững. Chúng ta cũng nên có lựa chọn các công nghệ có liên quan để tính toán vấn đề môi trường, dòng chảy, dòng đi của cá, bùn, phù sa có thể duy trì thường xuyên khi có các đập thủy điện".

Phương Uyên

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bỏ túi cách đi chợ đảm bảm an toàn thực phẩm cho cả nhà dịp Tết Quý Mão

Bỏ túi cách đi chợ đảm bảm an toàn thực phẩm cho cả nhà dịp Tết Quý Mão

Tết đến là thời điểm cháu con, gia đình sum vầy, cùng nhau chuẩn bị và thưởng thức những món ăn ngon, những câu chuyện hay. Để luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong ngày Tết Quý Mão năm nay, việc đi chợ và chọn được list thực phẩm sạch, an toàn cũng là điều hết sức cần thiết mà các gia đình cần quan tâm.
3 công ty dược bị phạt 330 triệu đồng, buộc tiêu hủy lô thuốc trị loãng xương

3 công ty dược bị phạt 330 triệu đồng, buộc tiêu hủy lô thuốc trị loãng xương

3 tổ chức liên quan đến ngành dược bị xử phạt hành chính 330 triệu đồng, đồng thời bị buộc phải tiêu hủy lô thuốc chuyên điều trị loãng xương ở người lớn tuổi.
Bật mí tuyệt chiêu làm món giò xào dai giòn sần sật, cực ngon cho ngày Tết

Bật mí tuyệt chiêu làm món giò xào dai giòn sần sật, cực ngon cho ngày Tết

Tết đến xuân về, món giò xào luôn được các bà các mẹ quan tâm đặt mua hoặc tự tay vào bếp làm để cả nhà thưởng thức. Vậy làm thế nào để có món giò xào vừa dai giòn, vừa thơm ngon?
Những loại hoa không nên bày trên ban thờ ngày Tết nếu muốn tránh vận xui

Những loại hoa không nên bày trên ban thờ ngày Tết nếu muốn tránh vận xui

Cùng điểm qua 5 loại hoa không nên bày trên ban thờ vào dịp Tết theo quan niệm dân gian.
Những loại rau cải phổ biến không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe

Những loại rau cải phổ biến không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe

Ở nước ta hiện nay có rất nhiều loại rau cải khác nhau. Thực tế không ít người vẫn còn nhầm lẫn tên gọi giữa một số loại rau với nhau. Sau đây là các loại rau cải phổ biến nhất cùng với những tác dụng của chúng đối với sức khỏe con người.
Những gam màu áo khoác dự là sẽ “làm mưa làm gió” mùa đông năm nay

Những gam màu áo khoác dự là sẽ “làm mưa làm gió” mùa đông năm nay

Cùng “bắt trend” sớm với những gam màu áo khoác dự là sẽ "hot hit" trong mùa đông năm nay.
Công an Đắk Nông triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán nhớt giả nhãn hiệu “Castrol”

Công an Đắk Nông triệt phá nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán nhớt giả nhãn hiệu “Castrol”

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông vừa triệt phá 1 nhóm đối tượng sản xuất, buôn bán nhớt giả nhãn hiệu “Castrol”.
Lo thiếu thịt heo dịp Tết, Bộ Tài chính đưa ra kịch bản dự báo giá heo

Lo thiếu thịt heo dịp Tết, Bộ Tài chính đưa ra kịch bản dự báo giá heo

Người chăn nuôi heo đang ở giai đoạn khó khăn khi giá thịt heo vẫn đang duy trì ở mức thấp, dẫn tới thua lỗ. Thời điểm này việc quyết định tái đàn đón vụ heo Tết hay bỏ chuồng phụ thuộc vào những biến động trên thị trường thịt heo.
Lễ hội trái cây Hà Nội quảng bá sản phẩm đặc trưng của 6 vùng, miền

Lễ hội trái cây Hà Nội quảng bá sản phẩm đặc trưng của 6 vùng, miền

Với quy mô 6.000m2, Lễ hội trái cây thành phố Hà Nội năm 2022 được tổ chức nhằm hỗ trợ kết nối tiêu thụ sản phẩm trái cây, nông sản vùng miền đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước; đồng thời, góp phần bảo đảm cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, trái cây, nông sản.
Nước hoa giá rẻ dành cho học sinh

Nước hoa giá rẻ dành cho học sinh

Bạn đang là học sinh và muốn sử dụng một loại nước hoa dịu dàng, nhẹ nhàng mà chưa biết chọn loại nào cho phù hợp. Đừng lo, hãy cùng tham khảo một số loại nước hoa giá rẻ dưới đây để giúp bạn tự tin và thoải mái học tập.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động