Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại thị xã Sa Pa

Du lịch hiện chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Sa Pa và đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của tỉnh Lào Cai. Ða dạng hóa sản phẩm, vừa chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đầu tư du lịch, du lịch Sa Pa đang từng bước phát triển tương xứng tiềm năng để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia trong không gian tiểu vùng du lịch miền núi phía Bắc của đất nước.
Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tại thị xã Sa Pa

Gần đây, tổ chức AC Nielsen (do Tổ chức phát triển Hà Lan ủy thác) cho thấy đã tiến hành khảo sát nhu cầu của du khách du lịch và đã cho kết quả: 65% số du khách muốn trải nghiệm văn hóa và di sản của địa phương; 54% số du khách muốn trải nghiệm thiên nhiên, nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe; 84% số du khách muốn tham quan danh lam thắng cảnh địa phương; 48% số du khách sẵn sàng chi trả nhiều hơn để trải nghiệm văn hóa và di sản địa phương... Kết quả nghiên cứu này đã phần nào nói lên vấn đề du lịch cộng đồng đang được ưa chuộng, là trào lưu trên thế giới và cũng là cơ hội cho các quốc gia có tiềm năng phát triển du lịch chuyển dịch cơ cấu trong cơ cấu phát triển ngành du lịch. Quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, mang lại nguồn lợi lớn cho nền kinh tế.

Để phát triển loại hình du lịch cộng đồng cần có nhiều yếu tố, không phải tỉnh nào, địa phương nào cũng có thể phát triển du lịch cộng đồng. Sự phát triển ấy phụ thuộc rất nhiều vào tiềm năng của từng vùng, từng địa phương, từng tỉnh và các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh.

Thị xã Sa Pa sở hữu cảnh quan thiên nhiên hùng vỹ, khí hậu đặc trưng và văn hóa dân tộc độc đáo là một trong những địa danh du lịch hấp dẫn của Việt Nam. Phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên và nhân văn riêng có, trong những năm gần đây du lịch Sa Pa đã và đang có những bước phát triển vượt bậc cả về chất và lượng với tốc độ tăng trưởng đạt 20%. Sự phát triển của du lịch cũng khiến Sa Pa trở thành nơi giao thoa giữa các nền văn hóa. Người dân Sa Pa có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới thông qua các hoạt động tương tác với khách du lịch; tạo cơ hội quảng bá rộng rãi cho văn hóa các dân tộc Sa Pa, trở thành nhân tố quan trọng thu hút khách du lịch. Du lịch hiện chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Sa Pa và đóng góp không nhỏ vào tổng thu nhập của tỉnh Lào Cai. Ða dạng hóa sản phẩm, vừa chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, thu hút đầu tư du lịch, du lịch Sa Pa đang từng bước phát triển tương xứng tiềm năng để trở thành khu du lịch trọng điểm quốc gia trong không gian tiểu vùng du lịch miền núi phía Bắc của đất nước.

Với những nỗ lực đó, trong những năm qua, Sa Pa đã được xếp hạng và bình chọn với nhiều danh hiệu ấn tượng như : xếp thứ 7 trong Top 28 Điểm đến hấp dẫn nhất thế giới do Tạp chí của Mỹ công bố ; Top 10 Điểm đến hấp dẫn nhất Đông Nam Á do tạp chí Anh bình chọn; Giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng các điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam; Top 50 thị trấn đẹp nhất thế giới do Tạp chí MSN bình chọn;Đỉnh Fansipan được Tạp chí National Geographic bình chọn là 1/28 Điểm đến hấp dẫn nhất thế giới và được bình chọn là điểm đến thú vị nhất khu vực Đông Nam Á; Ruộng bậc thang Sa Pa được Tạp chí Leisure – Mỹ xếp là 1/7 ruộng bậc thang đẹp nhất hành tinh.

Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Bắc
Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Bắc

Trong giai đoạn 2020-2025, thị xã Sa Pa xác định mục tiêu tổng quát về phát triển du lịch: Xây dựng khu du lịch nghỉ dưỡng núi và tầm văn hóa cỡ quốc tế với hạ tầng du lịch đồng bộ; dịch vụ du lịch hiện đại, chất lượng; sản phẩm du lịch đặc sắc, phong phú; nhân lực du lịch chuyên nghiệp, thân thiện; đáp ứng tiêu chuẩn đô thị du lịch sạch ASEAN; có khản năng cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới; tăng cường công nghệ 4.0 trong quản lý, điều hành và xúc tiến, quảng bá du lịch; xây dựng thương hiệu và hình ảnh Khu du lịch quốc gia Sa Pa theo tiêu chuẩn “Đô thị du lịch sạch ASEAN”

Được hình thành trên miền đất cổ, thị xã Sa Pa có 6 dân tộc chính, gồm: Mông (54,9 %), Dao (25,6 %), Kinh (13,6 %); Tày (3%), Dáy (1,6 %) và các dân tộc khác. Ở vùng cao, người Mông, Dao khai khẩn các sườn núi thành những thửa ruộng bậc thang nằm dọc theo những sườn núi cao tạo ra những cảnh quan đặc sắc thu hút khách du lịch. Đặc biệt là khu vực ruộng bậc thang ở thung lũng Mường Hoa đã được xếp hạng di sản cấp quốc gia. Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện rõ nét trong đời sống hàng ngày tại các bản, làng và đây chính là các điểm đến hấp dẫn với khách du lịch trong nước và ngoài nước như Tả Phìn, Tả Van, Bản Hồ, Ngũ Chỉ Sơn. Kiến trúc nhà ở của các dân tộc tại các bản, làng dân tộc cũng tạo ra nét hấp dẫn riêng với du khách. Nghề thủ công truyền thống: nghề thủ công truyền thống của các dân tộc trên địa bàn thị xã khá phong phú và đa dạng như: nghề thổ cẩm của người Dao, Tày, Mông,..., nghề rèn đúc của người Mông, nghề đan lát của người Phù Lá, nghề trạm khắc bạc và làm đồ trang sức của dân tộc Mông, Dao. - Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tri thức văn hóa dân gian; Lễ hội truyền thống: Nghệ thuật âm nhạc và ca múa dân gian các dân tộc trên địa bàn 17 rất đa dạng và phong phú với nhiều thể loại như: múa khèn của người Mông, múa dân vũ của người Tày,... cùng rất nhiều làn điệu dân ca và nghệ thuật biểu diễn: hát then, hát lượn, hát giao duyên,... Các dân tộc sinh sống trên địa bàn có hệ thống tri thức văn hóa dân gian rất đa dạng từ nghệ thuật ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng; dược học cổ truyền với bài thuốc lá tắm của dân tộc Dao, các bài thuốc dân gian của các dân tộc thiểu số,…; trang phục truyền thống của các dân tộc cũng tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt với du khách. Sa Pa có khoảng 10 lễ hội, trong đó có nhiều lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn khách du lịch như: Lễ hội “Roóng Poọc” của người Giáy, lễ hội “Pút Tồng” của người Dao đỏ, lễ hội “Nào Cống” của người Mông, người Dao, người Giáy, lễ hội “Tết Nhảy” của người Dao, lễ hội “Gầu Tào” của người Mông, lễ hội “Xuống đồng” của người Tày,… Các dân tộc Tày, Dao, Giáy có hàng nghìn bản sách cổ bằng chữ Nôm. Đặc biệt, trên địa bàn thị xã có khu chạm khắc đá cổ Sa Pa được chạm khắc hoa văn thể hiện các hình tượng, bản đồ, chữ ký, ký hiệu,... Các buổi chợ phiên vùng cao không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động giao thương, mà còn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của nhân dân các dân tộc vùng cao.

