Thủy sản Việt Nam nỗ lực vượt khó trước đại dịch Covid-19

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc xuất khẩu thủy sản gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Tuy nhiên, trong 7 tháng đầu năm 2021 xuất khẩu thủy sản Việt Nam vẫn duy trì ở mức tăng trường khá.
Kiên Giang: Phấn đấu đến năm 2030 có 14.000 lồng nuôi biển Vĩnh Phúc: Phấn đấu đến năm 2025, tổng sản lượng thủy sản đạt 28.000 đến 29.000 tấn Xuất khẩu cá ngừ Việt Nam gặp nhiều khó khăn

Theo Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu ngành thùy sản tăng 13,3%, đạt 4,98 tỉ USD. Riêng tháng 7 giá trị đạt 854 triệu USD, tăng 7,9 % so với cùng kỳ năm trước, tăng 0,6 so với tháng 06/2021.

Hiện nay, Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất ngành thủy sản Việt Nam với tổng kim ngạch trong 7 tháng đạt hơn 1,14 tỉ USD, chiếm 22,9% tổng kim ngạch cả nước. Mỹ cũng là thị trường tiềm năng, tăng trưởng nhiều nhất của ngành thủy sản Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021.

Đứng vị trí thứ 2 là Nhật Bản, thị trường có tổng kim ngạch nhập khẩu lớn thứ 2 chỉ đứng sau Mỹ. Ngoài ra, những thị trường nhập khẩu thủy sản chính của Việt Nam là EU và Trung Quốc cũng ghi nhận sự tăng trưởng.

Thủy sản Việt Nam nỗ lực vượt khó trước đại dịch Covid-19
Thủy sản Việt Nam vẫn giữ mức tăng trưởng khá

Bên cạnh việc phát triển ngành thủy sản tại một số quốc gia lớn, hiện Việt Nam đã trở thành nước cung cấp sản phẩm tôm lớn nhất cho Úc, chiếm tỷ trọng áp đảo đến 62% tổng giá trị nhập khẩu tôm của nước này. Trong khối thị trường các nước tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Úc được đánh giá là thị trường tiềm năng nhất. Nhờ những hiệu ứng tích cực từ hiệp định này, hoạt động xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Úc ghi nhận sự tăng trưởng rất tốt.

Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm 2021, ngạch xuất khẩu tôm sang Úc đạt 88,7 triệu USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, Úc cũng là thị trường tăng trường tăng trường nhiều nhất trong số các thị trường nhập khẩu tôm chính của Việt Nam.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), từ cuối năm 2020 đến nửa đầu năm 2021 các nhà cung cấp và phân phối bản lẻ của nước này đã dần thích nghi với tình hình dịch bệnh.

Được biết, sau khi các hoạt động mua bán được kết nối lại, phương thức thanh toán bán hàng cũng được thay đổi cho phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, các hình thức dịch vụ giao hàng tại nhà tăng lên, phương thức thanh toán bằng thẻ, chuỗi nhà hàng, nhà cung cấp thủy sản đa phương cũng chấp nhận đặt hàng trước đã thúc đẩy mức độ tiêu dùng của người dân nước này.

Chính điều đó đã khiến hoạt động nhập khẩu tôm của Úc tăng lên, và Việt Nam là một trong những nước hưởng lợi từ việc thị trường này bắt đầu phục hồi.

Hiện các thị trường chính của Việt Nam đã, đang có dấu hiệu của sự hồi phục, tại các thị trường lớn đều không còn chịu quá nhiều về sự tác động từ dịch bệnh Covid-19, điều này giúp cho việc xuất khẩu ngành thủy sản của Việt Nam thêm phần thuận lợi.

Thủy sản Việt Nam nỗ lực vượt khó trước đại dịch Covid-19
Xuất khẩu tôm tại Úc có mức tăng trưởng cao

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, thời gian vừa qua các doanh nghiệp ngành thủy sản Việt Nam đã gặp khó bởi tình hình dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, hầu hết các tỉnh thành đã yêu cầu các doanh nghiệp chỉ được duy trì hoạt động khi đảm bảo điều kiện “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường – 2 địa điểm” để phòng, chống dịch bệnh lây lan vào các nhà máy, các khu công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 30% các doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam đảm bảo được điều kiện “3 tại chỗ”. Với những nhà máy thực hiện được, thì số lượng công nhân có thể huy động cũng chỉ 30-50% số lượng lao động, số còn lại phải nghỉ việc hoặc nghỉ không lương. Do đó, công suất sản xuất trung bình đã giảm chỉ còn 40-50% so với trước đây.

Cùng với đó, nguyên liệu thủy sản huy động cho chế biến cũng chỉ đạt khoảng 40-50% do việc thực hiện giãn cách chung, dẫn đến sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Nhận định về tình hình xuất khẩu thủy sản những tháng còn lại của năm 2021, VASEP cho rằng, tất cả đều phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trong nước.

Nhằm tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, vừa qua Bộ Y tế đã có Văn bản số 6565/BYT-MT gửi UBND các tỉnh, thành phố về việc phòng, chống COVID-19 tại cơ sở lao động sản xuất kinh doanh.

Văn bản nêu rõ, để các địa phương, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, khu công nghiệp (đơn vị) chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch đảm bảo sản xuất kinh doanh, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố căn cứ các hướng dẫn của BCĐ quốc gia, Bộ Y tế và đặc biệt dựa trên đánh giá tình hình thực tế tại địa phương để hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch và phương án phòng chống dịch phù hợp, hiệu quả.

Chỉ đạo ban quản lý khu công nghiệp, UBND cấp huyện và/hoặc các cơ quan liên quan thống nhất kế hoạch, phương án phòng, chống dịch của các đơn vị đảm bảo vừa an toàn phòng, chống dịch vừa sản xuất kinh doanh và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị.

Tổ chức kiểm tra, giám sát việc xây dựng kế hoạch và triển khai phòng, chống dịch tại các đơn vị tránh chồng chéo (không để xảy ra tình trạng nhiều đơn vị chức năng kiểm tra một doanh nghiệp/cơ sở sản xuất kinh doanh) để có biện pháp xử lý kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ các đơn vị trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong vận chuyển hàng hóa theo hướng dẫn tại các Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021 và Công văn số 5886/BYT-MT ngày 22/7/2021 của Bộ Y tế, đảm bảo không gây ùn tắc và tạo điều kiện cho đơn vị vận chuyển hàng hóa...

Bên cạnh đó, VASEP kiến nghị Chính phủ nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin cho người lao động ngành thủy sản. Khi tạo được miễn dịch cộng đồng, dịch bệnh được khống chế, việc duy trì mức độ tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm 2021 là hoàn toàn có thể.

Quang Huy

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong thời điểm Tết Trung thu đang đến gần, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo.
Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1873/QĐ-BCT ngày 20/7/2023 về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 – Vietnam Grand Sale 2023”. Theo đó, Chương trình sẽ được diễn ra từ ngày 4/12/2023 – 10/1/2024 trên phạm vi toàn quốc.
CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

Giá lương thực, thực phẩm và giá điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước.
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.
Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

185.700 liều vaccine DTP-VGB-Hib do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF hỗ trợ khẩn cấp cho Bộ Y tế vừa về tới Việt Nam, góp phần khắc phục tình trạng giảm tỉ lệ trẻ tiêm chủng và thiếu vaccine 5 trong 1 trong thời gian vừa qua.
Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030”.
Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động