Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Bộ Y tế cho biết, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, miễn dịch (do vaccine và mắc bệnh) cũng chưa ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó, dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.
Số ca mắc COVID-19 đang tăng trở lại, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine Tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 đạt 50,6% Thủ tướng: Chủ quan, lơ là trước dịch bệnh sẽ phải trả giá

70% dân số toàn cầu tiêm vaccine mới có thể kết thúc đại dịch COVID-19

Theo Bộ Y tế, tổ chức WHO đã đưa ra kế hoạch kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 với điều kiện cơ bản là tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 đạt trên 70% dân số trên phạm vi toàn cầu và kiểm soát được số mắc mới và tử vong do COVID-19.

Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành
Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Tổ chức này cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Trên thế giới, hiện chưa có quốc gia nào chính thức công bố COVID-19 là bệnh lưu hành. Một số nước đã đưa các tiêu chí để xem bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành như chỉ số về tỉ lệ tử vong thấp, tỉ lệ mắc bệnh nặng phải nhập viện giảm và độ bao phủ vaccine cao ở nhiều độ tuổi đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao.

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã từng bước nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch như đối với các bệnh thông thường khác trên cơ sở tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao (trên 80%) và số ca mắc mới, tử vong giảm trong thời gian gần đây.

Trong nước, mặc dù tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc tuy nhiên số ca mắc đã có xu hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và vẫn ghi nhận các ca tử vong, nhiều ca bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.

Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Theo Bộ Y tế, bệnh lưu hành là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc có tỉ lệ mắc bệnh (hiện mắc/mới mắc) tương đối cao trong một khu vực địa lý hoặc trong một quần thể nhất định.

Như vậy, một bệnh được coi là lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể như sau: (1) Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; (2) Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; (3) Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; (4) Tỉ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Đối với dịch COVID-19, hầu hết các nước trên thế giới có số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thay đổi khi có xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, đồng thời miễn dịch (do vaccine và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Cũng theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững, tuy nhiên vẫn cần luôn cảnh giác với các biến thể mới của virus, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Bộ Y tế cũng đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4, tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.

WHO khuyến cáo duy trì các biện pháp ứng phó COVID-19

Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Bộ Y tế cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2022, thế giới ghi nhận hơn 291 triệu ca mắc COVID-19 mới, đưa tổng số ca mắc vượt 582 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến chủng Omicron và các biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1. Số ca nhập viện và số ca tử vong đã gia tăng trở lại; trong tháng 7 đã ghi nhận hơn 30 triệu ca mắc mới (tăng gấp 1,7 lần so với cùng tháng trước đó).

WHO hiện vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu và khuyến cáo duy trì các biện pháp ứng phó, nhất là tiêm chủng vaccine.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 với 2 tình huống:

Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.

Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù như: Giám sát phát hiện; kiểm soát ra vào vùng có dịch; cách ly, theo dõi sức khỏe; khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Những ai không nên ăn trứng vịt lộn?

Trứng vịt lộn rất tốt, nếu ăn trứng lộn đúng cách sẽ bổ như nhân sâm, còn nhưng nếu dùng sai thì tác hại cũng không kém.
Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Uống nhiều rượu bia ngày Tết dễ bị tổn thương gan

Rượu bia là đồ uống không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến xuân về, như một hình thức để bày tỏ niềm vui năm mới, cầu chúc an khang thịnh vượng dành cho những người thân yêu. Đây là lý do tại sao Việt Nam trở thành nước đứng thứ 3 khu vực châu Á về tiêu thụ rượu bia, đặc biệt tăng lên đáng kể trong ngày Tết. Đi kèm với đó là sự gia tăng liên tục số người nhập viện do say xỉn và ngộ độc.
Những người nên hạn chế ăn mứt

Những người nên hạn chế ăn mứt

Mứt là một món không thể thiếu vào dịp Tết đến, xuân về, dù mứt cũng có một số tác dụng tốt nhưng những người dưới đây nên hạn chế ăn mứt.
Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán - Món ngon đầy hấp dẫn trong ngày Tết nhưng không nên ăn nhiều

Nem rán là món ăn truyền thống có vị ngon “khó cưỡng” vào ngày Tết nhưng cần hạn chế để cân bằng dinh dưỡng để tránh béo phì và tiểu đường.
Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội công bố 114 điểm trực bán lẻ thuốc dịp Tết Nguyên đán 2024

Sở Y tế Hà Nội vừa công bố danh sách 114 điểm bán lẻ thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 trên địa bàn thành phố.
Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò giả được làm thế nào, độc hại ra sao mà ai cũng sợ?

Thịt bò là loại thực phẩm được nhiều người ưa thích, hiện diện trong các bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ gặp phải tình trạng thịt bò mua ngoài chợ có mùi vị không ngon, thậm chí nghi ngờ mình mua phải thịt bò giả?
Ai không nên ăn rau cải cúc?

Ai không nên ăn rau cải cúc?

Sở hữu mùi hương hấp dẫn và mang vị giòn ngọt đặc trưng nên rau cải cúctrở thànmón ăn yêu thích của nhiều người. Thế nhưng loại thực phẩm tưởng như an toàn và thân thiện này lại có thể mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt là một số trường hợp được khuyến cáo không nên ăn.
Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Nguy hiểm từ đốt than, củi sưởi ấm

Người dân tuyệt đối không đốt củi, đốt than để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín, kể cả dùng khí gas bởi khi đốt, oxy sẽ tiêu hao dần, trong khi CO độc hại sẽ ngày càng tăng.
Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Napharco – khát khao tạo nên cộng đồng khỏe mạnh

Xây dựng dây chuyền sản xuất hiện đại, tiêu chuẩn sản xuất khắt khe, kết tinh đội ngũ nhân sự chất lượng cao, tập trung nghiên cứu phát triển những sản phẩm thật sự có giá trị với sức khỏe, đó chính là nỗ lực của Công ty TNHH Dược phẩm Napharco nhằm vươn tới mục tiêu tạo nên cộng đồng khỏe mạnh.
Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường

Những đồ uống "khắc tinh" của người bệnh tiểu đường

Bên cạnh những đồ ăn kiêng, người bệnh tiểu đường nên tránh những đồ uống có chứa nhiều đường, caffeine, cồn,...
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động