Du khách đi theo các tua du lịch tham quan các làng, bản lên tới hơn mười nghìn đoàn, với hơn 50 nghìn lượt khách. Ðây đã và đang là một nguồn tạo việc làm và thu nhập cho nông dân ở các xã phát triển du lịch làng, bản, du lịch cộng đồng. Ðể tiếp tục khai thác hiệu quả và phát triển du lịch tương xứng tiềm năng, chính quyền và ngành du lịch Lào Cai cũng như Sa Pa đang tiếp tục nỗ lực xây dựng, tạo điều kiện và môi trường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; không ngừng cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch; chú trọng phát triển du lịch làng, bản, du lịch cộng đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch trong nhân dân cũng như chính quyền, từng bước tăng cường quản lý, thúc đẩy tính chuyên nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ phục vụ du khách.

Chợ Tình của người H’Mong, Dao Đỏ lãng mạn
Chợ Tình của người H’Mong, Dao Đỏ lãng mạn

Thị xã Sa Pa có những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như: quần thể du lịch tâm linh Fansipan với 10 địa điểm tham quan, tâm linh Bảo An thiền tự (Chùa Trình), Thanh Vân Đắc Lộ, Bích Vân thiền tự, Đại tượng Phật, Thác nước 9 tầng, Bảo Tháp, Con đường La Hán, tượng Quan Thế Âm, Miếu Sơn Thần, Kim Sơn Bảo Thắng Tự; Đền Mẫu Thượng Sa Pa; Đền Hàng Phố Sa Pa; Đền Mẫu Sơn Sa Pa… Bên cạnh đó, có những liên kết trong du lịch tâm linh hifh thành các tuor du lịch tâm linh: Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà, đền Thượng, Đền Mẫu Lào Cai và các đền, chùa ở trên địa bàn thị xã Sa Pa. Đây cũng là những địa linh nổi tiếng, thu hút rất nhiều du khách khi đến Sa Pa. Cũng là một trong những tiềm năng để Sa Pa có thể phát triển du lịch tâm linh gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Giai đoạn 2015-2020 là quãng thời gian hoạt động du lịch cộng đồng phát triển sôi động và thu hút sự quan tâm ở rất nhiều địa phương. Các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch cộng đồng đã được Đảng, Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó ngành Du lịch cũng đã ban hành tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc quản lý và định hướng nâng cao chất lượng cho loại hình du lịch cộng đồng này như: Tiêu chuẩn quốc gia nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê TCVN 7800:2009 được ban hành năm 2009 và điều chỉnh, bổ sung năm 2017. Trong khu vực ASEAN có Tiêu chuẩn homestay ASEAN ban hành năm 2014, Tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN ban hành năm 2015.

Tỉnh Lào Cai và thị xã Sa Pa đã có cơ chế, chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng. Cơ chế chính sách cũng đóng góp một phần quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của mỗi một loại hình hay mỗi địa điểm du lịch. Để phát triển du lịch cộng đồng cần có các cơ chế chính sách:

- Khuyến khích du lịch. Khuyến khích các cơ sở, các tổ chức, cá nhân mà trong đó đặc biệt là người dân bản địa đầu tư vào phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Khuyến khích phát triển các sản phẩm du lịch mới, đặc thù có thể kết hợp với loại hình du lịch cộng đồng tại điểm du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm. Tỉnh Lào Cai đã có những chủ trương , chính sách cho phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương có tiềm năng như Bắc Hà, Bát Xát, Bảo Yên hay thị xã Sa Pa.

- Kiểm soát chất lượng du lịch. Phát triển du lịch nói chung, các loại hình du lịch trong đó có du lịch cộng đồng nối riêng cần quan tâm đến cơ chế kiểm soát chất lượng. Nếu không quan tâm đến hoặc thả nổi việc kiểm soát chất lượng dẫn đến hậu quả du lịch phát triển thiếu bền vững. Nâng cao nhận thức, kiến thức về quản lý chất lượng, áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, hệ thống chất lượng để có thể phát triển loại hình du lịch cộng đồng, và dần đi đến khẳng định thương hiệu của du lịch cộng đồng tại thị xã Sa Pa.

- Tăng cường hợp tác đối tác: Cơ chế liên kết giữa đại diện nhà nước với các khu vực tư nhân, tham gia tư vấn hoạch định chính sách, chia sẻ trách nhiệm trong việc thúc đẩy quảng bá, phát triển thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực. Huy động nguồn lực từ cộng đồng địa phương cho hoạt động chung của vùng, điểm du lịch, nhất là du lịch cộng đồng.

