Thỏa thuận thương mại - hướng phát triển cho Đông Nam Á

Thay vì hình thành xu hướng bảo hộ bằng các rào cản, khu vực Đông Nam Á cần cởi mở hơn nữa, cụ thể là tham gia hoàn thiện những thỏa thuận thương mại đa phương.

ASEAN 2020: ASEAN – Hồng Công, Trung Quốc tận dụng thỏa thuận thương mại để phục hồi và phát triển kinh tế

Xúc tiến thương mại với thị trường Nam Mỹ Xúc tiến thương mại sang thị trường Trung Đông - Châu Phi

Theo dự báo mới nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ước tính rằng 5 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ giảm 2% vào năm 2020, tốt hơn mức trung bình toàn cầu - 5%, nhưng vẫn sẽ là một cú sốc nghiêm trọng đối với một khu vực đã trải qua tăng trưởng hàng năm kể từ những năm 1960.

Xây dựng lại động cơ tăng trưởng của Đông Nam Á sẽ là một thách thức. Ba lĩnh vực thương mại lớn của khu vực - hàng hóa, điện tử và dệt may - tất cả đều phải đối mặt với sự bất ổn kinh tế khi nhu cầu giảm. Và đầu tư, vốn đã từng là động lực tăng trưởng kinh tế quan trọng, sẽ giảm đáng kể trên khắp Đông Nam Á, làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng sản xuất của khu vực. Sự cám dỗ vào những thời điểm kinh tế toàn cầu không chắc chắn là cố gắng kích cầu và đóng cửa nền kinh tế.

Thỏa thuận thương mại - hướng phát triển cho Đông Nam Á
Thỏa thuận thương mại - hướng phát triển cho Đông Nam Á

Ngay cả trước Covid-19, có bằng chứng cho thấy Đông Nam Á đang trở nên thận trọng hơn khi nền kinh tế toàn cầu chao đảo. Vào tháng 4/2019, Hội đồng Kinh doanh ASEAN- EU ước tính rằng, 10 thành viên ASEAN đã áp đặt khoảng 6.000 hàng rào phi thuế quan riêng biệt đối với thương mại trong khu vực. Các rào cản được xây dựng nhằm cố gắng bảo hộ nền kinh tế khỏi sự không chắc chắn có xu hướng trở thành rào cản đối với tăng trưởng.

Có thể thấy đặc thù của khu vực Đông Nam Á vốn là phụ thuộc vào thương mại. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế việc hình thành xu hướng bảo hộ bằng cách dựng lên các rào cản thương mại rất không hợp lý.

Thời điểm này, các thành viên ASEAN cần cởi mở hơn nữa bằng cách tham gia hoàn thiện các thỏa thuận thương mại đa phương như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

Thỏa thuận thương mại - hướng phát triển cho Đông Nam Á
Các nước Đông Nam Á cần có hướng đi cởi mở hơn

RCEP chiếm 30% dân số thế giới và 29% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu. CPTPP là một hiệp định thương mại tự do khu vực toàn diện, tiêu chuẩn cao, quy tụ 11 nền kinh tế từ cả hai bên Thái Bình Dương, chiếm tỷ trọng dưới 14% nền kinh tế toàn cầu.

Trong thời điểm chủ nghĩa bảo hộ gia tăng và những sóng gió kinh tế, các hiệp định này hứa hẹn sẽ mở ra cánh cửa cho một kỷ nguyên mới về hội nhập thương mại và đầu tư và sự chắc chắn giữa các quốc gia, duy trì trật tự dựa trên luật lệ và tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nước lớn và nhỏ. RCEP - bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand - được cho là đã đi đến những chi tiết cuối cùng sau gần một thập kỷ đàm phán.

Khi hiệp định RCEP được hoàn thành sẽ là một động lực kinh tế được hoan nghênh và kịp thời cho các doanh nghiệp đang tìm cách bù đắp tác động của đợt bùng phát Covid-19. Các thành viên đang nỗ lực kết thúc các cuộc đàm phán này trước hội nghị thượng đỉnh RCEP vào cuối năm nay.

Thực tế Thái Lan, Indonesia và Philippines đang cân nhắc chi phí và lợi ích của việc gia nhập CPTPP khi mà Singapore, Malaysia, Việt Nam và Brunei đã là thành viên trong hiệp định này. Các FTA khu vực như RCEP và CPTPP cũng đang thúc đẩy các cải cách quy định quan trọng trong nước, bao gồm các lĩnh vực như luật lao động (gắn với năng suất lao động), tự do hóa đầu tư, an ninh mạng, quy tắc dữ liệu xuyên biên giới và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Những cải cách này tạo ra các khuyến khích thương mại vật chất cho thương mại và đầu tư từ các đối tác thành viên.

Linh Anh

Cùng chuyên mục

Tin khác

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Tạo căn cứ pháp lý triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Bộ Công Thương đang dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm tạo căn cứ pháp lý để triển khai các quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vào thực tiễn cuộc sống.
Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Tăng cường bảo đảm an toàn thực phẩm tết Trung thu năm 2023

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ quyền lợi và sức khỏe người tiêu dùng trong thời điểm Tết Trung thu đang đến gần, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản yêu cầu các đơn vị chức năng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm.
Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo

Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) sẽ tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh nhằm kiểm soát nguồn cung, giá bán, ngăn chặn các hành vi đầu cơ mặt hàng gạo.
Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới

Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vào Việt Nam.
Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 sẽ diễn ra từ 4/12/2023 – 10/1/2024

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1873/QĐ-BCT ngày 20/7/2023 về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2023 – Vietnam Grand Sale 2023”. Theo đó, Chương trình sẽ được diễn ra từ ngày 4/12/2023 – 10/1/2024 trên phạm vi toàn quốc.
CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước

Giá lương thực, thực phẩm và giá điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước.
Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh.
Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

Hơn 185.000 liều vaccine 5 trong 1 do UNICEF hỗ trợ đã về tới Việt Nam

185.700 liều vaccine DTP-VGB-Hib do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và UNICEF hỗ trợ khẩn cấp cho Bộ Y tế vừa về tới Việt Nam, góp phần khắc phục tình trạng giảm tỉ lệ trẻ tiêm chủng và thiếu vaccine 5 trong 1 trong thời gian vừa qua.
Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Tăng cường năng lực quản lý kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm động vật

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023 - 2030”.
Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ nâng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công

Chính phủ ban hành Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/7/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

partner-vingroup
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-sunshine-group
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-giovanni
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
bidv3
Phiên bản di động