- Chính sách phát triển du lịch bền vững: Khuyến khích bằng công cụ tài chính và hỗ trợ đối với các mô hình nhà dân phục vụ lưu trú loại hình du lịch cộng đồng. Có chính sách ưu đãi với các dự án phát triển du lịch có sử dụng nhiều lao động địa phương, khuyến khích hỗ trợ thực hiện chương trình giám sát môi trường tại các khu, điểm, vùng du lịch và cơ sở dịch vụ du lịch. Cơ chế lập quỹ bảo tồn và phát huy các giá trị tự nhiên và nhân văn phục vụ du lịch. Khuyến khích du lịch cộng đồng quan tâm, có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

- Chính sách đầu tư tập trung: nhận biết rõ lợi thế của điểm du lịch đối với sự phát triển của loại hình du lịch cộng đồng, có các chính sách thu hút đầu tư trong và ngoài nước đối với loại hình du lịch này.

- Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng: Tăng cường nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược sản phẩm, khuyến khích sản phẩm mới có tính chiến lược, xây dựng nếp sống văn minh du lịch.

- Chính sách phát triển nguồn nhân lực du lịch: Khuyến khích đào tạo và chuyển giao kỹ năng tại chỗ, thu hút chuyên gia của các vùng trong cả nước phục vụ cho đào tạo du lịch, tăng cường chuẩn hóa kỹ năng, công nhận kỹ năng. Sử dụng phí dịch vụ vào việc đào tạo và phát triển nhân lực.

- Chính sách xúc tiến quảng bá tại các thị trường trọng điểm: Tăng cường nghiên cứu thị trường, phân đoạn thị trường mục tiêu, hỗ trợ tài chính đối với thị trường trọng điểm, liên kết, tập trung nguồn nhân lực để xúc tiến quảng bá thì trường trọng điểm, hình thành các kênh quảng bá toàn quốc trên các thị trường trọng điểm, chiến dịch quảng bá tại các thị trường trọng điểm.

- Chính sách phát triển du lịch cộng đồng thân thiện với thiên nhiên, gìn giữ bản sắc văn hóa của địa phương và của các dân tộc trên địa bàn thị xã Sa Pa: Khuyến khích hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tăng cường năng lực tham gia của cộng đồng địa phương tuyên truyền nâng cao nhận thức, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ trang thiết bị cơ bản cho cộng đồng, phát triển mô hình nghỉ tại nhà dân, tăng cường trách nhiệm kinh tế, chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng, xúc tiến quảng bá du lịch cộng đồng, hỗ trợ chuyển đổi nghề sang làm du lịch ở các vùng đônnfg bào dân tộc thiểu số.

Trong thời gian qua du lịch cộng đồng phát triển kéo theo hàng loạt các loại hình dịch vụ khác phục vụ nhu cầu du khách. Tại thị xã Sapa, mỗi dân tộc đều khai thác và phát huy bản sắc văn hóa riêng để phát triển du lịch. Dân tộc Dao Đỏ (xã Tả Phìn) đã biết khai thác vốn tri thức dân gian trong việc chữa bệnh và đã phát triển thành thương hiệu thuốc lá tắm của dân tộc Dao Đỏ - Tả Phìn. Dân tộc Mông, Dao… khai thác văn hóa truyền thống thêu trang trí trên trang phục của mình tạo thành sản phẩm thủ công thêu tay rất độc đáo…

Bên cạnh đó, việc phát triển và hình thành 12 tuyến, 17 điểm du lịch cộng đồng đưa vào khai thác phục vụ du khách cùng với tuyến đường đi bộ trải nghiệm tại thị xã SaPa hàng năm thu hút được hàng vạn lượt khách du lịch nước ngoài đến trải nghiệm. Thời gian qua, tại các điểm du lịch này cũng đã xây dựng và đưa vào khai thác các sản phẩm du lịch cộng đồng với tên gọi "Một ngày làm cô dâu người Mông", "Một ngày làm nông dân người Dao", thi nấu rượu, thi dệt thổ cẩm với du khách…

Theo kết quả điều tra, phỏng vấn trực tiếp từ khách du lịch cho thấy, hơn 70% số du khách quốc tế đến Lào Cai, đặc biệt là đến thị xã Sa Pa đều có nhu cầu đi du lịch xuống các bản, làng đồng bào dân tộc thiểu số. Hàng trăn ngàn lượt khách đi theo tuyến du lịch cộng đồng, trong đó tập trung chủ yếu các tour du lịch ở Sa Pa. Lào Cai, nhất là thị xã Sa Pa có những nguồn lực du lịch ấn tượng và xu hướng thị trường tốt, song vẫn chưa phát huy hết các giá trị văn hóa dân tộc để phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng. Ngoài một số ít những điểm du lịch hiện đã được xây dựng, tới nay sản phẩm du lịch đặc biệt là việc khai thác và phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng diễn ra rất chậm và chưa khai thác được hết tiềm năng, thế mạnh.

Bởi vậy, để tạo sức bật cho du lịch cộng đồng ở tỉnh Lào Cai nói chung và thị xã Sa Pa nói riêng rất cần sự tham gia tích cực của người dân bản địa; chú trọng phát huy mô hình du lịch cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ của “4 nhà”: Nhà nước định hướng và xây dựng chính sách quản lý phát triển du lịch cho toàn vùng, người dân tham gia làm du lịch có quyền lợi và nghĩa vụ bảo tồn di sản văn hóa dân tộc, các doanh nghiệp tăng cường công tác quảng bá đưa du khách đến tham quan và các nhà tư vấn có trách nhiệm tư vấn cho người dân các biện pháp phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Có làm được như vậy, bản sắc văn hóa dân tộc mới trở thành nguồn lực cho du lịch cộng đồng phát triển.

Ngược lại, du lịch càng phát triển thì càng khuyến khích người dân bảo tồn được di sản văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh đó, cần nghiên cứu, phát hiện để có thể mở thêm các tuyến du lịch hấp dẫn ở vùng sâu, vùng xa, kết hợp với việc phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo của bà con dân tộc thiểu số, qua đó tạo điều kiện để người dân chia sẻ lợi ích từ du lịch cộng đồng; đồng thời cần nghiên cứu đưa sắc thái văn hóa để phát triển thành sản phẩm du lịch như tổ chức thường niên các lễ hội truyền thống, duy trì các phiên chợ văn hóa vùng cao nhằm hướng tới việc khôi phục, bảo tồn nét văn hóa địa phương, đồng thời khai thác văn hóa vào phát triển du lịch. Hơn nữa, việc phát triển du lịch cộng đồng không thể nóng vội, chạy theo phong trào mà cần có chiến lược bài bản, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững.

Ðể tiếp tục khai thác hiệu quả và phát triển du lịch tương xứng tiềm năng, chính quyền và ngành du lịch Lào Cai cũng như Sa Pa đang tiếp tục nỗ lực xây dựng, tạo điều kiện và môi trường thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn; không ngừng cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng du lịch; chú trọng phát triển du lịch làng, bản, du lịch cộng đồng; tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch trong nhân dân cũng như chính quyền.

TS. Nguyễn Thị Vân Hằng

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong thời điểm Tết Trung thu đang đến gần, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo.
Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1873/QĐ-BCT ngày 20/7/2023 về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 – Vietnam Grand Sale 2023”. Theo đó, Chương trình sẽ được diễn ra từ ngày 4/12/2023 – 10/1/2024 trên phạm vi toàn quốc.
CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

Giá lương thực, thực phẩm và giá điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước.
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.
Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

185.700 liều vaccine DTP-VGB-Hib do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF hỗ trợ khẩn cấp cho Bộ Y tế vừa về tới Việt Nam, góp phần khắc phục tình trạng giảm tỉ lệ trẻ tiêm chủng và thiếu vaccine 5 trong 1 trong thời gian vừa qua.
Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030”.
Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
Phiên bản di động